Hiện nay, VIB đang thử nghiệm phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN. Tuy nhiên, việc phân loại nợ mà VIB đang áp dụng vẫn là phân loại nợ theo Điều 6, phân loại nợ theo điều này chỉ là theo phương
pháp định lượng (chỉ dựa vào thời gian quá hạn) chứ khơng xem xét đến bản chất của khoản vay. Việc phân loại theo cách này sẽ làm cho ngân hàng khơng nhận thức
được rủi ro thực tế của các khoản cho vay, dẫn đến việc ngân hàng khơng cĩ những biện pháp phản ứng đúng đắn và kịp thời. Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cĩ hai ngân hàng phân loại nợ theo Điều 7 là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng TMCP Quân Đội. Khi BIDV triển khai thực hiện chương trình này, nợ xấu của ngân hàng đã tăng hơn 31% tuy nhiên sau đĩ đã giảm dần, đến năm 2008 tỷ lệ này đã đạt dưới mức 3%. Điều này cho thấy, nếu NHTM phân loại các khoản cho vay theo phương pháp này thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng cao do rủi ro của các khoản nợđược phản ánh đúng thực chất. Việc này đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phịng nhiều hơn, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu cơng tác thẩm định của các ngân hàng được thực hiện tốt thì tỳ lệ nợ xấu sẽ giảm đáng kể. Do đĩ, VIB nên sớm triển khai thực hiện phân loại nợ theo Điều 7
để phản ánh đúng bản chất rủi ro của các khoản cho vay, từ đĩ đưa ra những phương án giảm thiểu rủi ro tín dụng phù hợp, đảm bảo an tồn cho sự hoạt động của ngân hàng.
Ví dụ ngân hàng cĩ một khoản vay, khách hàng trả nợ theo phân kỳ là tháng, cĩ nghĩa là mỗi tháng khách hàng thanh tốn gốc và lãi cho ngân hàng. Đột nhiên ngân hàng phát hiện khách hàng bỏ trốn khỏi địa phương, nếu phân loại nợ theo
điều 7 thì lập tức ngân hàng chuyển khoản vay của khách hàng sang nhĩm nợ xấu (nợ nhĩm 5) vì khách hàng bỏ trốn. Tuy nhiên nếu phân loại nợ theo điều 6 thì tại thời điểm khách hàng bỏ trốn nếu như khoản vay chưa quá hạn đến 10 ngày thì khoản vay của khách hàng vẫn là khoản vay tốt (nợ nhĩm 1).