Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 47)

Trong thời gian gần đây, đã cĩ một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số NHTM Việt Nam. Giờ đây, đến một số ngân hàng (Vietcombank, ACB,…), chúng ta khơng cịn thấy Phịng tín dụng, là bộ phận trước đây tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để

xem xét quyết định cho vay. Chúng ta sẽ được làm quen với một khái niệm mới là Quan hệ Khách hàng, là người đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để thẩm định và trình các cấp xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ bản trong mơ hình quản lý rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng này áp dụng là:

•Hồn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ

phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ

tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

•Chuyển đổi mơ hình quản lý theo hình chĩp sang mơ hình theo chiều dọc. Theo mơ hình này, hoạt động xét duyệt thẩm định tín dụng được quản lý tập trung cho khối, phịng chuyên mơn, các chi nhánh chủ yếu bán hàng, xét hồ sơ sơ bộ.

•Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên mơn khác nhau như

quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng

độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…). Các ngân hàng thương mại cổ phần như ACB, VPB, SCB… đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại bộ máy kinh doanh tín dụng theo hướng này để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng nhằm đảm bảo tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng.

•Các ngân hàng trước đây thường phân loại nợ theo Điều 6 của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, tuy nhiên hiện nay thì việc phân loại nợ

theo Điều 7 đang phổ biến hơn. Mặc dù việc phân loại này sẽ làm nợ xấu của ngân hàng tăng gấp 2-3 lần (theo đánh giá của cơng ty kiểm tốn Ernst&Young), nhưng nĩ sẽ giúp ngân hàng đánh giá một cách tồn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá theo thơng lệ quốc tế (Basel II) cịn việc phân loại nợ theo Điều 6 chỉ dựa trên việc đánh giá của từng khoản vay

riêng lẻ. Trong quá trình này, BIDV là ngân hàng đầu tiên trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 7 từ quý IV năm 2006. Năm 2005 khi bắt đầu thực hiện chương trình này, nợ xấu của BIDV tăng đến hơn 31% nhưng đến 2006 tỷ lệ này đã giảm xuống 9,6%, năm 2007 là 3,9% và đến tháng 5/2008 chỉ cịn 2,77%. Tính đến ngày 25/9/2008, MB là ngân hàng thứ 2 được NHNN chấp thuận để thực hiện chính sách trích lập dự

phịng rủi ro theo Điều 7, trước đĩ MB đã tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và tiến hành áp dụng từ tháng 3/2008. Hiện nay, VIB đã hồn thiện việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng của mình và đang áp dụng thử nghiệp trước khi

đưa vào chính thức, ACB cũng đã ký kết thỏa thuận tư vấn với Ernst&Young để

hồn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ của mình, Sacombank với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ IFC đã tiến hành chuẩn hĩa hệ thống xếp hạng nội bộ kể từ năm 2003. Một số ngân hàng TMCP khác như Việt Á, MHB, SCB cũng đang trong quá trình xây dựng hệ thống này.

Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở Mỹ vào cuối năm 2007, hệ

thống ngân hàng trên thế giới nĩi chung và các NHTM Việt Nam nĩi riêng ngày càng chú trọng hơn đến việc bảo đảm an tồn cho hoạt động của mình. Việc phân loại nợ theo Điều 7 và tiến hành hồn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ là một trong những bước tiến quan trọng mà các NHTM Việt Nam đang thực hiện để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (Trang 47)