II. Hệ thống câu hỏi và bài tập về phản ứng oxi hóa khử nhằm phát huy năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh.
2. HỆ THỐNG CÂU HỎI LÍ THUYẾT 1 Hình thành các khái niệm.
2.1.2. Khái niệm chất oxi hóa, chất khử.
Khái niệm chất oxi hóa, chất khử là hai khái niệm cơ bản trọng tâm trong quá trình hình thành, hoàn thiện kiến thức về pư oxh - k do đó trong hệ thống bài tập thì phần kiểm tra kiến thức cơ bản này chiếm một vị trí đáng kể.
Bài 9: [7 tr 59]: “Định nghĩa pư oxh - k ? Hãy phân biệt các khái niệm chất khử và sự khử, chất oxh và sù oxi húa”.
Bài 10: “Vỡ sao chất khử cũng là chất bị oxh và chất oxh cũng là chất bị khử”.
Dạng bài tập được đưa ra nhằm đa dạng hóa khái niệm để hs hiểu khái niệm một cách toàn diện hơn..
Có thể hướng dẫn các em nhận diện: những chất nào chỉ đóng vai trò chất khử, chất oxi hóa, vừa là chất khử vừa là chất oxh (chất có soh nh thế nào )
* Điểm đáng chú ý ở đây là tránh nhầm lẫn giữa “chất oxi húa” và “chất bị oxi húa” giữa “chất khử” và “chất bị khử”... soh lóc tăng lúc giảm (thực ra để thuộc khái niệm này khụng khú nhưng khi vận dụng các em hay nhầm lẫn. Để tránh nhầm lẫn ta có thể trang bị cho hs câu “thần chỳ-khẩu quyết”
“Khử ” cho “o” nhận. “Khử ” tiến “o” lùi
Hoặc: “Khử - cho, cho tăng”. “O – nhận, nhận giảm”… Xác định vai trò của các chất (trong pư ).
Bài 11: Viết phương trình pư xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a) Một đơn chất chỉ có tính oxh không có tính khử. b) Một hợp chất chỉ có tính oxh không có tính khử. c) Một đơn chất chỉ có tính khử không có tính oxi hóa. d) Một hợp chất chỉ có tính khử không có tính oxi hóa.
e) Một đơn chất vừa có tính khử vừa có tính oxi húa(trong một pư ). f) Một hợp chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa( trong mét pư ). g) Một đơn chất, một hợp chất, chủ yếu có tính khử, có tính oxi hóa.
Phân tích:
1-Từ những suy luận về pư oxh - k đối với các chất vô cơ hs sẽ chọn được nhiều chất phù hợp với yêu cầu của đề bài. Trong quá trình chọn chất hs sẽ củng cố được một số tính chất quan trọng liên quan đến oxh - k : chất khử, chất oxi hóa, nguyên tắc để có pư oxh - k.
Thông qua Bài trên hs có thể tự tổng kết cho mình về pư oxh –k xảy ra trong đơn chất, hợp chất vô cơ.
Bài 12: Mặc dù cùng là hợp chất của S, tại sao H2S chỉ có tính khử còn SO2 lại vừa có tính oxh vừa có tính khử, vì sao ion S2- chỉ có tính khử còn S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Hướng dẫn:
Điều này được giải thích khi viết sơ đồ phõn bố (e) vào các obitan trong nguyên tử S và ion S2
* Nguyên tử S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.
* ion S2- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 . (Trạng thái bền vững).
Trong nguyên tử S; ở phõn lớp 3p có 2 (e) độc thân nên có thể thu thêm 2 (e) nữa, làm giảm soh thể hiện tính oxi hóa. Ngoài ra S cũng có thể nhường (e) làm tăng soh thể hiện tính khử:
S0 + 2e → S2- hoặc: S0 → S+4 + 4e
Trong ion S2- (H2S, Na2S) các obitan đó cú đầy đủ (e) nên S2- không thu thêm được các (e) → S2- không có tính oxi hóa. (S2-) chỉ có thể nhường (e) làm tăng soh thể hiện tính khử:
S2- → S+4 + 6e.
Trên cơ sở đó có thể giúp hs “nhận diện” xác định vai trò của các chất trong pư oxh - k (có thể đơn chất, hợp chất hay ion có thể kim loại, phi kim, axit, bazơ, muối hay oxit…) thông qua soh của nó đang ở mức nào: thấp nhất, cao nhất hay trung gian. Hoặc khi khảo sát cấu tạo của ion hoặc thành phần cấu tạo nên chất đú cú cấu hình bền vững hay chưa, nên có khả năng nhường, nhận (e) hay cả hai khả năng đó!
Bài 13: [60 tr181] [45 tr 161][23 đề 23].