Văn hóa ẩm thực trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Từ ngữ ẩm thực trong tiếng việt và cách chuyển dịch sang tiếng anh (Trang 29)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Văn hóa ẩm thực trong tiếng Việt

Với những từ ngữ ẩm thực tiếng Việt phong phú, chúng ta có thể khám phá lớp văn hóa ẩn sâu trong đó.

Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm khí hậu, văn hóa, dân tộc đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Món ăn là loại thức ăn của con người,

29

được chế biến từ một hay nhiều loại nguyên liệu khác nhau theo những cách thức nhất định. Trong tập quán ăn uống, các loại thức ăn được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau. Món ăn sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống) phổ biến ở những người làm nghề trồng trọt; món ăn sử dụng nhiều đạm động vật như: gà, vịt, lợn, trâu bò phổ biến ở những người làm nghề chăn nuôi. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như chó, dê, rùa, thịt rắn, ba ba thường được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan nào đó với rượu uống kèm. Mỗi món ăn lại có yêu cầu riêng, cách thưởng thức riêng.

Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ những món ăn dân giã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội và cung đình - chủ yếu là Huế đều mang những đặc trưng riêng. Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa khác biệt, phản ảnh truyền thống và đặc trưng của mỗi cư dân sinh sống ở từng khu vực tạo nên bản sắc của từng tộc người. Vì vậy, tìm hiểu về ẩm thực của cộng đồng dân tộc Việt Nam không chỉ để biết về đặc điểm các món ăn mà thông qua đó để hiểu về tín ngưỡng, văn hóa và những nét đặc sắc tiêu biểu của mỗi lớp cư dân. Ví dụ không ai không biết đến cao lầu Hội An, bánh ít Bình Định, chả cá Lã vọng, bánh bèo xứ Huế, phở bò Nam Định, hủ tiếu Mỹ Tho, bánh tôm Hồ Tây, giò chả Ước Lễ, bánh cáy Thái Bình…

mang những nét rất đặc trưng của các vùng miền Việt Nam. Trong lớp từ ngữ ẩm thực cũng biểu hiện khá sinh động những nét đặc trưng ẩm thực vùng miền Việt Nam.

Ẩm thực trong tiếng Việt còn được biểu hiện sinh động ở tục ngữ, ca dao, nhất là đặc sản các vùng miền

- Ăn Bắc mặc Nam. (Bắc ở đây là miền Bắc, còn Nam là miền Nam Việt Nam).

- Ăn Bắc mặc Kinh. (Bắc ở đây là miền Bắc, còn Kinh là xứ Huế). - Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh.

- Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So - Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn - Giò Chèm, nem Vẽ, chuối Xù.

- Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần. Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét

- Ổi Định Công, hồng làng Quang, chè vối cầu Tiên, rượu hũ làng Ngâu, bánh đúc trâu làng Tó...

- Kẹo mạch nha An Phú, kẻ Lủ thì bán bỏng rang, khoai lang Triều Khúc,... - Cháo Dương, tương Sủi v.v.

- Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì

Tương Bần, húng Láng có gì ngon hơn? - Vải Quang, húng Láng ngổ Đầm - Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây - Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ nhạc có con sông Hồng

Nhìn chung nền ẩm thực Việt Nam tương đối phong phú, biểu hiện sinh động qua tên gọi các món ăn, cả về cách lựa chọn thực phẩm, gia vị và phương pháp nấu. Tìm hiểu lớp từ ngữ ẩm thực Việt Nam ta càng có cái nhìn sâu sắc hơn về ẩm thực Việt Nam trong văn hoá Việt Nam.

31

Tiểu kết

Trong chương 1 chúng tôi đã làm rõ một số khái niệm làm nên tảng cho những mô tả, phân tích ở chương 2 và chương 3.

Trước tiên là vấn đề định danh trong ngôn ngữ, có nhiều quan niệm về định danh nhưng chúng ta có thể hiểu định danh là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng gọi tên để chia tách các đoạn của hiện thực khách quan. Có nhiều yếu tố chi phối định danh trong đó đáng chú ý là đặc điểm loại hình ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa – dân tộc.

Về các phương thức định danh trong ngôn ngữ, các ngôn ngữ khác nhau thì sử dụng các phương thức định danh khác nhau. Trong đó, tư duy tộc người, văn hóa của tộc người có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn yếu tố, tính chất của sự vật để định danh. Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập nên từ ngữ được cấu tạo chủ yếu là ghép các thành tố với nhau không giống như ngôn ngữ biến hình tiếng Anh, từ được tạo bởi căn tố và phụ tố.

Trong chương này, chúng tôi cũng tìm hiểu văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Văn hóa và ngôn ngữ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Văn hóa là nội dung và ngôn ngữ là phương tiện truyền tải nội dung đó. Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng của văn hóa, ngôn ngữ không chỉ phản ánh tư tưởng, tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ mà còn là phương tiện lưu giữ văn hóa. Trong mối quan hệ khăng khít ấy, con người đóng vai trò trọng tâm. Có thể nói, văn hóa bao trùm ngôn ngữ và ngôn ngữ phản chiếu hình ảnh của văn hóa. Đối với tiếng Việt và văn hóa Việt, thông qua lớp từ ngữ ẩm thực chúng ta cũng phần nào hiểu thêm về nền văn hóa gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước qua cách lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn. Văn hóa Việt tiếp xúc lâu dài với văn hóa Trung Quốc và phương Tây, vì vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc xuất hiện một bộ phận từ ngữ ẩm thực có

nguồn gốc Hán và Ấn -Âu. Thông qua lớp từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt chúng ta hiểu về một nền văn hóa ẩm thực của cư dân Việt. Cũng qua đó, chúng ta còn hiểu đặc trưng ẩm thực của ba miền Bắc, Trung, Nam.

Nhìn chung, việc khảo sát, tìm hiểu lớp từ ngữ ẩm thực tiếng Việt góp phần vào việc tìm hiểu văn hóa, lối sống, văn hoá của cư dân Việt. Đặc biệt, thông qua nghiên cứu lớp từ ẩm thực tiếng Việt chúng ta sẽ có thể hiểu biết về nếp sinh hoạt mà biểu hiện cụ thể là các món ăn trong đời sống, hiểu về “văn hoá ứng xử với môi trường”, hiểu về nếp sinh hoạt của cư dân lúa nước, về các món ăn các vùng làm nên những nét đặc trưng văn hóa ở người Việt. Mỗi dân tộc có những lựa chọn khác nhau để định danh. Đó cũng là một trong những lý do có tác động không nhỏ trong quá trình chuyển dịch từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt sang tiếng Anh.

33

CHƯƠNG 2: TỪ NGỮ ẨM THỰC TRONG TIẾNG VIỆT

Từ ngữ ẩm thực là biểu hiện sinh động về sinh hoạt và văn hoá của người Việt, đây là một lớp từ góp phần làm phong phú vốn từ tiếng Việt. Để có cái nhìn tổng quát về từ ngữ ẩm thực trong tiếng Việt, chúng tôi đã mô tả từ ngữ ẩm thực tiếng Việt trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả phân tích về từ ngữ ẩm thực theo các đặc điểm về nguồn gốc, đặc điểm về cấu tạo từ loại, đặc trưng về ngữ nghĩa và đặc trưng văn hoá.

Một phần của tài liệu Từ ngữ ẩm thực trong tiếng việt và cách chuyển dịch sang tiếng anh (Trang 29)