5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Các quan niệm về tương đương dịch thuật
Khái niệm tương đương dịch thuật (TĐDT) (translation equivalance) là chỉ mối quan hệ tương đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích. Xung quanh khái niệm này cũng có nhiều tranh cãi với nhiều ý kiến khác nhau. Một số người phủ nhận khả năng chuyển dịch tương đương của văn bản ngôn ngữ này văn bản ngôn ngữ khác. Nhiều người nhận biết khả năng chuyển dịch tương đương, nhưng lại cực đoan cho rằng tuơng đương chỉ xuất hiện khi có sự tương ứng 1-1 giữa văn bản nguồn và văn bản đích. Trong bài viết “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật” của tác giả Nguyễn Hồng Cổn (2006) có đưa ra định nghĩa về tương đương dịch thuật “tương đương dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn (VBN) và văn bản đích (VBĐ) với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp”. Định nghĩa trên này bao hàm các ý, tương đương dịch thật là một thuộc tính khách quan, một mối quan hệ có thực tồn tại giữa VBN và VBĐ và các đơn vị của chúng; tương đương dịch thuật là một đại lượng động, biến thiên theo số lượng và tính chất của các bình diện tương đương được dịch; tương đương dịch thuật chịu nhiều ảnh hưởng và chi
83
phối của nhiều nhân tố trong việc ưu tiên lựa chọn một bình diện, một khía cạnh tương đương này hay khác.
Tương đương dịch thuật chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản nguồn và văn bản đích và mối quan hệ này chỉ được xác định trong một văn bản cụ thể. Khái niệm tương đương luôn luôn gây tranh cãi bởi không thể "dịch tương đương" được do nhiều yếu tố, trong đó có những dị biệt về ngôn ngữ và cả những nền văn hóa khác biệt. Nhiều nhà ngôn ngữ học còn phủ nhận khả năng tương đương trong dịch thuật. Khoa học dịch thuật cũng cố gắng tìm ra những tương đương về hình thức và nội dung trong khi chuyển dịch.
Tương đương dịch thuật chỉ thực sự trở thành một khái niệm khoa học khi các nhà nghiên cứu thay thế quan điểm ngữ văn học bằng quan điểm ngôn ngữ học. Nói đến bản chất TĐDT, các tác giả theo quan điểm ngôn ngữ học cấu trúc nhán mạnh trước hết đến sự thống nhất giữa tương đương về nghĩa và tương đương về hình thức, trong đó tương đương về nghĩa đóng vai trò quyết định.
Theo Newmark (1986), khái niệm tương đương không phải là để chỉ sự bằng nhau/ cân đối về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, ví dụ "tương đương văn hóa", "tương đương chức năng" và quy trình này được hiểu là những quy tắc chuyển dịch. Và theo ông TĐDT chỉ có ở những đối tượng tổng hợp ngoài ngôn ngữ, rất ít có cấp độ danh từ và động từ và không có ở cấp độ văn bản.
Các tương đương dịch thuật chỉ trở thành các yếu tố văn bản có thể trao đổi được trong ngôn ngữ nếu chúng ta hoạt động trong một tình huống tương tự. Đây không phải là sự giống về nội dung mà là tương đương tình huống với sự vận hành của các yếu tố.
Tương đương trong văn học chỉ ra một yêu cầu trừu tượng về tính tương đồng của một số phương diện nhất định trong văn bản gốc và văn bản dịch và mối tương quan giữa toàn bộ văn bản và các đơn vị chuyển dịch. Ngược lại, những yếu tố cú pháp để hiện thực hóa "tính đồng trị" được gọi là các tương đương. Nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề tương đương dịch thuật "tương đương chỉ là một ảo tưởng" hay "có thể tương đương được với văn bản gốc". Những quan niệm này đưa ra không có tính thuyết phục và khái niệm tương đương luôn được các nhà ngôn ngữ học, các dịch giả thay đổi theo mỗi thời điểm khác nhau.
Nhìn chung, tương đương dịch thuật chỉ ra mối quan hệ được xác định trong một văn bản cụ thể giữa văn bản nguồn và văn bản đích và mối quan hệ này chỉ có thể được xác định trong một văn bản cụ thể. Các yếu tố cụ thể ở các cấp độ khác nhau không thể đảm bảo mức độ tương đương như nhau được, bởi vì những dị biệt giữa các ngôn ngữ và các nền văn hóa rất lớn. Cũng vì như vậy, nên khái niệm tương đương dịch thuật là khái niệm gây nhiều tranh cãi, thậm chí một số nhà ngôn ngữ còn phủ nhật khả năng chuyển dịch tương đương. Dịch thuật học thì cố tìm ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá sự tương đương về hình thức và nội dung giữa các văn bản ở những ngôn ngữ khác nhau. Vì trên thực tế, toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ, dù các nhà ngôn ngữ có phủ nhận tính tương đương trong dịch thuật thì các tác phẩm nổi tiếng vẫn được dịch sang rất nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong các văn bản dịch, cùng một nguồn nhưng có nhiều hình thức dịch khác nhau dù vẫn đảm bảo nội dung. Vì thế ranh giới giữa hình thức và nội dung rất khó xác định, bởi vì trong dịch thuật luôn chịu tác động thông qua phân tích chủ quan của dịch giả.
85