Công nghệ xử lý nướcthải và tiêu chuẩn xả thải

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 81)

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.4 Công nghệ xử lý nướcthải và tiêu chuẩn xả thải

Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp

168. Để phát triển lĩnh vực VSMT ở Việt Nam, cần chú ý hơn nữa công tác lựa chọn công nghệ xử lý. Công nghệ xử lý cần phù hợp đặc điểm nước thải đầu vào trong toàn bộ thời gian hoạt động của công trình, đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải, yêu cầu của nguồn tiếp nhận nước và thích hợp với điều kiện địa điểm công trình.Nhà nước cần khuyến khích cán bộ lãnh đạo các cấp tham gia lựa chọn công nghệ và thiết kế dự án để đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế - tài chính, có thể trang trải được chi phí phát sinh trong toàn bộ vòng đời công trình và mức phí nước thải hợp lý.

70

169. Để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp nhất cần đánh giá kỹ thuật các tiêu chí chính sau đây: (a) diện tích đất hiện có; (b) chi phí trong toàn bộ vòng đời công trình, bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành – bảo dưỡng; và (c) khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn thải. Bằng cách sử dụng công nghệ xử lý phù hợp, chính quyền có thể tiết kiệm vốn đầu tư và thu hồi được chi phí vận hành – bảo dưỡng. Công nghệ phù hợp cũng giúp giảm nhu cầu nâng cao năng lực. Lập quy hoạch đô thị phù hợp, dành đất để phát triển triển nhà máy xử lý nước thải sẽ tạo cơ hội để chính quyền áp dụng công nghệ xử lý có chi phí thấp hơn vì công nghệ này cần diện tích đất lớn hơn.

Quy định linh hoạt chất lượng nước thải sau xử lý tùy theo nguồn tiếp nhận nước sẽ giúp chính quyền có thể nâng cấp từ từ công trình xử lý theo khả năng của mình.

170. Nhà nước cần nghiên cứu tác động của các tiêu chuẩn thải đối với chất lượng nước ngầm và nước mặt ở các lưu vực khác nhau ở Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng một tiêu chuẩn nước thải cho nhiều nguồn tiếp nhận nước khác nhau mà chưa phân biệt đặc điểm tự nhiên, vị trí và chất lượng của các nguồn tiếp nhận này (hồ, sông, ven biển). Thiết lập được cơ sở dữ liệu toàn diện về chất lượng nước sẽ giúp Việt Nam xây dựng được Tiêu chuẩn nước thải xả vào một số sông và/hoặc lưu vực sông dựa trên khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng các nguồn nước trong kế hoạch quản lý tài nguyên nước.

Hình 3.3 Xả tràn từ giếng tách nước mưa ra bờ biền Đà nẵng

(Ảnh: Corning J, 2012)

171. Cần phân kỳ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. Với nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải thấp như hiện nay, Nhà nước nên phân kỳ xây dựng các công trình thu gom và xử lý nước thải. Ví dụ, tiêu chuẩn thải tăng dần sẽ giúp các thành phố chỉ đầu tư xây dựng công trình xử lý lý/hóa trong thời gian đầu, dành nhiều vốn hơn để phát triển mạng lưới thu gom và đấu nối hộ gia đình rồi bổ sung quá trình xử lý sinh học trong giai đoạn sau. Thực hiện nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý theo lưu vực sông trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn xả thải sẽ giúp chính quyền giảm đáng kể chi phí xử lý nước thải và áp dụng các giải pháp như:

 Xử lý nước thải bằng hóa chất tăng cường (CETP);

 Xả nước thải đã xử lý bằng hóa chất tăng cường ra biển ở các khu vực ven biển và ở các đảo;

71  Tái sử dụng nước thải để tưới tiêu

 Sử dụng bùn lắng đã ổn định để làm phân bón.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)