Hệ thống xử lý tập trung và hệ thống xử lý phân tán

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 74)

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.2.7 Hệ thống xử lý tập trung và hệ thống xử lý phân tán

Đánh giá

137. Hệ thống quản lý nước thải phân tán phù hợp với khu vực ven đô và các khu vực có mật độ dân cư thưa hơn đang ngày càng được bên tham gia lập kế hoạch VSMT áp dụng. Trong khi phương pháp thu gom và xử lý nước thải tập trung hay được áp dụng ở khu vực nội thành đông dân, hệ thống quản lý nước thải phân tán tỏ ra phù hợp đối với các khu vực chưa xây dựng hệ thống tập trung. Trong dự án xây dựng “Chiến lược thống nhất về VSMT và Kế hoạch hành động – U3SAP”, Bộ Xây dựng đã đề xuất thực hiện các giải pháp vệ sinh phân tán, chi phí thấp ở Việt Nam, coi đây là giải pháp tiềm năng xử lý nước thải cho các cộng đồng thưa dân cư ở khu vực đô thị và nông thôn.

138. Ước tính hàng nghìn hệ thống xử lý nước thải phân tán đã được xây dựng

trong các tòa văn phòng, khách sạn, nhà máy, bệnh viện, cộng đồng dân cư mới và làng nghề ở Việt Nam. Một số văn bản hướng dẫn kỹ thuật về công trình vệ sinh phân tán được được Bộ Xây dựng và Bộ Y tế soạn thảo. Công trình vệ sinh phân tán, chi phí thấp được sử dụng ở thị trấn Chợ Rã, Chợ Mới (Bắc Kạn), Nước Hai (Cao Bằng), Minh Đức (Hải Phòng), An Bài (Thái Bình) trong khuôn khổ Chương trình nước và vệ sinh cho các thị trấn nhỏ của Chính phủ Phần Lan. Một số dự án trình diễn đã được các cộng đồng địa phương thực hiện với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ, như hệ thống quản lý nước thải phân tán ở làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội (YWAM NGO và Bộ TN&MT, 2007), hệ thống xử lý nước thải phân tán cho nhóm hộ gia đình ở thôn Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội (EAST Việt Nam – ADB, 2012), làng Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh, trường học ở thành phố Vinh và chợ ở thành phố Cần Thơ (chương trình quản lý nước thải và rác thải, GIZ, 2010 - 2013), v.v.

Phân tích và Thảo luận

139. Hệ thống vệ sinh phân tán tỏ ra phù hợp hơn với khu vực ven đô nơi các cộng đồng sinh sống tách biệt hơn và mật độ dân cư thưa hơn. Sơ đồ vệ sinh phân tán mang lại các lợi ích quan trọng như xử lý nước thải tại địa phương và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm gần nguồn thải. Bằng cách xử lý các vấn đề ô nhiễm ngay gần nguồn phát thải, hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí xây dựng các tuyến cống thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung, do vậy khả năng trang trải chi phí của hệ thống xử lý phân tán.

140. Một lợi thế khác của việc áp dụng hệ thống phân tán ở các nước đang phát triển là hệ thống này hoạt động dựa vào cộng đồng, trong đó người sử dụng dịch vụ tham gia ngay từ giai đoạn lập kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng. Kinh nghiệm từ nhiều

63

dự án phát triển hạ tầng trong khu vực cho thấy hệ thống thu gom và xử lý chất thải tập trung có thể thất bại do người dân “không sẵn sàng đấu nối” và “không sẵn sàng chi trả”. Sự tham gia của địa phương vào quá trình quản lý nước thải phân tán đảm bảo tài chính cho hệ thống, người sử dụng dịch vụ tham gia tích cực và chính quyền địa phương cam kết mạnh mẽ hơn. Ngoài vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp, đây là các điều kiện cần thiết đảm bảo công trình hoạt động bền vững. Hiệu quả của hệ thống thoát nước riêng còn phụ thuộc vào việc bố trí nguồn lực để vận hành bền vững. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy một số hệ thống thoát nước riêng không hiệu quả là do không bố trí đủ nguồn lực bền vững và cán bộ chưa đủ năng lực kỹ thuật để vận hành công trình.

141. Vấn đề không phải là chọn một trong hai hệ thống xử lý (tập trung hay phân tán). Mỗi thành phố đều có thể dụng cả hai hệ thống này. Quan trọng là trong quá trình lập kế hoạch phát triển VSMT thành phố cần đánh giá theo các tiêu chí xem khu vực nào nên áp dụng hệ thống phân tán/ tập trung. Sau đó cần thực hiện nghiên cứu khả thi để phân tích kinh tế và tài chính trước khi xác định công nghệ áp dụng. Hệ thống xử lý phân tán phù hợp để áp dụng ở các khu vực đô thị mà hệ thống xử lý tập trung không hiệu quả về mặt kinh tế. Tuy nhiên cần phổ biến các yêu cầu lập kế hoạch, thiết kế và vận hành của hệ thống xử lý phân tán cho các bên liên quan bằng cách vận động, nâng cao hiểu biết kỹ thuật và xây dựng năng lực.

142. Các dự án phát triển hệ thống xử lý nước thải tập trung và phân tán có chung các khó khăn trong: lựa chọn công nghệ, chất lượng thiết kế và thi công công trình, quy trình thẩm định, tỷ lệ đấu nối hộ gia đình thấp, tài chính bền vững, năng lực vận hành - bảo dưỡng, giám sát, theo dõi và kiểm soát của địa phương trong quá trình triển khai dự án. Yếu tố mang lại thành công cho hệ thống quản lý phân tán liên quan đến công tác lập kế hoạch và quyết định, thiết kế hạ tầng và cơ chế quản lý hoạt động vận hành – bảo dưỡng. Sự tham gia của cộng đồng, nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho địa phương cũng đóng vai trò quan trọng đảm bảo thực hiện dự án thành công. Xem Nghiên cứu điển hình 4 (Phụ lục E) để biết thêm chi tiết về hệ thống quản lý nước thải phân tán.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)