Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 29)

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚCTHẢI ĐÔ THỊ

1.2.3 Hệ thống xử lý phân tán và tại chỗ

20. Phương thức vệ sinh tại chỗ và vệ sinh phân tán đều đang được áp dụng ở Việt Nam. Ở đô thị, công trình vệ sinh tại chỗ áp dụng trong các khách sạn lớn mới xây, các bệnh viện và toà nhà văn phòng, xử lý nước thải đạt loại B trước khi xả vào mạng lưới thoát nước công cộng. Tuy nhiên, các công trình vệ sinh tại chỗ ở bệnh viện thường sớm hư hỏng. Trong khi đó, bể tự hoại vẫn là công trình vệ sinh tại chỗ được sử dụng phổ biến trong các toà nhà cũ, chung cư và các trung tâm thương mại nhỏ.

21. Số lượng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phân tán quy mô nhỏ phục vụ cộng đồng nhỏ đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Một số hệ thống xử lý nước thải phân tán áp dụng công nghệ chi phí thấp như các hệ thống vệ sinh dựa vào cộng đồng ở thôn Lai Xá, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Hệ thống này sử dụng bể tự hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí BASTAF và bãi lọc ngập nước trồng cây dòng chảy ngang. Hệ thống xử lý nước thải cho một nhóm hộ gia đình (30 hộ) ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), ở thị trấn Chợ Mới và Chợ Rã (Bắc Kạn) cũng áp dụng công nghệ tương tự. Khác hệ thống xử lý tập trung quy mô lớn, các bên tham gia đầu tư, quản lý hệ thống xử lý nước thải phân tán là các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư địa phương và chính quyền địa phương. Vận hành và bảo dưỡng bền vững là vấn đề chính của hệ thống xử lý nước thải phân tán, do những hạn chế trong kỹ năng bảo trì và quản lý hệ thống.

22. Phân bùn từ bể tự hoại hiện là vấn đề đáng quan ngại. Mặc dù bể tự hoại là công trình vệ sinh phổ biến nhất ở các đô thị, hiện Việt Nam vẫn chưa xây dựng được hệ thống quản lý phân bùn hiệu quả.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)