Các yếu tố thúc đẩy phát triển VSMT đô thị

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 56)

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Các yếu tố thúc đẩy phát triển VSMT đô thị

Thiết lập khung Chính sách pháp luật và Thể chế chặt chẽ và hiệu quả

85. Cần xây dựng một khung chính sách pháp luật và thể chế toàn diện để phát triển hiệu quả lĩnh vực VSMT đô thị. Chính phủ Việt Nam đã phân công nhiệm vụ quản lý VSMT đô thị và nông thôn cho các Bộ ngành và xây dựng các văn bản luật và dưới luật có liên quan nhằm thiết lập một khung chính sách pháp luật và tạo điều kiện cho công tác phân bổ nguồn lực thực hiện các hoạt động cải thiện VSMT. Chính phủ cũng linh hoạt và thường xuyên chỉnh sửa và cập nhật các quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế. Đối với công tác quản lý nước thải, các văn bản pháp luật quan trọng nhất là: Chỉ thị số 36/CT- TW của Bộ Chính trị ban hành năm 1998, Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2004, Chỉ thị số 29/CT-TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2009 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luật Bảo vệ môi trường (ban hành năm 1995, sửa đổi năm 2005), Luật Tài nguyên nước (ban hành năm 1998, sửa đổi năm 2012), tiêu chuẩn nước thải sau xử lý (ban hành lần đầu năm 1995, sau đó sửa đổi và bổ sung thường xuyên), Nghị định 88/ND-CP-2007 (năm 2012 đang sửa đổi), Quyết định số 1930 của Thủ tướng chính phủ về Định hướng thoát nước đô thị và khu công

45

nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Các chương trình và dự án đang được xây dựng và triển khai để thực hiện những mục tiêu đặt ra trong các văn bản này.

Nhu cầu của cộng đồng, nâng cao nhận thức, không chấp nhận ô nhiễm

86. Mong muốn cải thiện chất lượng sống của người dân là một động lực mạnh mẽ. Khi có thu nhập cao hơn và được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, con người đều mong muốn sống có chất lượng hơn, môi trường sống tốt hơn. Hình 2.1 dưới đây cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa mức GDP trong thành phố và tỷ lệ dân số đô thị đấu nối vào mạng lưới thoát nước. Các thành phố Đông Á là động lực phát triển kinh tế. Khi tiếp tục phát triển kinh tế, mức thu nhập tăng sẽ kéo theo nhu cầu về môi trường sống tốt hơn.

87. Thái độ không chấp nhận ô nhiễm của cộng đồng có thể là động lực để chính phủ ban hành các chính sách; thái độ này cũng có thể tác động tích cực khiến cán bộ lãnh đạo phải hành động để tránh bị chỉ trích là không xử lý có hiệu quả các vấn đề môi trường quan trọng. Ta có thể thấy bằng chứng ô nhiễm do nước thải ở khắp các đô thị Việt Nam, như tình trạng cống thoát nước bị tắc, kênh/mương/sông hôi thối và trở thành nơi chứa nước thải của thành phố. Khi chất lượng sống được cải thiện, nhận thức của người dân ở các đô thị này được nâng cao nhờ các chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông về VSMT, cộng đồng sẽ đòi hỏi phải cải thiện môi trường đô thị. Các chương trình

Tỷ lệ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị (%)

GD P đầ u ngư ời t hà n h ph ố (th ời gi án hi ện t ại, US D)

Hình 2.1 So sánh tỷ lệ đấu nối vào mạng lưới thoát nước đô thị với mức GDP/đầu người của thành phố

46

Thông tin – Giáo dục – Truyền thông này đã chứng minh hiệu quả tuyên truyền khi được triển khai trong các dự án ở Đà Lạt và Buôn Ma Thuột, khuyến khích người dân địa phương ủng hộ các hoạt động cải thiện VSMT và tạo ra nhu cầu sử dụng dịch vụ khi mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ trong những giai đoạn sau. Các chương trình này có ý nghĩa quan trọng để người dân chấp nhận và tham gia hoạt động thiết yếu của dự án là đấu nối hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước công cộng.

Thoát nước thải sinh hoạt

88. Nhiều hộ gia đình ở các khu vực đô thị Việt Nam không thể thoát nước thải tại chỗ do sinh sống trên diện tích nhỏ trên nền đất ít thấm nước. Do vậy người dân gặp khó khăn khi thoát nước thải sinh hoạt tại chỗ, đặc biệt ở các khu vực không thể đấu nối vào hệ thống thoát nước chung hay riêng. Nước thải từ các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất và làm hệ thống thoát nước bị quá tải; tình trạng này còn trở nên tệ hơn nếu nền đất thoát nước chậm. Chính quyền địa phương khi đó phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước công cộng, thậm chí xây dựng chương trình thi công tuyến cống thoát nước chung cấp 3 trong nhiều ngõ hẻm nhỏ - chương trình này đang thực hiện ở Hà Nội. Nhu cầu thoát nước thải của các hộ gia đình là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc triển khai xây dựng hệ thống thoát nước công cộng (hệ thống thoát nước chung hay riêng).

Tiếp cận vốn tài trợ

89. Tiếp cận nguồn vốn tài trợ là chất xúc tác giúp triển khai rộng rãi các chương trình VSMT. Tất cả các đô thị hiện có hệ thống quản lý nước thải đô thị (thoát nước và xử lý nước thải) đều có đặc điểm chung là đã tiếp cận thành công vốn tài trợ, có thể là vốn vay không hoàn lại hay vốn vay ưu đãi, nhờ đó có thể thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình VSMT; nếu không tiếp cận được các nguồn tài trợ này, chính quyền các đô thị đó không có đủ tài chính để thực hiện. Vốn đối ứng trong nước có thể tài trợ 10 - 20% tổng ngân sách dự án; tuy nhiên, chính quyền các địa phương không thể huy động đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án này nếu không có sự hỗ trợ tài chính đáng kể của chính quyền trung ương.

90. Quy định bắt buộc xử lý nước thải và thiết lập được điều kiện sống tốt để hấp dẫn khách hàng là động lực quan trọng để chủ dự án đầu tư phát triển hạ tầng VSMT. Đối với các khu vực đô thị mới phát triển có sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân, các doanh nghiệp này thường tự đầu tư hoặc vay thương mại để đầu tư phát triển hạ tầng, bao gồm cả các công trình thu gom và xử lý nước thải. Đổi đất lấy hạ tầng như trường hợp dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do công ty Gamuda thực hiện ở Hà Nội cũng là một cách để huy động thêm vốn tài trợ phát triển VSMT.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 56)