So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 64)

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.2.2 So sánh hệ thống thoát nước chung và riêng

108. Trong phần này, chúng tôi so sánh các khác biệt khi sử dụng hệ thống thoát nước chung và riêng ở Việt Nam trong Bảng 2.1

53

Mô tả Hệ thống thoát nước chung

Hệ thống thoát nước riêng

Tỷ lệ thu gom nước thải ở Việt Nam  Nhà máy đang vận hành (công

suất thiết kế)

92% 8%

 Nhà máy đang và sẽ thi công(công suất thiết kế)

98% 2%

Nồng độ BOD trong nước thải đầu vào(trung bình hàng năm)

Trung bình 67 (thấp nhất 31, cao nhất 135) mg/l

Trung bình358 (thấp nhất336, cao nhất380) mg/l Nồng độ BOD trong nước thải đầu vào

(trung bình)

53 mg/l 359 mg/l

Số lượng nhà máy xử lý tiếp nhận nước thải

 Nhà máy đang vận hành 13 4

 Nhà máy đang và sẽ thi công 28 3

Số lượng nhà máy áp dụng công nghệ bùn hoạt tính

 Nhà máy đang vận hành 8 2

 Nhà máy đang và sẽ thi công 23 3

Số lượng nhà máy áp dụng công nghệ kỹ thuật thấp/trung bình

 Nhà máy đang vận hành 5 2

 Nhà máy đang và sẽ thi công 5 0

Đánh giá hiệu quả hệ thống thoát nước

109. Hệ thống thoát nước chung là phương pháp thu gom nước truyền thống ở Việt Nam. Hiện phương pháp này vẫn tiếp tục được sử dụng trong các dự án quản lý nước thải đang triển khai. Nguyên nhân là hệ thống này có ít tốn kém hơn và dễ triển khai (có thể thực hiện với số lượng ống cống ít hơn, do đó khi thi côngít ảnh hưởng đến khu dân sinh hơn). Ngoài ra hệ thống thoát nước chung thường sử dụng hệ thống cống thoát nước đã có làm tuyến cống cấp hai để thu gom nước thải từ các hộ gia đình, do vậy chỉ cần lắp giếng tách để tách nước thải và vận chuyển dòng nước thải về nhà máy xử lý. Đến nay, trong quá trình xây dựng hệ thống thoát nước chung thường không có chương trình thực hiện đấu nối hộ gia đình, các cấp chính quyền càng ưa thích hệ thống thoát nước này do dễ triển khai. 110. Nước mưa và nước thải thu gom chung trong một hệ thống cống khiến nước thải chảy về nhà máy xử lý có nồng độ hữu cơ rất thấp, nguyên nhân là:

Hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước chung thường sử dụng hệ thống bể tự hoại xử lý tại chỗ, loại bỏ khoảng 30 -40% lượng BOD (Nguyễn V.A., 2007) trước khi xả vào hệ thống này.

Hệ thống thoát nước chung ở khu vực dân sinh thường được xây dựng trên nền đất bằng phẳng, bằng cống hộp kín có độ dốc ít hay hoàn toàn bằng phẳng, có các chỗ nối hở dễ bị

54

nước ngầm xâm nhập do mực nước ngầm cao và chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong cống và trong đất.

Theo thiết kế, ban đầu hệ thống thoát nước chung được xây dựng nhằm thu nước mưa chảy trên đường phố và các khu vực công cộng. Nồng độ chất hữu cơ thấp trong nước thải tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung cũng có nghĩa là không cần xử lý hoặc chỉ cần xử lý đơn giản.

111. Các địa phương hầu như lựa chọn sử dụng hệ thống thoát nước chung do tính kinh tế của nó, do chi phí đầu tư xây dựng thấp hơn so với hệ thống thoát nước riêng. Người dân thường sinh sống dọc theo hạ tầng chính, đường xá, đường cấp thoát nước, điện, trong đó nước thải và nước mưa thường tiêu thoát cùng nhau để tiết kiệm chi phí. Hệ thống thoát nước riêng mới chỉ được xây dựng ở các khu đô thị mới theo quy định trong Nghị định của Chính phủ. Tuy nhiên, các khu vực này thường nằm ở ven đô, hệ thống thoát nước riêng thu gom nước thải rồi nhập vào hệ thống thoát nước chung để vận chuyển về nhà máy xử lý ở hạ nguồn.

112. Hệ thống thoát nước riêng được thiết kế để thu gom và vận chuyển nước thải riêng rẽ, không thu gom nước mưa và nước chảy bề mặt. Hệ thống này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người sử dụng dịch vụ do không cần xây dựng bể tự hoại và hộ gia đình có thể đấu nối trực tiếp vào hệ thống đường cống kín, do vậy không bị tác động bởi rác thải hay nước mưa. Hệ thống này có thể loại bỏ tình trạng ô nhiễm mùi ra khu vực xung quanh. Nước thu gom và vận chuyển về nhà máy xử lý chỉ là nước thải sinh hoạt, do vậy có nồng độ chất hữu cơ cao. Trong hệ thống thoát nước riêng, lượng nước thu gom và bơm về ít hơn, do vậy công suất thiết kế của nhà máy xử lý thấp hơn. Về chi phí đầu tư, hệ thống thoát nước riêng tốn kém hơn so với hệ thống thoát nước chung do cần xây dựng ba hệ thống cống: cống thoát chính, cống thoát cấp hai (trên đường) và cấp ba (ở vỉa hè). Tuy nhiên chi phí đầu tư này mang lại các lợi ích nói trên. Không nên bỏ qua hệ thống thoát nước riêng khi lập kế hoạch VSMT, do lợi ích nó mang lại cho người sử dụng dịch vụ là rất lớn.

113. Hệ thống thoát nước riêng có thể thu gom hiệu quả nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao hơn bởi nó bắt buộc các hộ gia đình phải đấu nối trực tiếp, do đó không thu gom nước mưa và nước chảy bề mặt. Do vậy, lượng nước thu gom trong hệ thống này ít hơn nhiều so với trong hệ thống thoát nước chung. So với hệ thống thoát nước chung, các công trình trong hệ thống thoát nước riêng có đặc điểm khác biệt: mạng lưới thu gom có đường kính nhỏ hơn, trạm bơm nhỏ hơn, cống thoát nước chính có đường kính nhỏ hơn và nhà máy xử lý quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên tới nay ở Việt Nam mới chỉ áp dụng hệ thống thoát nước riêng ở 4 trong 17 hệ thống quản lý nước thải là Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Cảnh Đới và Nam Viên (hai hệ thống sau đều ở trong khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh). Nồng độ BOD trong nước thải đo ở nhà máy xử lý Đà Lạt và Buôn Ma Thuột cao hơn nhiều so với các nhà máy tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước chung.

Phân tích và Thảo luận

114. Nhận thức của cộng đồng về hiệu quả cải thiện sức khỏe và vệ sinh cá nhân của VSTM đô thị tốt là nhân tố khuyến khích cộng đồng tham gia thực hiện các công trình thu

55

gom và xử lý nước thải. Nếu người dân hiểu được các lợi ích mà hoạt động đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước riêng mang lại (không sử dụng bể tự hoại, hệ thống cống thoát nước kín, không gây ô nhiễm mùi), họ sẽ tham gia tích cực. Tuy nhiên thường thì chính quyền địa phương lại ít nhận thức được giá trị mà các giải pháp “mềm” như các chương trình thông tin – giáo dục – truyền thông mang lại và tập trung hơn vào các hoạt động “phần cứng” là phát triển hạ tầng.

115. Các hộ dân phải có cách nào đó thoát nước thải phát sinh trong nhà. Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các công trình thoát nước ở khu vực sinh sống, đặc biệt là các khu vực có nền đất ít thấm nước và không còn nhiều đất. Nhu cầu cấp bách phải thoát nước thải khiến nhiều hộ dân đấu nối tùy tiện vào các ống cống thoát nước mưa, không được hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật dẫn đến tình trạng công trình đấu nối kém chất lượng và tác động tiêu cực đến hệ thống thoát nước chung.

116. Lợi ích mà người sử dụng dịch vụ được hưởng khác nhau tùy vào việc họ sử dụng hệ thống thoát nước nào. Người dân sử dụng hệ thống thoát nước chung hưởng lợi khi đấu nối hộ vào hệ thống thoát nước chung ở địa phương – thường là cống thoát nước mưa hiện có. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm mùi thì không được cải thiện, thậm chí còn hôi hơn do số lượng đấu nối hộ gia đình vào cống thoát nước công cộng nhiều hơn. Nếu trên hệ thống thoát nước chung có lắp đặt giếng tách để dẫn nước thải và nước mưa đợt đầu vào cống bao, do đó giảm nồng độ chất hữu cơ trong nước mưa thì tình trạng ô nhiễm mùi và ô nhiễm môi trường ở khu vực sông, kênh mương cuối nguồn sẽ được cải thiện. Chất lượng môi trường sẽ được cải thiện nhờ việc xử lý nước thải thu gom.

117. Hệ thống thoát nước riêng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng dịch vụ thu gom và xử lý nước thải hơn; trong đó lợi ích lớn nhất là họ không cần xây dựng/sử dụng công trình xử lý tại chỗ (bể tự hoại) một khi đã đấu nối đường ống vệ sinh hộ gia đình vào hệ thống thoát nước riêng. Hộ gia đình đấu nối vào đường ống thoát nước công cộng qua hộp đấu nối – công trình này cũng được sử dụng để bảo dưỡng cả đường ống vệ sinh trong nhà và cống thoát nước công cộng; đây chính là lợi ích khác mà người sử dụng hệ thống thoát nước riêng được hưởng. Vì hệ thống thoát nước riêng là mạng lưới đường ống kín hoàn toàn, được tính toán và thiết kế thủy lực để đạt tốc độ chảy tự làm sạch, ngăn lắng cặn, ít hoặc không phát sinh mùi hôi trong khu vực sử dụng hệ thống, thậm chí trong toàn bộ diện tích từ khu vực thu gom đến nhà máy xử lý nước thải. Do vậy, tình trạng ô nhiễm mùi ở khu vực xung quanh và khu vực sử dụng dịch vụ nói chung được cải thiện đáng kể.

118. Hệ thống thoát nước chung có nhiều điểm bất cập liên quan đến công tác thiết kế, thi công và vận hành – bảo dưỡng công trình. Tình trạng thu gom cả rác thải và ô nhiễm mùi ở các hố ga có thể khiến hệ thống hoạt động kém hiệu quả và người dân không hài lòng. Lưu lượng thấp trong mùa khô khiến chất rắn đọng lại trong cống, do đó phải có cơ chế vận hành – bảo dưỡng phù hợp. Trong khi đó lưu lượng dòng chảy cao trong mùa mưa lại có thể khiến cống bị quá tải, gây ngập cống, trạm bơm và nhà máy xử lý nước thải. 119. Chi phí thường là nhân tố ảnh hưởng lớn và khiến các địa phương quyết định lựa chọn hệ thống thoát nước chung. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố chi phí đầu tư thì

56

khi đánh giá các hệ thống thoát nước sẽ bỏ qua các giá trị hữu hình và vô hình vốn là kết quả nổi trội của hệ thống thoát nước riêng. Ngoài ra còn có quan điểm sai lầm cho rằng chỉ hệ thống thoát nước riêng mới cần thực hiện đấu nối hộ gia đình, trong hệ thống thoát nước chung không cần thực hiện hoạt động này. Để thoát nước thải ngoài nhà, hộ gia đình phải đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, dù là hệ thống thoát nước chung hay riêng. Nếu không sẽ không thể dẫn nước thải về nhà máy xử lý. Do vậy, quan điểm cho rằng lựa chọn sử dụng hệ thống thoát nước chung sẽ giúp tránh được thực hiện đấu nối hộ gia đình là hoàn toàn sai lầm.

120. Khi cân nhắc lựa chọn sử dụng hệ thống thoát nước chung hay riêng, cần xem xét cả chi phí bể tự hoại, đây là một hạng mục trong hệ thống thoát nước chung. Trung bình để xây dựng bể tự hoại và đấu nối vào cống thoát nước thành phố, mỗi gia đình mất 250 USD hay 55,6 USD/người (Nguyễn V.A. và cộng sự, 2012). Chi phí này chưa bao gồm phí thông hút bể tự hoại thường là 34 -51 USD/hộ/5 năm hay 7,5 – 11.3 USD/người/5 năm (Nguyễn V.A. và cộng sự, 2012). Cần tính các chi phí này trong quá trình phân tích để lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị.

121. Mục tiêu của hệ thống thoát nước chung và riêng được so sánh trong Error! Reference source not found.2 dưới đây:

Bảng 2.2 So sánh đặc điểm của hệ thống thoát nước chung và riêng

Mô tả Hệ thống thoát nước

chung

Hệ thống thoát nước riêng

Thu gom nước mưa Có Không

Lượng nước thu gom Nhiều ít (80% lượng nước sạch

tiêu thụ)

Thu gom cả chất thải rắn Có (Không tránh được

hiện tượng này) Không

Yêu cầu thực hiện đấu nối hộ gia đình Có có

Sử dụng bể tự hoại Có19 Không nhất thiết

Khả năng phát sinh mùi Cao Thấp

Tiếp cận để bảo dưỡng Khó Tốt

Chi phí đầu tư Trung bình Cao

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)