Hệ thống quản lý nước thải: xử lý tập trung/phân tán, hệ thống thoát nước chung/riêng.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 78)

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.3 Hệ thống quản lý nước thải: xử lý tập trung/phân tán, hệ thống thoát nước chung/riêng.

thoát nước chung/riêng. Vai trò của đấu nối hộ gia đình

Lựa chọn hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phân tán hay tập trung tùy theo điều kiện của địa phương

157. Khi hình thành dự án, cần cân nhắc lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải theo từng bước. Trước tiên, cần xác định xem công trình xử lý tập trung hay phân tán phù hợp với địa phương; trong một số trường hợp có thể phối hợp sử dụng cả hai sơ đồ này. Bước tiếp theo là cần cân nhắc xem nên áp dụng hệ thống thu gom nước thải chung hay riêng; đây là yếu tố quan trọng để xác định chi phí dự án và lựa chọn công nghệ xử lý. Cuối cùng, cần xây dựng chương trình đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thu gom nước thải đã chọn.

67

158. Không nên coi hệ thống quản lý nước thải tập trung sẽ giải quyết tất cả các vấn đề VSMT của Việt Nam. Vào thời điểm này với hiện trạng phát triển VSMT đô thị hiện tại, nên xem xét áp dụng hệ thống quản lý phân tán tại các khu vực nội đô mà hệ thống quản lý tập trung không mang lại hiệu quả kinh tế. Dần dần sẽ phát triển các hệ thống phân tán này vào mạng lưới thu gom và xử lý tập trung khi mật độ dân số tăng lên. Tuy nhiên, cần đảm bảo các hệ thống quản lý nước thải phân tán thân thiện với môi trường và bền vững về tổ chức. Chiến lược phát triển VSMT cho toàn thành phố trong giai đoạn quy hoạch tổng thể cần đưa ra kế hoạch phát triển hệ thống tập trung và phân tán theo từng giai đoạn có xem xét nhu cầu của cộng đồng thu nhập thấp. Hệ thống quản lý tập trung cũng sẽ giúp mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ VSMT nhanh chóng hơn.

159. Khi quyết định phân đợt thực hiện dự án và lựa chọn lĩnh vực đầu tư cần dựa vào kết quả phân tích toàn diện. Kết hợp sử dụng hệ thống quản lý tập trung ở khu vực trung tâm đô thị đông dân cư và hệ thống quản lý phân tán ở các khu vực khác và áp dụng các tiêu chuẩn xả thải thích hợp là cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả về chi phí để phát triển mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị Việt Nam. Cần thực hiện nghiên cứu cụ thể so sánh hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý phân tán và tập trung dựa trên mật độ dân cư và các yếu tố khác để làm cơ sở lập kế hoạch phát triển VSMT cho từng địa phương cụ thể.

Khi thiết kế cần cân nhắc tác động của hệ thống thoát nước chung và/hoặc riêng

160. Trong quá trình lập kế hoạch phát triển VSMT, cần đánh giá tính kinh tế của hệ thống thoát nước chung và riêng. Tiếp tục sử dụng và cải thiện hệ thống thoát nước chung tại các khu vực đông dân đã hình thành từ lâu và cân nhắc xây dựng hệ thống thoát nước riêng ở các khu vực đô thị mới và

các đô thị thuộc tỉnh là cách tiếp cận phù hợp. Ngoài ra cũng cần xem xét các giải pháp trung gian hay bổ sung thêm các công trình khác để tách nước mưa vào hệ thống thoát nước chung. Trong quá trình thiết kế hệ thống cần phân tích lượng mưa theo mùa.

161. Các dự án phát triển VSMT đô thị sử dụng hệ thống thoát nước chung phải xem xét các vấn đề quan trọng như quản lý phân bùn, đấu nối hộ gia đình và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao nhận thức có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rác trôi vào hệ thống thoát nước. Hầu hết các đô thị Việt Nam cần nâng cấp hệ thống thoát nước chung, đảm bảo có độ dốc thích hợp và chống tình trạng rác chảy vào đường cống để hệ thống hoạt động hiệu quả. Tại một số thành phố có thể xây dựng công trình lưu chứa nước mưa khi lưu lượng đạt cao điểm sau đó xả có kiểm soát vào công trình xử lý nước thải. Có thể kiểm soát tình trạng nước xâm nhập vào mạng lưới bằng cách áp dụng các giải pháp sang tạo như giảm

Hình 3.1 Hệ thống xử lý nước thải theo quy mô phân tán cho tòa nhà chung cư, văn

68

diện tích không tự thấm trong thành phố, xây dựng vườn, dải đệm thoát nước mưa, bể chứa nước mưa, đầm nước và vùng đệm dọc sông.

162. Cần xây dựng và sử dụng hệ thống thoát nước mưa cho các khu vực đô thị mới. Cần thực hiện kiểm soát trong giai đoạn thực hiện dự án và vận hành công trình để đảm bảo không kết nối với hệ thống thoát nước chung và chỉ tiếp nhận nước thải chảy vào mạng lưới. Cần xây dựng tất cả các hợp phần của hệ thống như đấu nối hộ gia đình, mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý vì bất kỳ dự án nào, dù phân kỳ xây dựng nhà máy xử lý theo lưu lượng nước thải tiếp nhận cũng đều cần cải thiện hiệu quả đầu tư.

163. Đối với các khu vực đô thị cần cải thiện hệ thống thoát nước chung dần dần, phân kỳ xây dựng nhà máy xử lý nước thải

là giải pháp phù hợp. Cần phân kỳ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải theo tiến độ mở rộng mạng lưới thoát nước và đấu nối hộ gia đình. Có thể thiết kế công trình dạng modun để có thể bổ sung modun mới trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Khi xây dựng như vậy, trong giai đoạn đầu tiên chỉ cần xây dựng nhà máy xử lý áp dụng công nghệ hiệu quả về mặt chi phí như hồ hiếu yếm khí hoặc bể lắng sơ cấp, đặc biệt khi nhà máy tiếp nhận nước thải có nồng độ chất ô nhiễm từ hệ thống thoát nước chung. 164. Cần thực hiện nghiên cứu

toàn diện công tác thiết kế hệ thống thoát nước chung có lắp đặt hố ga tiếp nhận nước và giếng tách. Chính quyền cần cân nhắc việc xây dựng, vận hành và bảo dưỡng giếng tách, đặc biệt là chính quyền các thành phố duyên hải chịu tác động của thủy triều. Mặc dù đặc điểm nước trong hai hệ thống thoát nước nước chung và riêng khá khác biệt, khi quy định về tính toán tải trọng nhà máy xử lý nước thải, các tiêu chuẩn thiết kế của Việt Nam chưa phân biệt nhà máy đó tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nào. Trong quá trình lập kế hoạch dự án thoát nước và xử lý nước thải cũng như khi lựa chọn công nghệ, chính quyền cần xem xét kỹ vấn đề này. Trong quá trình lập kế hoạch VSMT, cần chú ý hơn đến công tác quản lý mạng lưới chứ không chỉ quan tâm đến các giải pháp xử lý như hiện nay.

Chính quyền cần đảm bảo đấu nối hộ gia đình là một phần không tách rời của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

165. Để thoát nước thải ra ngoài nhà, các hộ gia đình phải đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng, có thể là hệ thống thoát nước chung hay riêng. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thành công dự án thoát nước và xử lý nước thải; hợp phần này phải được đưa vào dự án trong quá trình lập kế hoạch và tài trợ dự án. Gần đây một số thành phố lớn đã thực hiện chương trình đấu nối hộ gia đình, trong đó bao

Hình 3.2 Đấu nối hộ gia đình với hệ thống thoát nước riêng bên ngoài

69

gồm cả việc xây dựng mạng lưới tuyến ống cấp ba ở vỉa hè để hộ gia đình đấu nối vào hệ thống. Chính quyền các thành phố khác cần thực hiện các chương trình này, dù đang sử dụng hay sẽ xây dựng hệ thống thoát nước chung.

166. Trong hệ thống thoát nước chung, đấu nối hộ gia đình và bể tự hoại là những hợp phần thiết yếu do hoạt động của hệ thống này phụ thuộc vào hiệu quả loại bỏ chất rắn trước khi xả vào mạng lưới thoát nước. Do vậy, chính quyền cần đảm bảo các bể tự hoại được thiết kế, thi công và quản lý tốt, bao gồm thông hút định kỳ phân bùn. Chính quyền trung ương và địa phương cần quy định rõ ràng các nội dung này trong các văn bản pháp luật về quản lý nước thải đô thị. Khi phân tích tài chính để lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị cần xem xét mức trung bình chi phí đầu tư xây dựng bể tự hoại và đấu nối hộ gia đình cũng như phí thông hút bể tự hoại.

167. Chính quyền cần cải thiện chất lượng và tăng tỷ lệ đấu nối hộ gia đình vào mạng lưới thoát nước công cộng vì các hoạt động này đóng vai trò quan trọng đối với sự hiệu quả hoạt động của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cho dù sử dụng mạng lưới thoát nước chung hay riêng. Chính quyền có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để tăng tỷ lệ đấu nối hộ gia đình:

 Nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách triển khai chương trình Thông tin – Giáo dục – Truyền thông khuyến khích đấu nối hộ gia đình vào hệ thống thoát nước công cộng, nêu rõ các lợi ích hoạt động này mang lại cho người sử dụng và cải thiện môi trường cho cộng đồng.

 Chính quyền địa phương ban hành quy định bắt buộc các hộ gia đình sinh sống trong khu vực sử dụng hệ thống thoát nước công cộng phải thực hiện đấu nối vào hệ thống.

 Nhà nước hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện đấu nối, để khuyến khích các gia đình thực hiện đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ khó khăn, đặc biệt là các hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội.

 Chính quyền địa phương thành lập nhóm công tác/phòng đấu nối hộ gia đình trong công ty chịu trách nhiệm vận hành hệ thống thoát nước. Mục đích của nhóm công tác đấu nối hộ gia đình là nhằm khuyến khích, cấp giấy phép và giám sát công tác đấu nối hộ gia đình ở khu vực cung cấp dịch vụ thoát nước.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)