Các nhân tố cản trở phát triển VSMT đô thị

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 59)

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.1.3 Các nhân tố cản trở phát triển VSMT đô thị

Chính quyền địa phương không ưu tiên. Cách tiếp cận từ trên xuống.

93. Chính quyền địa phương phân bổ ngân sách nhận được cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, trong đó có lĩnh vực VSMT. Hầu hết các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương để phát triển hạ tầng. Tình trạng thiếu vốn đối ứng trong nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA hay vốn vay không hoàn lại khiến dự án triển khai chậm chễ. Ngoài ra, thực hiện ít hoạt động vận hành – bảo dưỡng không đúng quy trình tiêu chuẩn cũng có thể khiến hệ thống bị hư hỏng, ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của dự án. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống cũng hạn chế khả năng huy động các nguồn lực tiềm năng và sự tham gia của các bên có liên quan như hộ gia đình, khu vực tư nhân, chính quyền địa phương. Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng cản trở các hoạt động quan trọng khác trong cộng đồng như đấu nối hộ gia đình, sẵn sàng trả phí dịch vụ nước thải.

Quan liêu và chậm cải thiện thủ tục hành chính.

94. Nhân tố này nói về mức độ các dự án VSMT đô thị bị ảnh hưởng bởi tình trạng quan liêu của các cơ quan thực hiện ở địa phương. Khi chính quyền quan liêu và ra quyết định chậm, VSMT đô thị không thể phát triển. Việt Nam là quốc gia có trên 87 triệu dân nhưng hiện mới chỉ có 17 hệ thống xử lý nước thải tập trung tính đến thời điểm cuối năm 2012. Mặc dù số lượng hệ thống xử lý nước thải sẽ tăng nhanh chóng trong 5 năm tới khi năng lực quản lý các công trình này được cải thiện, nhưng nguyên nhân của tình trạng trên là do chính quyền địa phương làm việc không hiệu quả. Việt Nam vẫn có

48

thể cải thiện tình trạng này vì thời gian thực hiện dự án (từ xây dựng khái niệm đến giai đoạn chạy thử) thường kéo dài 5 đến 10 năm.

Thiếu hoạt động Thông tin – giáo dục – truyền thông, nhận thức của cộng đồng còn hạn chế.

95. Việt Nam chưa thực hiện nhiều hoạt động Thông tin – giáo dục – truyền thông, do đó cộng đồng chưa nhận thức được các lợi ích VSMT tốt mang lại và cản trở sự phát triển của lĩnh vực VSMT. Điều này thể hiện rõ ràng trong dự án thu gom và xử lý nước thải ở Bắc Giang, các hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thông còn yếu khiến nhận thức người dân ít được nâng cao và chính quyền địa phương không tham gia/cam kết thực hiện dự án. Trong các dự án có hợp phần Thông tin – Giáo dục – Truyền thông, hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích cộng đồng ủng hộ các dự án VSMT đô thị, đặc biệt khi dự án có liên quan đến các vấn đề xã hội nhạy cảm như đấu nối hộ gia đình.

Phát triển đô thị thiếu kiểm soát. Chưa lập quy hoạch tổng thể

96. Mặc dù chưa lập quy hoạch thoát nước18, nhiều tỉnh đang triển khai các dự án nước thải. Hầu hết các dự án vướng khó khăn khi lựa chọn sơ đồ xử lý nước thải, phân vùng và phân đợt thực hiện dự án, xác định hoạt động ưu tiên thực hiện (đấu nối hộ gia đình, xây dựng mạng lưới thu gom và

nhà máy xử lý nước thải). Trong một số dự án, do kế hoạch phát triển VSMT không đưa ra các giải pháp nên chính quyền địa phương không dành đủ diện tích đất cho nhà máy xử lý và vùng đệm an toàn. Ngoài ra, công tác lập kế hoạch phát triển VSMT ở các tỉnh gặp nhiều khó khăn do các tỉnh chưa có đủ nhân lực giám sát và mức phạt đối với các hành vi vi phạm như lấn chiếm kênh mương hay đấu nối trái phép vào hệ thống thoát nước công cộng chưa đủ

sức răn đe. Việc không kiểm soát chặt chẽ khiến đô thị phát triển không theo quy hoạch đã phê duyệt cũng gây không ít khó khăn. Cần ban hành quy định xây dựng và phê duyệt kế hoạch VSMT làm cơ sở cho hoạt động phát triển và quản lý đô thị ở trung ương và địa phương.

Đấu nối hộ gia đình

97. Tỷ lệ đấu nối hộ gia đình chưa cao là một trở ngại đối với sự phát triển của lĩnh vực VSMT. Đấu nối hộ gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với cả hệ thống thoát nước chung và riêng. 60% hộ dân đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào hệ thống thoát nước

18

Hiện nay 10 tỉnh đã lập kế hoạch thoát nước.

Hình 2.2 Ngập lụt tại Hà Nội tháng 11/2008

49

công cộng, nhưng chủ yếu là ở các quận nội thành ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Ở các địa phương khác, tỷ lệ đấu nối còn thấp, đặc biệt là ở khu vực có nền đất cát có khả năng thấm hút tốt. Các đơn vị thực hiện đều công nhận đấu nối hộ gia đình là một vấn đề khó, do có liên quan đến công trình trong nhà dân, có thể phải bố trí lại và/hoặc thay thế các đường ống vệ sinh trong nhà. Thường thì chính quyền địa phương không nhiệt tình thực hiện hoạt động này do họ biết có thể sẽ phải đối mặt với nhiều phàn nàn.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)