Công nghệ xử lý nướcthải

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 62)

2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.2.1 Công nghệ xử lý nướcthải

Hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý nước thải

101. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào tiếp nhận từ hệ thống thoát nước chung rất thấp, nhưng nhiều nhà máy xử lý lại được thiết kế để xử lý nước có thông số ô nhiễm cao hơn. Hệ thống thoát nước chung hiện đang thu gom và cung cấp nước thải cho 13 trong số 17 nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động ở Việt Nam, với tổng công suất thiết kế là 552.000 m3/ngày. Theo báo cáo của 13 nhà máy này, nồng độ BOD, COD, SS, N, P trong nước thải đầu vào tiếp nhận ở các nhà máy rất thấp (xem phần 1.3.2). Trong số 13 nhà máy nói trên, 8 nhà máy có tổng công suất là 406,000 m3/ngày hiện đang áp dụng các giải pháp xử lý bằng bùn hoạt tính (bùn hoạt tính truyền thống, yếm khí – thiếu khí – hiếu khí, phản ứng theo mẻ, mương ô-xy hóa) vốn phù hợp để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và các thông số ô nhiễm khác cao hơn. Khi so sánh tiêu chuẩn xả về thông số BOD trong nước thải sau xử lý cần đạt được của của 7 trong số 8 nhà máy này hiện là 50mg/l, một câu hỏi nảy sinh ở đây là tại sao Việt Nam phải lựa chọn áp dụng công nghệ kỹ thuật cao như vậy để xử lý nước thải vốn đạt tiêu chuẩn môi trường ngay cả khi áp dụng các giải pháp xử lý có chi phí thấp? Điều này cho thấy tình trạng sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải.

Hình 2.3 Trạm xử lý nước thải Bắc Giang

(Ảnh: Nguyễn V. A., 2012)

102. Đối với nguồn nước có nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải thấp, một giải pháp khác là áp dụng các quá trình xử lý sơ bộ. Các hệ thống xử lý sơ cấp này có thể kết hợp với hóa chất tăng cường, nhờ đó cho kết quả chấp nhận được và có thể điều chỉnh dễ dàng nếu nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thay đổi. Chi phí thi công và vận hành công trình này ít hơn, do đó có thể tiết kiệm vốn để đầu tư cho các dự án khác và giảm chi phí mà người sử dụng dịch vụ phải chịu. Công trình xử lý này cũng có thể mở rộng bằng cách xây dựng công trình xử lý cấp 2 nếu các tiêu chuẩn xả thải hay nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào thay đổi.

51

103. Một giải pháp quản lý nước thải đang áp dụng ở các thành phố duyên hải Việt Nam là xả nước thải đã xử lý sơ bộ ra biển qua cửa xả ngầm dưới biển. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Colomnia, Úc đều đang áp dụng phương pháp xả ra biển. Do Việt Nam chú trọng bảo vệ đa dạng sinh thái bờ biển, phát triển du lịch và nuôi trồng thủy hải sản ven bờ, cần nghiên cứu cụ thể để xác định được cách thức và địa điểm áp dụng công nghệ này. Cũng cần chỉnh sửa các tiêu chuẩn xả thải, trong đó quy định điều kiện cụ thể cho các cửa xả dưới biển.

104. Ở Việt Nam có một số nhà máy áp dụng công nghệ xử lý chi phí thấp như hệ thống chuỗi hồ sinh học ở Buôn Ma Thuột, Bình Hưng Hòa và bể lắng hai vỏ – bể lọc sinh học và Hồ hoàn thiện ở Đà Lạt. Một số dự án đang thực hiện cũng áp dụng công nghệ chi phí thấp cho toàn bộ nhà máy hoặc trong giai đoạn đầu thực hiện dự án như hệ thống chuỗi hồ sinh học và bãi lọc trồng cây ở Thanh Hóa, hồ sục khí và bãi lọc trồng cây ở Quảng Bình, nhà máy xử lý sơ bộ kết hợp hóa chất tăng cường và bể lọc sinh học nhỏ giọt ở Bình Định, xử lý sơ cấp ở Sóc Trăng và Trà Vinh, hồ sục khí ở Châu Đốc, An Giang.

Phân tích và Thảo luận

105. Một số nhân tố đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam.

Trước đây trong giai đoạn thiết kế công trình xử lý chỉ chú trọng tuân thủ các tiêu chuẩn xả thải mà chưa quan tâm đến các yêu cầu của nguồn tiếp nhận nước hay tiềm năng sử dụng nước thải đã xử lý. Do vậy, các địa phương lựa chọn các công nghệ xử lý kỹ thuật cao và tốn kém, không chọn các giải pháp xử lý phù hợp hơn.

Qúa chú trọng vấn đề tuân thủ trong quá trình lập kế hoạch và thiết kế công trình khiến các địa phương xây dựng nhà máy xử lý có yêu cầu quá cao so với thực tế và lựa chọn công nghệ không phù hợp. Các nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ bùn hoạt tính thường có nồng độ BOD trong thiết kế là 200mg/l nhưng thực tế nồng độ BOD trong nước thải đầu vào giao động trong khoảng từ 31 đến 135mg/l, do vậy bị quá công suất và đầu tư không hiệu quả.

Chính quyền địa phương theo phân công được quyết định các vấn đề kỹ thuật nhưng thường chưa hiểu rõ các vấn đề này và do vậy, có thể ra quyết định không hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài ra, các chính quyền địa phương cũng có xu hướng xem xét và lựa chọn áp dụng các giải pháp mà các thành phố khác sử dụng, bất kể công nghệ đó có phù hợp với điều kiện của địa phương mình hay không.

Sẽ khó bố trí đủ diện tích đất để áp dụng các giải pháp xử lý chi phí thấp nếu dự án thoát nước và xử lý nước thải được triển khai khi chưa lập kế hoạch VSMT và không có tầm nhìn chiến lược về quy hoạch đô thị. Do không bố trí đủ đất để phát triển nhà máy xử lý nước thải sau này, chính quyền địa phương thường lựa chọn các giải pháp đòi hỏi diện tích đất ít nhằm giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội đi kèm với hoạt động thu hồi đất, giải tỏa đất đai và tái định cư.

Chính quyền địa phương nhiều khi coi công nghệ xử lý mà mình áp dụng là biểu tượng về sự phát triển của địa phương. Một số thành phố cho rằng xử lý bằng giải pháp kỹ thuật cao

52

cho thấy mức độ “hiện đại” của địa phương mình. Công nghệ đơn giản và phù hợp với điều kiện địa phương bị đánh giá là lạc hậu và không được lựa chọn do không phù hợp với “hình ảnh” thành phố.

106. Làm thế nào để Việt Nam lựa chọn đúng các công nghệ xử lý nước thải phù hợp hơn với điều kiện địa phương và khả năng trang trải chi phí vận hành – bảo dưỡng lâu dài? Để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, cần đánh giá các tiêu chí kỹ thuật chính trình bày dưới đây. Dựa trên kết quả đánh giá các giải pháp theo các tiêu chí này, ta có thể xếp thứ tự các giải pháp đó.

Yêu cầu về diện tích đất: Ở các đô thị cấp tỉnh, cần cân nhắc dẫn nước thải ra xử lý ở vùng quê ngoại ô, ngoài khu vực thành phố. Các khu vực này không gặp khó khăn về dân sinh sống, diện tích đất rộng hơn và chi phí đất rẻ hơn. Do các công nghệ chi phí thấp thường chiếm diện tích đất lớn, cần ước tính diện tích đất cần bố trí để phát triển nhà máy xử lý sau này trong quá trình lập kế hoạch VSMT đô thị.

Chi phí vận hành: Chi phí vận hành là một thông số quan trọng khác khi đánh giá công nghệ xử lý nước thải. Rõ ràng khi phân tích sẽ thấy các giải pháp kỹ thuật cao sẽ có chi phí vận hành – bảo dưỡng cao hơn. Chi phí vận hành – bảo dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với tính bền vững về tài chính khi vận hành công trình, do vậy đây là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn công nghệ xử lý.

Chi phí đầu tư: Cần ước tính chi phí đầu tư dựa trên quy mô ban đầu của các giải pháp công nghệ. Để đánh giá các giải pháp xử lý, cần lập ma trận để xác định giá trị định lượng cho mỗi giải pháp. Từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp nhất là công nghệ có chi phí thấp nhất trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả xử lý và có thể bố trí trên diện tích đất đã dành để xây nhà máy xử lý.

Xử lý phù hợp yêu cầu nước thải sau xử lý: Dựa vào tiêu chuẩn nước thải sau xử lý hiện hành, cần đánh giá các công nghệ xử lý đạt tiêu chuẩn, từ công nghệ lắng chất thải đến xử lý sinh học dính bám, từ xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học truyền thống đến xử lý tự nhiên. Các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đang hạn chế hoạt động này do cáccông nghệ đơn giản hơn công nghệ truyền thống khó đáp ứng được yêu cầu về giá trị thông số dưỡng chất.

107. Xử lý nước thải phân tán là cách tiếp cận cho phép áp dụng các công nghệ xử lý có chi phí thấp. Có thể xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nhỏ trong từng giai đoạn khác nhau, xử lý dòng chảy nhỏ. Các hệ thống này cần diện tích đất ít hơn và tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành mạng lưới thu gom và nhà máy xử lý.

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)