Phát triển VSMT ở các thành phố lớn

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 25)

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚCTHẢI ĐÔ THỊ

1.2.1 Phát triển VSMT ở các thành phố lớn

8. Do đặc điểm đặc thù, các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng được xem xét riêng. Tại các thành phố này, lý do phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải là để giải quyết các vấn đề VSMT đô thị quan trọng có liên quan đến tình trạng mật độ dân cư đông và thiếu công trình tiêu thoát lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn.

9. Thành phố lớn đầu tiên ở Việt Nam phát triển hạ tầng nước thải là Hà Nội với hai hệ thống thu gom và xử lý nước thải do JICA tài trợ phục vụ khu vực hồ Kim Liên và Trúc Bạch đi vào hoạt động từ năm 2005. Hai trạm này có công suất nhỏ (Kim Liên có công suất là 3.700 m3/ngày và Trúc Bạch là 2.300 m3/ngày) vì đây là dự án thí điểm để chính quyền địa phương hiểu rõ hơn cách thức áp dụng VSMT đô thị ở các khu vực thành phố lớn. Các trạm xử lý nước thải này giúp giảm ô nhiễm cho các mương, hồ trước đây tiếp nhận nước thải và nước mưa chưa xử lý. Hai trạm đều áp dụng công nghệ bùn hoạt tính (A2O). Mỗi dự án chỉ xử lý một phần nhỏ khu vực tiêu thoát của các hồ, mương nước. 10. Dự án khác do JICA tài trợ sau đó là nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long được xây dựng để phục vụ khu vực dân cư có số dân dự kiến là 150.000 người. Mặc dù nhà máy đã vận hành từ năm 2009, hệ thống cống thoát nước chung mà chính quyền địa phương hứa xây dựng để phục vụ khu vực này vẫn chưa được thi công vì hợp phần này không thuộc vốn tài trợ của JICA mà lấy vốn từ ngân sách địa phương. Do vậy, chính quyền phải quyết định dẫn nước thải đã xử lý bậc một từ khu công nghiệp gần đó đến nhà máy Bắc Thăng Long để tiếp tục xử lý; tuy nhiên lượng nước này chỉ đạt 17% tổng công suất thiết kế là 42.000m3/ngày. Tình trạng này cho thấy cần xây dựng đồng bộ công trình thu gom và xử lý nước thải để tránh lãng phí vốn đầu tư.

11. Công trình hạ tầng VSMT mới xây của thành phố Hà Nội là nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có công suất 200.000 m3/ngày áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính phản ứng theo mẻ (SBR). Phạm vi phục vụ là tất cả các tuyến cống thoát nước dẫn đến sông Kim Ngưu (125.000m3

/ngày) và sông Sét (75.000m3/ngày), vì đây là nguồn cấp nước thải chính cho nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Một lần nữa hệ thống thu gom nước thải chính chưa được xây dựng, sông Kim Ngưu được sử dụng để dẫn cả nước mưa và nước thải đến nhà máy. Thời gian lưu nước trên hệ thống cống và sông thoát nước dài khiến nồng độ BOD trong nước thải giảm, gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của công trình xử lý. Nồng độ BOD giảm cũng làm mất cân đối tỷ lệ Các-bon – Ni-tơ (C-N) trong nước thải thô, khiến nhà máy gặp khó khăn trong việc đạt tiêu chuẩn xả thải đặc biệt với chỉ tiêu chất dinh dưỡng (Ni-tơ).

12. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có ba dự án tiêu biểu về phát triển VSMT đô thị. Đầu tiên là dự án do chính phủ Bỉ tài trợ ở Bình Hưng Hòa xử lý nước thải từ hệ thống kênh thoát nước chung. Hệ thống hồ hiếu khí và chuỗi hồ được xây dựng trên diện tích khá lớn (37ha), là công nghệ chi phí thấp, độc đáo giúp xử lý nước thải cho khu vực đô thị

14

đông dân này. Nhà máy tiếp nhận nước thải có nồng độ chất ô nhiễm không cao và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Vận hành từ năm 2006, nhà máy Bình Hưng Hòa có công suất thiết kế là 46.000m3/ngày, nhưng hiện nay mới chỉ xử lý 30.000m3

/ngày.

13. Tiếp theo là dự án thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn 1 do JICA tài trợ, thoát nước cho khu vực dân cư đông đúc ở quận 1 và quận 5 và dẫn về nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng. Dự án bắt đầu từ năm 2009 nhưng thời gian triển khai dự án bị kéo dài hơn dự kiến do những vấn đề liên quan đến thi công tuyến cống bao đường kính lớn trên các đường phố đông đúc. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính truyền thống (CAS) có công suất ban đầu là 141.000m3/ngày, dự kiến sẽ nâng lên 512.000m3/ngày song song với việc mở rộng hệ thống thu gom nước thải trong giai đoạn 2.8

14. Dự án thứ ba là hệ thống thoát nước chung kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang triển khai với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Dự án này không bao gồm nhà máy xử lý nước thải nhưng đã cải thiện đáng kể điều kiện môi trường ở khu vực. Khu vực dự án trước đây từng là khu ổ chuột đông người sinh sống hình thành trên một kênh thoát nước ô nhiễm trầm trọng do tiếp nhận tất cả lượng nước thải phát sinh trong khu vực. Dự án hoàn tất vào năm 2011 cho thấy có thể cải thiện VSMT bằng cách xây dựng hệ thống cống bao để phục hồi nguồn tiếp nhận nước. Trước khi triển khai dự án, khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng và có nhiều vấn đề xã hội. Hỗn hợp nước mưa và nước thải trước đây xả thẳng xuống kênh khiến kênh bị ô nhiễm giờ được dẫn đến các giếng tách rồi chảy vào các đường ống riêng. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ xây dựng một nhà máy xử lý nước thải ở quận 2 với công suất thiết kế là 480.000m3/ngày, thay cho việc thoát nước trực tiếp vào sông Sài Gòn như hiện nay. Cần lưu ý rằng hệ thống thoát nước riêng đã được đề xuất xây dựng ở Quận 2.

15. Ở Đà Nẵng, thành phố sử dụng mạng lưới thoát nước chung để thu gom nước thải cho 4 nhà máy xử lý áp dụng cùng một công nghệ là hồ yếm khí có phủ bạt kín. Ban đầu các nhà máy này được thiết kế và thi công là các hồ yếm khí không phủ bạt. Tuy nhiên, do nhà máy nằm gần khu vực dân cư cũng như các vấn đề về ô nhiễm mùi, tất cả các hồ này đã được Ngân hàng Thế giới tài trợ (năm 2008) để phủ bạt kín. Với tổng công suất thiết kế là 64.400m3/ngày, bốn nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng phục vụ cho 378.000 người, tương đương 40% dân số thành phố. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đến đặc điểm của hệ thống thoát nước chung là nồng độ chất hữu cơ (BOD) thấp, do đó việc xử lý nước thải là không cần thiết vào mùa mưa; tình trạng này khiến các đơn vị vận hành không sử dụng các trạm bơm có giếng tách nước mưa, và hỗn hợp nước thải và nước mưa được xả thắng vào nguồn tiếp nhận, bao gồm cả bãi biển ở bán đảo Sơn Trà.

15

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)