Chính sách

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 38)

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚCTHẢI ĐÔ THỊ

1.3.2 Chính sách

42. Việt Nam đã xây dựng khung chính sách pháp luật toàn diện về VSMT, bao gồm quản lý nước thải đô thị từ luật, chiến lược quốc gia, nghị định, thông tư đến quyết định, chương trình và kế hoạch. Tuy nhiên, các văn bản này còn chưa thống nhất, chồng chéo và có một số nội dung còn chưa được quy định. Các mục tiêu bảo vệ môi trường và thu gom – xử lý nước thải nhiều khi còn quá tham vọng và chưa thống nhất với nhau trong các văn bản pháp luật hiện hành.

43. Các quy định pháp luật về vệ sinh đô thị còn chưa hoàn thiện. Mặc dù bể tự hoại là công trình vệ sinh hộ gia đình được sử dụng phổ biến ở hầu hết các khu vực đô thị, chưa thành phố nào ở Việt Nam ban hành quy định về thiết kế và xây dựng bể tự hoại. Hơn nữa, nhà nước cũng chưa quy định về hoạt động vận hành và bảo trì bể tự hoại cũng như quản lý phân bùn. Nhiều địa phương chưa quy định bắt buộc hộ gia đình phải đấu nối vào hệ thống thoát nước. Mặc dù vậy, một số thành phố thực hiện dự án ODA đã lồng ghép các vấn đề này trong quá trình thiết kế và quản lý dự án.

44. Mặc dù khuyến khích khối tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, chính phủ Việt Nam chưa ban hành nhiều biện pháp ưu đãi để khuyến khích đầu tư tư nhân vào hoạt động quản lý nước thải. Thông tư số 230/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2009/NĐ-CP và Nghị định 59/2007/NĐ-CP để xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ sự tham gia khu vực tư nhân vào lĩnh vực nước thải. Việc không thu hồi được chi phí, quy trình thủ tục hành chính rườm rà và hiệu quả thực hiện các quy định về dịch vụ và biểu phí là các nguyên nhân chính hạn chế sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực VSMT đô thị.

45. Việt Nam đang thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhưng quá trình cổ phần hóa công ty cấp nước và công ty thoát nước còn chậm. Dự kiến dự án nước thải mới ở Đà Nẵng sẽ áp dụng hợp đồng Xây dựng – Vận hành (trong 10 năm). Yên Sở là nhà máy xử lý nước thải đầu tiên được thực hiện theo hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) tại Hà Nội, theo đó, công ty Gamuda của Malaysia đã đầu tư 300 triệu Đô la Mỹ để thi công nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và sẽ bàn giao nhà máy này cho Công ty thoát nước Hà Nội (HDC) quản lý. Đổi lại, Công ty Gamuda được nhận 150 ha đất từ Thành phố Hà Nội và dự kiến sẽ thực hiện dự án lớn về phát triển đô thị trị giá 1 tỷ Đô la Mỹ.

Lập quy hoạch thoát nước

46. Nhiều địa phương phê duyệt và triển khai dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị mặc dù các dự án này không có trong quy hoạch thoát nước, hoặc quy hoạch chưa được lập. Nghị định 88 và bản sửa đổi của Nghị định này quy định chính quyền đô thị phải lập quy hoạch thoát nước. Tuy nhiên quy hoạch thoát nước hay quy hoạch VSMT thường chưa được lồng ghép vào quy hoạch phát triển đô thị. Hiện Việt Nam vẫn chưa ban hành văn bản quy định và tài liệu hướng dẫn hoạt động lập kế hoạch, tham vấn và thẩm định dự án phát triển VSMT đô thị, dẫn đến tình trạng không xây dựng các nhà máy xử lý nước thải một cách hệ thống trên địa bàn thành phố để xử lý các vấn đề môi trường và phát triển đô thị.

27

47. Công ty thoát nước và xử lý nước thải thường không tham gia vào giai đoạn thiết kế và thi công, cũng không được sở hữu công trình. Nhà đầu tư (chính quyền trung ương hoặc địa phương) thực hiện thiết kế và thi công trước khi bàn giao công trình cho công ty thoát nước và xử lý nước thải vận hành và bảo trì. Do đó, các công ty này gặp nhiều khó khăn khi vận hành và bảo dưỡng các đường ống và công trình xử lý, đặc biệt là khi công trình thi công không đạt yêu cầu. Công ty thoát nước và xử lý nước thải không được sở hữu công trình, trang thiết bị (Nghị định 88/NĐ-CP quy định tài sản này thuộc quyền sở hữu của chính quyền thành phố) và cũng không có quyền từ chối nhận bàn giao công trình nếu công trình không đạt yêu cầu.

48. Trong quá trình khảo sát, Đoàn đánh giá cũng phát hiệnrằng một số công trình xử lý nước thải phân tán như các công trình trong khách sạn, bệnh viện và các khu chung cư mới xả nước thải đã qua xử lý vào mạng lưới thoát nước công cộng mặc dù đã xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Đó là do công tác lập kế hoạch phát triển VSMT chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng phát triển chồng chéo các hệ thống thoát nước tập trung và phân tán.

Phí nước thải (Nghị định 88) và Phí bảo vệ môi trường (Nghị định 67)12

49. Trách nhiệm xây dựng biểu phí và thu phí nước thải giữa Sở TN&MT và các công ty cung cấp nước còn chưa rõ ràng và chồng chéo. Trong nhiều trường hợp, các công ty cấp nước thực hiện thu phí nước thải. Do vậy, có thể thấy phí bảo vệ môi trường mà SởTN&MT thu bị chồng chéo với phí nước thải do các công ty cấp nước thu. Tương tự, Ban quản lý Khu công nghiệp và đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp cũng lúng túng khi thu phí nước thải. Phí nước thải và phí bảo vệ môi trường đang được điều chỉnh theo các sửa đổi của Nghị định 88 và 67.

50. Nghị định 88 ban hành năm 2007 là cột mốc quan trọng đối với hoạt động quản lý nước thải đô thị và khu công nghiệp do nó khắc phục nhiều vấn đề cản trở sự phát triển hiệu quả của lĩnh vực này. Nghị định 88 hiện đang được sửa đổi để quy định toàn diện hơn. Một số vấn đề sẽ được giải quyết như xây dựng các tiêu chuẩn xả thải vào hệ thống thoát nước đô thị; quy định về các văn bản do chính quyền địa phương ban hành về công tác thoát nước và xử lý nước thải đô thị; xây dựng chính sách huy động đầu tư phát triển vệ sinh đô thị; làm rõ quyền sở hữu các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

12

Trong quá trình viết báo cáo này, Nghị định 67 đã được thay thế bởi Nghị định 25/ 2013/ND-CP ban hành vào tháng 03/2013. Ngoài ra, vào tháng 05/2013, Thông tư số 63/2013-TTLT cũng được ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định 25. Nghị định 25 tách phí bảo vệ môi trường và phí thoát nước. Nhà nước sẽ thu phí bảo vệ môi trường từ các đơn vị sản xuất và hộ gia đình xả nước thải ra môi trường. Đối với nước thải sinh hoạt, đơn vị thoát nước và hộ gia đình chưa đấu nối vào hệ thống cống phải trả phí bảo vệ môi trường với mức không quá 10% giá nước sạch quy định ở địa phương. Do tỷ lệ 10% giá nước sạch là quá thấp, không đủ để thu hồi chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, quy định này không khuyến khích các đơn vị thoát nước thực hiện đấu nối vào mạng lưới thoát nước. Nghị định 88 (sửa đổi) dự kiến sẽ đổi tên “Phí thoát nước” thành “Giá dịch vụ thu gom và xử lý nước thải” và quy định thu từ các đối tượng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, hiện chính quyền còn lúng túng khi thực hiện quy định thu phí bảo vệ môi trường và phí thoát nước từ các đối tượng thoát nước thải vào mạng lưới thu gom nước chung (bao gồm sông và kênh hở) tại khu vực chưa xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nghị định 88 (sửa đổi) hiện trong giai đoạn soạn thảo cần khắc phục nội dung này.

28

đô thị; và xác định phương pháp xây dựng biểu phí nước thải áp dụng cho các đơn vị thoát nước đô thị và công nghiệp nhằm từng bước thu hồi chi phí vận hành – bảo dưỡng.

Tiêu chuẩn thải

51. Các bên chưa thực sự quan tâm đến mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận khi thiết kế công trình xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn môi trường. Việt Nam nên phân chia các loại nước thải sau xử lý thành nhiều nhóm theo mục đích sử dụng, từ đó áp dụng các tiêu chuẩn môi trường khác nhau. Tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất là QCVN 24-2009, được thay thế bởi Tiêu chuẩn QCVN 40:2011 ban hành cuối tháng 12/2011. Một vài tỉnh đang áp dụng tiêu chuẩn QCVN 14:2008, vốn không áp dụng cho các nhà máy xử lý nước thải tập trung (Bắc Giang, Bình Hưng, và Bình Hưng Hòa). Một vài tỉnh áp dụng tiêu chuẩn xả thải đã hết hiệu lực như TCVN 6772, TCVN 7222, mặc dù các tiêu chuẩn này đã được thay thế. Bảng 1.2 trình bày quá trình phát triển các tiêu chuẩn xả thải từ năm 1995 đến nay.

Hình 1.8 Một Hội thảo về sửa đổi Nghị định 88 về thoát nước do Bộ Xây dựng tổ chức

29

Bảng 1.2 Những thay đổi về các tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp

Thông số Đơn vị TCVN 5945:1995 TCVN6772-2000 TCVN7222: 2002 TCVN 5945:2005 QCVN 14:2008 QCVN 24:2009 QCVN 40:2011 A B I II III IV Xử lý cấp một Xử lý cấp hai Xử lý cấp ba A B A B A B A B pH - 6-9 5.5-9 5-9 5-9 5-9 5-9 6-9 6-9 6-9 6-9 5,5-9 5-9 5-9 6-9 5,5-9 6-9 5,5-9 BOD mg/L 20 50 30 30 40 50 100-200 10-30 5-10 30 50 30 50 30 50 30 50 COD mg/L 50 100 - - - - - - - 50 80 - - 50 100 75 150 TSS mg/L 50 100 50 50 60 100 100-150 10-30 5-10 50 100 50 100 50 100 50 100 NH4-N mgN/L 0.1 1 - - - - - - - 5 10 5 10 5 10 5 10 T-N mg/L 30 60 - - - - 20-40 15-30 3-5 15 30 30 50 15 30 20 40 T-P mgP/L 4 6 6 6 10 10 7-15 5-12 1-2 4 6 6 10 4 6 4 6 O&G mg/L 5 10 20 20 20 20 - - - 10 20 10 20 10 20 - - Coliform MPN/100ml 5000 10000 1000 1000 5000 5000 - - - 300 0 5000 3000 5000 3000 5000 3000 5000 Ghi chú:

1. Các tiêu chuẩn này áp dụng đối với nước thải từ nhà máy xử lý nước thải - A: nguồn nước sử dụng vào mục đích cấp nước.

- B: nguồn nước sử dụng cho mục đích khác có yêu cầu chất lượng thấp

- C: nguồn nước sử dụng cho các mục đích xác định được cơ quan chức năng cho phép (như hồ chứa nước thải, cửa lấy nước thải trong các đường cống dẫn vào nhà máy xử lý nước thải, v.v.)

30

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)