Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 27)

1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NƯỚCTHẢI ĐÔ THỊ

1.2.2 Phát triển VSMT ở các đô thị cấp tỉnh

16. Nhóm thứ hai trong hệ thống VSMT là công trình nằm ở cấp tỉnh; các công trình này áp dụng các phương pháp kỹ thuật khá đa dạng khi thu gom (thoát nước chung hay riêng) và xử lý (từ chuỗi hồ sinh học đơn giản đến xử lý bằng bùn hoạt tính phức tạp). 17. Trong các hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cấp tỉnh, công trình thoát nước của hộ gia đình lâu nay đấu nối vào hệ thống thoát nước một cách tùy tiện, hầu hết là đấu nối trực tiếp từ bể tự hoại gia đình. Đây là tình trạng xảy ra ở thành phố Bắc Giang và hai khu vực thoát nước ở Quảng Ninh.

Tuy nhiên thành phố cao nguyên như Đà Lạt và Buôn Ma Thuột cũng như ở Phú Mỹ Hưng (gần thành phố Hồ Chí Minh) lại sử dụng hệ thống thoát nước riêng, hoàn toàn không thu gom nước mưa. Nước thải mà nhà máy xử lý tiếp nhận từ hệ thống thoát nước riêng có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với từ hệ thống thoát nước chung (vốn có nồng độ các chất hữu cơ thấp hơn).

18. Công nghệ áp dụng ở 5 nhà máy xử lý nước thải cấp tỉnh có trình độ kỹ thuật rất khác nhau, từ rất đơn giản đến phức

tạp. Công trình VSMT đầu tiên hoạt động năm 2006 là ở Đà Lạt (công suất thiết kế là 7.000m3/ngày) và Buôn Ma Thuột (công suất thiết kế là 8.125 m3/ngày). Hai nhà máy do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đan Mạch tài trợ xây dựng này đều áp dụng các giải pháp chi phí thấp để xử lý nước thải là bể lọc sinh học nhỏ giọt và chuỗi hồ sinh học. Sau này, các nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy (2007, công nghệ bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ SBR), Hà Khánh (2009, SBR), Châu Đốc (2011, hồ hiếu khí), Bắc Giang (2012, mương oxy hóa) áp dụng giải pháp công nghệ cao hơn.

19. Đặc điểm chung khi phát triển VSMT ở hầu hết các đô thị Việt Nam là phát triển không có kế hoạch, tình trạng này gây ra nhiều khó khăn cho công tác phát triển hạ tầng. Mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương đã cố gắng xây dựng chính sách phát triển VSMT phù hợp, nhưng các mô hình quản lý truyền thống và những hạn chế về thể chế vẫn còn tồn tại, cản trở sự phát triển và quản lý hiệu quả hạ tầng đô thị, bao gồm cả hạ tầng vệ sinh.

Hình 1.3 dưới đây trình bày lịch sử phát triển lĩnh vực vệ sinh môi trường ở Việt Nam Hình 1.2 Xây dựng trục tiêu thoát nước chính ở

thành phố Hà Nội

16

Hình 1.3 Qúa trình phát triển VSMT đô thị ở Việt Nam

17

Một phần của tài liệu đánh giá hoạt động quản lý nước thải đô thị việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)