I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt
2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
ảng 2.12. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh ệch 2013-2012 Chênh ệch 2011-2012
Khả năng thanh toán ngắn hạn 3,27 3,03 2,54 0,24 0,49
Khả năng thanh toán nhanh 3,21 3,01 2,45 0,20 0,56
Khả năng thanh toán bằng tiền 0,15 0,02 0,02 0,13 0,00 Khả năng chi trả lãi vay 0,09 0,17 0,15 (0,08) 0,02
(Nguồn: Số lượn tính được từ báo cáo tài chính năm 2011 - 2013) Khả năn thanh toán n ắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Giai đoạn 2011 - 2012: Năm 2011 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 2,54 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 2,54 đồng tài sản ngắn hạn. So với năm 2011 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 tăng 0,49 lần là 3,03 (>1. Do tốc độ tăng của TSN năm 2012 tăng (8,03%) trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm 9,49% dẫn tới hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, tại hai thời điểm hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn, năm 2012 khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng cũng là dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Khoản mục vay ngắn hạn và phải trả người bán của công ty giảm mạnh trong năm 2012, như vậy là tốt vì đây là những khoản có thời gian đáo hạn rất nhanh, công ty phải thanh toán sớm để đảm bảo uy tín và duy trì mối quan hệ vì vậy công ty sẽ không kịp tiêu thụ hàng tồn kho và thu nợ khách hàng nhanh chóng nên rất có thể làm cho công ty mất khả năng thanh toán.
Giai đoạn 2012 - 2013: Năm 2013 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 3,27 lần tăng 0,24 lần, >1 giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 tăng là do: tài sản ngắn hạn trong năm 2013 tăng 61,72% tăng lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là
49,37. Mức dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền tăng gấp đôi so với khoản phải trả người bán, vay ngắn hạn giảm 11,84% so với năm 2012, các khoản phải thu tức nợ không đòi được hoặc không dùng được để bù trừ lớn 71,89% tăng chậm hơn năm
2012, hàng tồn kho có tăng 430,93% tăng rất lớn nhưng đều nhỏ hơn tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền.
Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn cao chưa chắc đã tốt, dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền nhiều sẽ mất chi ph cơ hội của việc giữ tiền, hàng tồn kho lớn, các khoản phải thu lớn bộ phận này không sinh lời, không hoạt động mà còn làm tăng chi ph của doanh nghiệp: chi phí quản lý, chi ph cơ hội, chi phí thu hồi. Vì thế hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn chưa chắc cao là tốt.
o đó t nh hợp lý của khả năng thanh toán ngắn hạn còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và các công ty khác cùng ngành. So với các chỉ số khả năng thanh toán của trung bình ngành là 3,0, chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp như vậy là khá tốt. Tỷ số này cho ta thấy công ty đều dùng nguồn vốn của mình để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty lành mạnh, không gặp rủi ro trong việc thanh toán.
Khả năn thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh cho biết công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho hay không? Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn 2011 – 2013 đều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng dần qua các năm.
Khả năng thanh toán nhanh công ty năm 2012 là 3,01 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,01 đồng tài sản ngắn hạn không t nh đến hàng tồn kho, tăng 0,56 đồng so với năm 2011. Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 là 3,21 lần cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 3,21 đồng tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho, tăng 0,2 lần so với năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh tăng là do: năm 2013 tài sản ngắn hạn tăng mạnh nhất là khoản tiền và các khoản tương đương tiền tăng 867,11%, các khoản phải thu khách hàng tăng 71,89%, khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh tăng 430,93%, nợ phải trả cũng tăng chậm 27,11%. Thêm vào đó tỷ số này sấp xỉ tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn chứng tỏ hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong TSNH.
Công ty đã kiểm soát khá tốt lượng hàng tồn kho của công ty, hàng tồn kho tuy tăng mạnh, nợ phải trả tăng chậm nhưng đều thấp hơn mức dự trữ tiền và các khoảng tương đương tiền tăng mạnh điều này cho thấy công ty đang chú trọng và cải thiện khả năng thanh toán của công ty, rủi ro thanh toán phần nào được giảm bớt.
Qua phân tích ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là quá cao đều ở mức >1 ngang bằng với tỷ số thanh toán ngắn hạn có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sự dụng vốn giảm, so với trung bình ngành, chỉ số
71
khả năng thanh toán nhanh của ngành là 2,95 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp như vậy là phù hợp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Trong khi đó, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là tốt.
Khả năn thanh toán bằng tiền
Khả năng thanh toán bằng tiền cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Giai đoạn 2011 – 2012: Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty năm 2012 là 0,02 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,02 đồng tiền và các khoản tương đương tiền bằng với khả năng thanh toán bằng tiền năm 2011.
Giai đoạn 2012-2013: Giai đoạn 2012 – 2013: Khả năng thanh toán tức thời năm 2013 là 0,015 lần. Khả năng thanh toán bằng tiền năm 2013 cho biết một động nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,015 đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 0,13 lần so với năm 2012. Khả năng thanh toán bằng tiền công ty năm 2013 tăng là do năm 2013 tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền lớn hơn tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn. Năm 2013 công ty tăng các khoản tiền lên tới 867,11% so với năm 2012 trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 49,37%. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty đang ở mức rất thấp xấp xỉ bằng không cho thấy công ty gần như không có khả năng thanh toán tức thời, tuy nhiên công ty có khả năng điều khiển hoạt động kinh doanh để không gây trạng thái mất khả năng thanh toán.
Có thể thấy hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của công ty trong ba năm không ổn định và đang ở mức rất thấp, hệ sô này nhỏ hơn 0,5 sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần xem xét, áp dụng những biện pháp tài chính khẩn cấp phù hợp để tránh doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tại 3 năm phân t ch đều rất thấp, chỉ tiêu này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. do vậy để nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn, doanh nghiệp cần có biện pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Khả năn chi trả lãi vay
Nhìn vào biểu đồ ta thấy hệ số khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm không ổn định, rất thấp (<1) và nhỏ hơn chỉ tiêu trung bình ngành là 1,2 lần []
Giai đoạn 2011-2012: năm 2011 hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 0,15 lần trong khi đó hệ số này năm 2012 tăng lên bằng 0,17 lần, nghĩa là trong năm 2012 công
ty có 0,17 đồng lợi nhuận sẵn sàng dùng để trả cho 1 đồng lãi vay, công ty không đủ khả năng chi trả lãi vay.
Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 hệ số khả năng chi trả lãi vay là 0,09 lần (<1) giảm 0,08 lần so với năm 2012, nghĩa là trong năm 2013 công ty có 0,09 đồng lợi nhuận sẵn sàng dùng để trả cho 1 đồng lãi vay, công ty vẫn không đủ khả năng chi trả lãi vay. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do chi ph lãi vay trong năm 2013 tăng 431,58% so với năm 2012, khoản vay này chủ yếu là do năm 2013 công ty đã vay ngân hàng và các tổ chức khác để triển khai dự án, cộng thêm năm 2013 chi ph lãi vay tăng cao.
Khả năng chi trả lãi vay của ngành là 1 không phải là quá cao so với hệ số chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Nhưng việc sụt giảm hệ số này cũng như hệ số ở mức rất thấp như trên chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay, khả năng sinh lời của doanh nghiệp thấp lợi nhuận làm ra không đủ chi trả lãi vay. Với hệ số thấp cũng khiến cho công ty khó có khả năng vay vốn do sự lo ngại công ty khó có khả năng chi trả, hoặc nếu đi vay có thể chịu lãi suất cao do rủi ro tín dụng cao.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản
ảng 2.13. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của công ty CP Tập đoàn T&T giai đoạn 2011 – 2013
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Vòng quay hàng tồn kho (vòng/ năm) 17,62 59,81 16,19
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho (vòng/ năm) 20,72 6,10 22,54
Vòng quay khoản phải thu (vòng/năm) 0,48 1,22 1,22
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 763,30 297,96 297,96
Vòng quay khoản phải trả (vòng/năm) 6,97 15,86 35,89
Kỳ trả tiền bình quân (ngày) 52,35 23,01 10,17
Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền TB 731,67 281,05 310,34
Hiệu suất sử dụng TSNH 0,35 0,56 0,00
Hiệu suất sử dụng TSDH 0,22 0,40 0,07
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,13 0,23 0,02
(Nguồn: Số lượn tính được từ báo cáo tài chính năm 2011 - 2013)
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Qua bảng ta thấy vòng quay hàng tồn kho tuy khá cao nhưng bất ổn. Thời gian quay vòng hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.
73
Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay hàng tồn kho càng lớn, việc kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Giai đoạn 2011-2012: Từ bảng 2.11, năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 59,81 vòng nghĩa là trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hàng tồn kho của doanh nghiệp quay vòng khoảng 59,81 vòng tăng 43,62 vòng so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho tăng hay thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm do tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân là 82,18% lớn hớn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán là 34,17%. Năm 2012, doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho nhiều hầu hết là giảm nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang do năm 2012 nền kinh tế giảm sút, giá cả tăng cao, nhu cầu it, công ty không dự trữ hàng hóa quá nhiều. Việc giảm dự trữ một lượng hàng lớn cũng giúp giảm nhiều chi ph liên quan đến hàng tồn kho phát sinh như: ch ph lưu kho, chi ph bảo quản.
Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 17,62 vòng nghĩa là nghĩa là trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh hàng tồn kho của doanh nghiệp quay vòng khoảng 17,62 lần giảm 42,19 vòng so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho giảm nên thời gian quay vòng hàng tồn kho cao hơn đây là một tín hiệu không tốt. Giá vốn hàng bán tăng (56,41%) chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lượng hàng tồn kho (430,93%), một phần là do năm 2013 giá cả và số lượng nguyên vật liệu, hàng hóa đều tăng, nhưng điều này cũng làm tăng chi ph lưu kho và đòi hỏi công ty phải dự trự một lượng tiền mặt lớn hơn để thanh toán các đơn nhập hàng số lượng lớn. Năm 2013, tốc độ quay vòng của hàng tồn kho giảm xuống thấp hơn còn 51,54 lần. Nguyên nhân là do hoạt động tiêu thụ không tốt, sản lượng bán giảm, hàng hóa bị tồn đọng trong kho.
Kỳ trả tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải trả và kỳ trả tiền bình quân là chỉ tiêu phản ánh uy tín của công ty với bạn hàng và phản ảnh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Từ bảng trên ta thấy vòng quay khoản phải trả của công ty là rất nhỏ dẫn tới kỳ trả tiền bình quân của doanh nghiệp lớn và đang có xu hướng tăng dần.
Giai đoạn 2011-2012: Năm 2012 hệ số kỳ trả tiền bình quân là 15,86 ngày nghĩa là khoảng thời gian từ lúc mua hàng tới lúc trả tiền hàng là khoảng 15,86 ngày tăng 13 ngày so với năm 2011. Trong khi giá vốn hàng bán năm 2012 bị giảm 34,17%, chi phí chung tăng nhẹ, thì phải trả người lao động tăng 56,88%, do vậy khiến vòng quay khoản phải trả giảm dẫn đến kỳ trả tiền bình quân tăng, điều này chứng tỏ công ty đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, điều này làm tăng chi ph cơ hội.
Giai đoạn 2012-2013: Năm 2013 hệ số kỳ trả tiền bình quân là 52,35 ngày nghĩa là khoảng thời gian từ lúc mua hàng tới lúc trả tiền hàng là khoảng 52 ngày tăng 29
ngày so với năm 2012. Nguyên nhân là do phải trả người bán năm 2013 mạnh tăng 264,33% so với 2012 tăng nhanh hơn năm 2012 so với 2011 chỉ tăng 56,88%. Công ty đang chiếm dụng khá lớn khoản tiền từ người bán, điều này là tốt tuy nhiên nếu kéo dài quá lâu với khoản tiền lớn công ty sẽ làm mất đi uy t n của mình với nhà cung cấp, không được hưởng những khoản chiết khấu từ phía khách hàng.
Kỳ thu tiền bình quân
Giai đoạn 2011-2012: năm 2012 số vòng quay khoản phải thu không thay đổi là 297,96 vòng, có nghĩa là khoảng thời gian từ lúc bán hàng tới lúc thu được tiền là khoảng 297,96 ngày.
Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 số vòng quay khoản phải thu tăng so với năm 2012 và năm 2011, tốc độ tăng của khoản phải thu là 2013 là 309,50% lớn gấp 5 lần tốc độ gia tăng của doanh thu thuần là 59,85%. Năm 2013 kỳ thu tiền bình quân là 763,30 ngày, nghĩa là khoảng thời gian từ lúc bán hàng tới lúc thu được tiền hàng là hơn một năm, tăng 465 ngày so với năm 2012
So với hợp đồng kinh tế của người mua, chính sách tín dụng thương mại công ty cho khách hàng nợ trung bình là 40 ngày, như vậy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn rất nặng
Thời gian thu nợ của doanh nghiệp ngày càng dài. Chính sách bán hàng trả chậm của công ty là dễ dàng: xem xét cụ thể thị trường hàng hóa doanh nghiệp đang kinh doanh, nếu doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường thì chính sách bán hàng là linh hoạt và hợp lý.
Tuy nhiên, Tập Đoàn T&T đã hoạt động lâu và có thị phần vững chắc, khi thay đổi về chính sách bán hàng phải xem xét cụ thể khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do nhu cầu về nguyên vật liệu, kh đốt, nhiên liệu ngày càng tăng cao, được tiêu thụ nhiều hơn nên giá trị các khoản phải thu cũng tăng thêm, mặc dù vậy công ty chưa có chính sách thu hồi nợ hợp lý, chặt chẽ dẫn tới tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn