Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 26)

x 100 Vốn chủ sở hữu

1.5.2 Nhân tố khách quan

Thị trường cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đây là yếu tố quyết định quá trình tái mở rộng của doanh nghiệp.

Thị trƣờng đầu vào: là nơi cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hóa và tài chính cho quá trình vận hành sản xuất nên nó tác động trực tiếp đến lượng hàng cung ứng, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. ao gồm:

Nhà cun cấp hàn h a vật tư thiết bị

Các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị có quyền lực thương lượng lớn (số lượng nhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt…) có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm.

Tổ chức, cá nhân cung cấp vốn

oanh nghiệp thường huy động vốn qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Lãi suất, điều kiện t n dụng, các quy định về tài sản bảo đảm là những rào cản tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Vậy nên doanh nghiệp cần có lịch sử t n dụng sạch để dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tổ chức t n dụng cũng như có tình hình tài ch nh lành mạnh để thu hút các cổ đông, trái chủ mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

Thị trƣờng đầu ra: sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc độ quay vốn nhanh hay chậm của doanh nghiệp.

27

giá xuống thấp hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hậu mãi hơn. Vì vậy doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện quyền lực thương lượng của mình trước khách hàng. Đồng thời lưu trữ các thông tin về khách hàng hiện tại và tiềm năng làm cơ sở định hướng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến marketing.

Đối thủ cạnh tranh : Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như số lượng doanh nghiệp hoạt động cùng ngành, mức độ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn. Đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại… từ đó nâng cao hiệu quả S K . Như vậy, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến động lực phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh mới ra nhập ngành cũng có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vàsức ép từ các sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng sinh lợi của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, có t nh khác biệt.

Các chính sách pháp luật của Nhà Nước đối với hoạt động tài chính

Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về ch nh trị sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn về quyền sở hữu các tài sản của nhà đầu tư. Về pháp luật, bên cạnh những quy định, ràng buộc đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ, cũng có một số chương trình của Chính phủ như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh hay chính sách miễn giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Chính sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn khác nhau cho từng doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có sự tồn tại của hệ thống chỉ iêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm cà điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được thực trạng tài chính doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)