Cơ cấu tổ chức của công ty CP Tập Đoàn T&T

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 30)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN T&T

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty CP Tập Đoàn T&T

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty CP Tập Đoàn T&T

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền biểu quyết cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật và diều lệ công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT)

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý tập đoàn do Đ ĐCĐ bầu ra, có toàn quyền nhân danh tập đoàn để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đ ch, quyền lợi của tập đoàn, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đ ĐCĐ.

Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong công ty.

Quyền và nghĩa vụ của ĐQT do pháp luật và điều lệ công ty, quy chế nội bộ của tập đoàn và nghị quyết Đ ĐCĐ quy định.

ĐẠI ỘI CỔ ĐÔNG ỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ N TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH N ÂN SỰ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG ĐẦU TƯ P ÁP C Ế PHÒNG

31

Ban Tổng giám đốc

Ban Tổng giám đốc của tập đoàn bao gồm: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Trách nhiệm cụ thể của từng thành viên ban tổng giám đốc như sau:

Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của tập đoàn, chịu trách nhiệm trước ĐQT về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Các phó tổng giám đốc giúp việc cho tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các nội dung công việc, lĩnh vực được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã đượcgiám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật trực tiếp đôn đốc công việc, giám sát hoạt động của phòng Đầu tư.

Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh trực tiếp giám sát các hoạt động của 3 phòng Hành chính nhân sự, Kinh doanh và Tài chính – Kế toán.

Phòng Hành chính nhân sự

Phòng Hành chính nhân sự có các quyền và nghĩa vụ sau:

 Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc để hoàn thành kế hoạch ngân sách năm, kế hoạch công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ. Xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy, phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận để Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn tập đoàn, ngân sách liên quan đến chi ph lao động (quỹ lương, chi ph đào tạo, chi ph đóng , YT, chi ph đồng phục,…). Xây dựng các quy trình, quy chế trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với người lao động tập đoàn.

 Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự, quy hoạch & phát triển cán bộ thông qua phân t ch cơ cấu tổ chức, đánh giá kết quả thực hiện công việc, đánh giá năng lực nhân sự. Xây dựng các quy trình, Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị nhân sự theo quy định: xếp lương, nâng bậc lương, tuyển dụng, đánh giá nhân sự, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc lợi…

Phòng Tài chính – Kế toán

Phòng tài chính kế toán có nhiêm vụ lập kế hoạch thu, chi tài ch nh hàng năm của công ty, chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ. Tham mưu giúp giám đốc phân bổ chỉ

tiêu kế hoạch tài ch nh cho các đơn vị trực thuộc. Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn công ty.

Phòng kế toán thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

Phòng tài chính trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan văn phòng công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối văn phòng theo phê duyệt của giám đốc.

Phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh của tập đoàn có các quyền và nghĩa vụ sau:

 Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. Chủ trì tham mưu và thực hiện việc tìm kiếm việc làm, tham gia đấu thầu các dự án nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho tập đoàn. Tham gia vào tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu; tham mưu cho tổng giám đốc giải quyết mọi thủ tục có liên quan từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc đấu thầu.

 Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của tập đoàn và các công tác khác được phân công theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo yêu cầu.

Phòng Đầu tư

Phòng Đầu tư của tập đoàn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tìm kiếm, khai thác các dự án đầu tư trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc tập đoàn. Tổng hợp tình hình triển khai dự án đầu tư, kiến nghị các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc báo cáo Hội đồng quản trị, tổng giám đốc tập đoàn.

 Chuẩn bị nội dung và tài liệu để Hội đồng quản trị, tổng giám đốc tập đoàn đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước về hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết thực hiện dự án.

 ướng dẫn về công tác chuyên môn đối với các đơn vị thành viên trong tập đoàn về công tác nghiên cứu đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Phòng Pháp chế

Phòng pháp chế có nghĩa vụ tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, tổng giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho các công ty con, công ty liên kết trong những trường

33

hợp cần thiết; xử lý những vần đề phát hiện qua thanh kiểm tra, đề xuất những biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, hạn chế các sơ hở, yếu kém để nâng cao hiệu quả hoạt động của tập đoàn.

Phòng pháp chế sẽ phối hợp với các phòng chức năng để tham mưu về mặt pháp lý đối với quá trình xây dựng mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đó theo đúng qui định của tập đoàn và qui định của pháp luật; các vấn đề liên quan đến người lao động và sử dụng lao động theo đúng qui định của tập đoàn và qui định của pháp luật.

Phòng pháp chế tham gia quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng; kiểm tra tính pháp lý của dự thảo các hợp đồng của Công ty mẹ, các đơn vị phụ thuộc và công ty con theo sự phân công của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc. Tham mưu cho ội đồng quản trị, tổng tiám đốc đối với các dự thảo văn bản qui phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước gửi xin ý kiến; tổng kết, đánh giá những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tham mưu, giúp ội đồng quản trị, tổng giám đốc rà soát và hệ thống hóa các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp.

Phòng pháp chế có quyền đưa ra các kiến nghị việc tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những qui định của doanh nghiệp trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.

Nhận xét: Công ty CP Tập Đoàn T&T duy trì bộ máy tổ chức rất quy củ, ổn định. Các phòng ban được phân công nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rất rõ ràng. Giữa các phòng ban, đội thi công cũng có sự liên kết, ràng buộc nhất định để đảm bảo công việc luôn được xử lý một cách trôi chảy. Tuy nhiên, việc duy trì bộ máy đầy đủ như này ở những thời điểm tình hình chung khó khăn, công việc ít sẽ tạo ra gánh nặng rất lớn về tài chính bởi hàng tháng công ty phải duy trì một quỹ lương tương đối lớn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)