Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty CP Tập Đoàn T&T thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 51)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN T&T

2.2.2Phân tích tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty CP Tập Đoàn T&T thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011

T&T thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được xem xét qua tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận năm 2011 - 2013 của công ty CP Tập đoàn T&T

Tình hình doanh thu của công ty CP Tập đoàn T&T năm 2011 – 2013

Từ bảng 2.7 báo cáo kết quả kinh doanh trên ta có thể thấy:

Tình hình doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: trong giai đoạn 2011 đến 2013, có nhiều biến động. Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 33,18%, nhưng sau đó năm 2013 lại tăng mạnh tăng 57,87%, giá trị cao hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011. Lý do cho việc doanh thu thuần của công ty thay đổi thất thường như vậy có thể lý giải là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giai đoạn 2011- 2013 là khoảng thời gian nền kinh tế trong nước bất ổn định do nền kinh tế thế giới vẫn chưa bình ổn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tăng trưởng thấp chỉ nằm ở mức 5%, lạm phát ở mức cao hơn 6%, ch nh sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt, các doanh nghiệp đều cẩn trọng hơn trong việc kinh doanh. Với tình trạng nền kinh tế như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự bất ổn trong doanh thu thuần trong giai đoạn 2011 - 2013.

ảng 2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Tập đoàn T&T giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh ệch 2013 - 2012 Chênh ệch 2012 - 2011

Tuyệt đối

Tƣơng

đối % Tuyệt đối

Tƣơng đối %

1. oanh thu bán hàng và cung cấp V 876.010,79 547.949,30 820.098,12 328.061,49 59,87 (272.148,82) (33,18)

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 178,27 54,14 26,15 124,13 229,27 27,99 107,05

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 875.832,52 547.895,16 820.071,97 327.937,37 59,85 (272.176,82) (33,19)

4. Giá vốn hàng bán 832.975,21 532.570,43 809.011,80 300.404,78 56,41 (276.441,37) (34,17)

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.857,31 15.324,73 11.060,17 27.532,59 179,66 4.264,56 38,56

6. Doanh thu hoạt động tài chính 338.455,19 81.360,11 159.525,27 257.095,08 316,00 (78.165,17) (49,00) 7. Chi phí tài chính 290.481,09 60.214,67 137.249,01 230.266,42 382,41 (77.034,34) (56,23) Trong đó Chi ph lãi vay 253.323,20 57.367,87 137.172,47 195.955,33 341,58 (79.804,61) (58,18)

8. Chi phí bán hàng 9.133,55 1.738,93 1.905,13 7.394,62 425,24 (166,20) (8,72)

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.741,02 29.539,09 22.356,85 31.201,92 105,63 7.182,24 32,13

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động D 20.956,84 5.192,15 9.074,45 15.764,69 303,63 (3.882,30) (42,78)

11. Thu nhập khác 3.514,53 5.199,61 14.266,40 (1.685,08) (32,41) (9.066,79) (63,55)

12. Chi phí khác 567,15 810,86 2.219,68 (243,71) (30,06) (1.408,82) (63,47)

13. Lợi nhuận khác 2.947,38 4.388,75 12.046,71 (1.441,37) (32,84) (7.657,97) (63,57)

14. Tổng ợi nhuận kế toán trƣớc thuế 23.904,22 9.580,90 21.121,17 14.323,32 149,50 (11.540,27) (54,64)

15. Chi phí thuế TNDN 411,08 - 508,12 411,08 (508,12) (100)

14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 23.493,15 9.580,90 20.613,05 13.912,25 145,21 (11.032,15) (53,52)

53

Giai đoạn 2011 – 2012: Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 547.949,3 triệu đồng, giảm 272.148,82 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 33,18% so với năm 2011. Có thể thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tập đoàn bị giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc kinh tế tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty CP Tập Đoàn T&T là một tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, tuy nhiên chính sự đa ngành nghề nói trên lại đang là điểm yếu của tập đoàn. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, xu hướng tái cấu trúc, cải tổ bộ máy sau đó đã diễn ra rất mạnh mẽ. Một loạt tổng công ty, tập đoàn đã mạnh tay tái cấu trúc, quay trở về ngành nghề kinh doanh cốt lõi để tiết kiệm chi phí, phát huy tối đa thế mạnh. Kết quả là khi sức cầu trong nền kinh tế sụt giảm, ngành hàng tiêu dùng của tập đoàn bị ảnh hưởng mạnh mẽ, các dự án bất động sản tập đoàn đã đầu từ cũng không mang lại nhiều doanh thu từ khi thị trường bất động sản tụt dốc. Chính vì vậy, việc doanh thu của tập đoàn bị sụt giảm đã xảy ra như một hệ quả tất yếu.

Giai đoạn 2012 – 2013: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 876.010,79 triệu đồng, tăng 328.061,42 triệu đồng, tương ứng tăng 59,87% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng này là do năm 2013 công ty đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động các dự án bất động sản đi kèm với đó là bán 19 căn hộ liền kề. Công ty năm 2013 nền có biến chuyển theo chiều hướng đi lên so với năm 2012, công ty triển khai nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng, đồng thời ký kết được với nhũng hợp đồng bán buôn lớn với các đối tác nên tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng. Tình hình kinh doanh thuận lợi, giá cả mặt hàng hóa như gas, vật liệu xây dựng,… tăng cao tại một số thời điểm nên doanh thu bán hàng tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản giảm trừ doanh thu: nếu như năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu của tập đoàn mới chỉ ghi nhận ở mức 26,15 triệu đồng thì chỉ sau một năm, kết thúc năm 2012, giảm trừ doanh thu của tập đoàn này đã là 54,14 triệu đồng, tương đương với mức tăng 107,05%. Giai đoạn 2012-2013: các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp năm 2013 là 17,83 triệu đồng, tăng 124,13 triệu đồng, tương ứng tăng 229,27% so với năm 2012. Điều này cho thấy trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty có một sự gia tăng đột biến lượng hàng bị trả lại. Bản thân tập đoàn cũng đã phải giảm giá hàng bán rất nhiều vì mục tiêu giảm lượng hàng tồn kho một cách tối đa trong lúc các chi ph quản lý có sự gia tăng một cách nhanh chóng. Như vậy, ở những thời điểm khó khăn nhất, những yếu điểm của tập đoàn cũng đã được bộc lộ. Công tác quản lý chất lượng hàng hóa, nắm bắt thị trường tiêu thụ của tập đoàn còn rất yếu kém. Vì vậy, sau thời điểm này, tập đoàn cần có sự cải tổ mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đầu ra sản phẩm để tránh việc hàng hóa bán ra bị trả lại, đồng thời ban lãnh đạo công ty cũng cần bổ sung các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ

hàng hóa thông qua các kênh quảng cáo, marketing, thay vì phải chấp nhận giảm giá để bán được hàng.

Doanh thu hoạt động tài chính là một trong những chỉ tiêu có giảm đi tương đối lớn trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn.

Giai đoạn 2011-2012: Doanh thu hoạt động tài ch nh năm 2012 giảm 78.165,17 triệu đồng, tương đương với mức giảm 49% so với năm 2011. oanh thu hoạt động tài chính sụt giảm chủ yếu là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, tập đoàn chủ động rất ra một lượng tiền lớn từ các tài khoản ngân hàng để thanh toán trước cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Đây là động thái thể hiện sự chia sẻ khó khăn của tập đoàn đối với các nhà cung cấp. Việc rút tiền nói trên dẫn đến việc tập đoàn đã mất đi một khoản lớn tiền lãi thu được từ hoạt động gửi tiền vào ngân hàng. Thứ hai, doanh thu hoạt động tài chính sụt giảm là do từ năm 2012, Ngân hàng nhà nước đã có sự can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó nổi bật nhất là việc từng bước làm giảm lãi suất cho vay từ hơn 20% về ngưỡng xấp xỉ 13%. Hệ quả của hoạt động trên là lãi suất huy động đầu vào cũng giảm mạnh. Sự tụt giảm đó dẫn đến việc các khoản lãi tiền gửi ngân hàng cũng giảm mạnh.

Giai đoạn 2012-2013: doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2013 là 338.455,19 triệu đồng, tăng 257.095,08 triệu đồng, tương ứng tăng 316% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng mạnh doanh thu tài ch nh này là do năm 2013 Công ty cho vay tổ chức khác, tham gia thị trường bất động sản, đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào công ty liên kết, công ty con, tham gia vào đầu tư tài ch nh dài hạn và góp vốn liên doanh, liên kết với công ty khác…Vậy nên các khoản thu lãi từ hoạt động đầu tư tài ch nh tăng mạnh trong năm 2013. Thêm vào đó năm 2013 công ty còn nhận được nhiều khoản chiết khấu thanh toán của người bán do năm 2013 công ty luôn có một lượng tiền mặt dự trữ luôn sẵn sàng cho việc thanh toán tiền hàng sớm do vậy được hưởng chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp

Tình hình chi phí

Giá vốn hàng bán

Giai đoạn 2011-2012: giá vốn hàng bán năm 2012 là 532.570,43 triệu đồng , giảm 276.441,37 triệu đồng, tương ứng giảm 34,17% so với năm 2011. Điều này có thể giải thích bởi hiệu năng được cải thiện nhờ lợi thế quy mô lớn và cơ cấu sản phẩm có phần tốt hơn. ên cạnh lí do trên. T&T còn tiếp tục được hưởng lợi từ nhiều sáng kiến tiết kiệm chi phí các nhau ở tất cả các bộ phận trong tập đoàn.

Giai đoạn 2012-2013: giá vốn hàng bán năm 2013 là 832.975,21 triệu đồng, tăng 300.404,78 triệu đồng, tương ứng tăng 56,41% so với năm 2012. Nguyên nhân là do, giá vốn hàng bán được cấu thành bởi các yếu tố: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi

55

phí nhân công và chi phí sản xuất chung, trong đó chi phí NVL chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Do vậy, số lượng hàng hóa bán ra nhiều hơn thì đồng nghĩa với việc chi phí nhân công, NVL tạo nên sản phẩm đó cũng tăng lên cho phù hợp với nguyên tắc doanh thu và chi ph . Thêm vào đó, trong ba năm giá cả nguyên vật liệu tăng, các khoản chi phí nhân công tăng do lạm phát tăng (tăng 6,2%), tỷ giá ngoại hối tăng công ty nhập nhiều nguyên vật liệu chính chủ yếu ở nước ngoài, nhiều nhất là thị trường Trung Quốc (đồng nhân dân tệ nhân dân tệ so với đô la Mỹ năm 2013 tăng đến 2,9%).

Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài ch nh, chi ph đi vay vốn… Đối với công ty thì chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lón.

Giai đoạn 2011-2012: năm 2012 là 60.214,67 triệu đồng, giảm mạnh 56,13% tương ứng 77.034,34 triệu đồng so với năm 2011. Điều này được lí giải bởi việc năm 2012 tập đoàn đã hạn chế hoạt động vay nợ để tài trợ hoạt động kinh doanh mà thay vào đó sử dụng các biện pháp huy động từ những nguồn lực khác, thế nên chỉ phí trả lãi vay của tập đoàn đã giảm. Việc giảm chi phí tài chính giúp tập đoàn giảm được áp lực trả nợ đồng thời tập đoàn tăng t nh tự chủ về vốn của công ty.

Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 chi ph tài ch nh là 290.481,09 triệu đồng, tăng 230.266,42 triệu đồng, tương ứng tăng 382,81% so với năm 2012. Trong đó chi ph lãi vay năm 2013 tăng 341,58% tăng gần bằng tốc độ tăng của chi phí tài chính. Do vậy nguyên nhân làm gia tăng chi ph tài ch nh chủ yếu là do chi phí lãi vay. Nguyên nhân là do đầu năm 2012 công ty vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Long Biên – Hà Nội, ngân hàng S chi nhánh Long iên,…để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh: xây dựng, mở thêm cửa hàng phân phối sản phẩm ở khu vực miền Trung và miền Nam, gia tăng dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa lưu kho để tăng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, đầu tư vào thị trường ĐS,…

Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí tài chính lớn hơn rất nhiều tốc độ tăng của doanh thu trong năm 2013, điều này chứng tỏ công ty phải có những chiến lược quản lý chi phí tốt hơn, nhằm tiết kiệm được chi phí.

Chi phí bán hàng

Giai đoạn 2011-2012: trong năm 2012 giảm 8,72% xuống mức 1.738,93 triệu đồng so với mức 1.905,13 triệu đồng vào năm 2011. Chi ph này giảm là do trong năm 2012, đứng trước tình hình khó khăn chung, ban lãnh đạo chủ động cắt giảm các khoản đầu tư vốn được dùng nhiều trong các chiến dịch quảng cáo mỗi lần tung một sản phẩm mới ra thị trường. Chi phí bán hàng giảm xuống là một điều đáng

mừng nhưng mặt trái của nó là việc thất bại trong lần ra mắt của một số sản phẩm do không được đầu tư quang cáo trong lần ra mắt đầu tiên.

Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 chi ph bán hàng là 9.133,55 triệu đồng, tăng 7.394,62 triệu đồng, tương ứng tăng 425,24% so với năm 2012. oanh thu năm 2013 tăng, hoạt động kinh doanh tốt, công ty nhanh chóng tăng trở lại các khoản chi liên quan đến hoạt động tiêu thụ như các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới. Điều này thể hiện lòng tri ân tới các chủ thể đã đồng cam công khổ, sát cánh cùng Công ty trong thời kì “thắt lưng buộc bụng”. Đồng thời đây cũng là chiến lược đẩy hàng hóa của Công ty tới các đại lý, nhà phân phối…để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty trong 3 năm có xu hướng tăng. Chi ph quản lý doanh nghiệp bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp như: tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc, nhân viên quản lý, chi bảo hiểm,…Chi ph quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trên doanh thu và nó có xu hướng tăng qua các năm

Giai đoạn 2011-2012: năm 2012 chi ph quản lý doanh nghiệp là 29.539,09 triệu đồng, tăng 7.182,24 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 32,13% so với năm 2011. Đây là một số tương đối lớn. Chi ph này gia tăng là trong bối cảnh khó khăn chung, tập đoàn vẫn chủ động đảm bảo duy trì, thậm ch là tăng lương, các khoản thưởng cho các cá nhân, phòng ban đạt thành tích xuất sắc, có nhiều cố gắng. Chủ trương này của ban lãnh đạo tập đoàn là nhằm giữ chân nhân tài để khi khủng hoảng qua đi, tập đoàn lấy lại được đà tăng trưởng thì bộ máy, nhân sự của tập đoàn không có nhiều xáo trộn, tránh phát sinh chi phí tuyển dụng.

Giai đoạn 2012-2013: năm 2013 chi ph quản lý doanh nghiệp là 60.741,02 triệu đồng, tăng 31.201,92 triệu đồng, tương ứng tăng 102,63% so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng là điều tất nhiên do năm 2013 doanh nghiệp vẫn gia tăng về doanh thu, lợi nhuận mạnh chứng tỏ có gia tăng sản xuất kinh doanh dẫn đến phát sinh chi phí quản lý. Năm 2013, các chi ph quản lý như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành ch nh và các chi ph có liên quan đến hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản tr ch theo lương cho nhân viên quản lý, chi ph đào tạo nâng cao tay nghề, thưởng tăng năng suất lao động… tiếp tục được chi ra để tạo động lực cũng như hỗ trợ tốt nhất cho nhân viên Công ty.

Chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

57

Tình hình lợi

Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác của tập đoàn trong năm 2012 là 4.388,75 triệu đồng, sụt giảm 7.657,97 triệu đồng tương đương với 63,57% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận khác của tập đoàn là 2.947,38 triệu đồng, tiếp tục giảm 1.441,37 triệu đồng, tương ứng giảm 32,84% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do năm 2012 thu nhập khác của tập đoàn giảm mạnh trong khi chi phí khác chỉ giảm nhẹ. Tuy nhiên đây không phải là điều đáng lo lắng vì trong thời điểm kinh doanh khó khăn nói chung tập đoàn cần tập trung vào sản xuất, phân phối các sản phẩm truyền

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tập đoàn T T (Trang 51)