Đầy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 109)

khiếu nại, tố cáo

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ diễn ra trong một lĩnh vực nào đó mà là trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội.

Các cấp, các ngành trong tỉnh Ninh Bình cần đẩy mạnh cải cách hành chính trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo phương hướng sau:

Trước hết phải thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và các nghị định hướng dẫn thi hành luật. Đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền của mình.

Đối với thanh tra các cấp, các ngành đổi mới công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phải gắn liền với việc tăng cường tổ chức, nâng cao hiệu lực thanh tra. Đối với các cấp, các ngành phải đề cao trách nhiệm trước nhân dân, tăng cường công tác quản lý nhà nước. Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là sự đổi mới toàn diện từ tiếp công dân, nhận đơn, xử lý đơn đến phương pháp quản lý, xem xét giải quyết và kiểm tra việc thực hiện các kết luận, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời đổi mới phải thực hiện ở những khâu cơ bản từ nhận thức, phương pháp đến tổ chức bộ máy cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đổi mới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là yêu cầu lớn đối với các cấp, các ngành là một trong những nội dung của công việc đổi mới mà Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, thực hiện tốt mục tiêu trên nhất định sẽ góp phần bảo vệ thiết thực và hữu hiệu chế độ, Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước.

3.2.2.5. Thực hiện tốt công cuộc vận động, xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh

Giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề nhạy cảm. Việc xử lý không chỉ thuần tuý về quyền lợi kinh tế mà còn gắn chặt với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy việc giải quyết phải nghiêm túc, chặt chẽ, thông qua đó để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng phải bảo đảm việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giữ nghiêm kỷ cương, phép nước không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng. Yêu cầu đặt ra là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và có sự phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể xã hội như Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên.

Thực hiện tốt công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thẳng thắn trong nội bộ và trước nhân dân để sửa chữa những sai sót, tồn tại đề ra phương hướng hành động sát hợp với nhằm chấn chỉnh các mặt quản lý theo đúng pháp luật, công khai dân chủ trong nội bộ Đảng và nhân dân.

Cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội để giáo dục, vận động, thuyết phục công dân, thành viên hội viên của mình chấp hành đúng chính sách, pháp luật coi trọng hoà giải để giải quyết kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần giải quyết kịp thời, dứt điểm việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở.

Huy động cán bộ có phẩm chất, năng lực, khách quan, công tâm đi kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người hoặc vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo.

Ngành thanh tra cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp giải quyết đơn thư theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Gắn kiểm tra trách nhiệm với tập huấn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngành thanh tra cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với kiểm tra Đảng để thực hiện tốt chức năng của mình.

Đấu tranh chống tiêu cực là một biện pháp chủ động phòng ngừa phát sinh khiếu nại, tố cáo. Tập trung phòng ngừa từ xa, dự báo tình hình, chủ động xây dựng phương án, kế hoạch giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chủ động thực hiện công tác thanh tra kinh tế- xã hội thường xuyên nhắm phát hiện và ngăn chặn những vi phạm pháp luật.

Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác đấu tranh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có sự giám sát, kiểm tra của nhân dân để hạn chế đến mức tối đa việc vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)