Tình hình khiếu nại, tố cáo ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 63)

Ninh Bình là một tỉnh phía nam của đồng bằng Sông Hồng, được tái lập từ năm 1992. Ninh Bình có diện tích là 1.400km2

với dân số khoảng trên 1.000.000 người bao gồm 8 huyện, thị xã, thành phố [71, tr. 46].

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Ninh Bình hết sức coi trọng nhiệm vụ, công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong 10 năm qua (từ 1999 - 2009), Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh không chỉ tổ chức những hội nghị nghiên cứu, quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương về Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan cho các cán bộ chủ chốt trong tỉnh và ban hành các văn bản để hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh làm tốt công tác tiếp

công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn thường xuyên tổ chức tốt các đợt kiểm tra, thanh tra, huy động các ngành, các cấp hữu quan xuống cơ sở nơi xảy ra vụ việc để giải quyết tại chỗ.

Từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước trong tỉnh đã tiếp nhận hàng ngàn vụ việc khiếu nại, tố cáo. Tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và tính chất phức tạp hơn, xuất hiện nhiều vụ việc khiếu tố đông người, khiếu tố vượt cấp, tái khiếu, tái tố, nhất là vào những thời điểm có sự kiện chính trị lớn của tỉnh và cả nước.

Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có xu hướng gia tăng (bình quân tăng khoảng 8%/năm), tuy nhiên tính chất diễn biến phức tạp hơn, vẫn còn những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp. Song công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được cấp uỷ, chính quyền đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt không để phát sinh "điểm nóng". Từ ngày 01-01-1999 đến 30-8-2009, toàn tỉnh đã tiếp 31.626 lượt công dân, trong đó: Tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh tiếp 5.956 lượt công dân; các sở, ngành tiếp 1.957 lượt công dân, cấp huyện tiếp 12.076 lượt công dân, cấp xã tiếp 11.637 lượt công dân; địa phương có số lượt tiếp công dân nhiều nhất là huyện Yên Khánh là 3.281 lượt người, thành phố Ninh Bình là 2.514 lượt người. Địa phương có nhiều người lượt công dân đến trụ sở tiếp công dân của tỉnh là thành phố Ninh Bình có hơn 1.200 lượt người, trong đó có 12 vụ khiếu tố đông người liên quan đến đền bù giải toả mặt bằng, huyện Yên Khánh là hơn 870 lượt người trong đó có 14 vụ khiếu tố đông người, huyện Hoa Lư có hơn 700 lượt người có 4 vụ khiếu tố đông người.

Thông qua công tác tiếp công dân cho thấy số lượt tiếp công dân hàng năm tăng bình quân từ 12%/năm - 15% /năm, nhưng số vụ việc chỉ tăng khoảng 8%. Tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh, trong hơn 5.956 lượt người đã tiếp, chỉ có hơn 300 vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong đó khoảng 68% số vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền cấp xã, cấp huyện và các sở

ngành thuộc tỉnh, 12% số vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, 6% số vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, 14% số vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng công dân vẫn khiếu nại. Không ít vụ việc, người đi khiếu tố đã móc nối, liên kết, lôi kéo nhau đi khiếu tố vượt cấp lên tỉnh và Trung ương; có một số trường hợp cán bộ, Đảng viên vì động cơ, mục đích cá nhân, đứng sau kích động quần chúng đi khiếu kiện; có trường hợp thuê người đi khiếu tố, một số vụ việc đã có kết luận, quyết định giải quyết cuối cùng đúng pháp luật, có lý, có tình nhưng không được thực hiện nghiêm túc để công dân đi lại nhiều lần gây nên những bức xúc không đáng có, một số vụ việc đã quyết định giải quyết cuối cùng nhưng công dân vẫn không chấp hành tiếp tục khiếu nại ở nhiều cơ quan của tỉnh và Trung ương. Một số vụ tố cáo đã qua cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục tố cáo lên cấp trên

Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tiếp nhận 5.406 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó: Khiếu nại có hơn 3.806 vụ, tố cáo gần 1.600 vụ, gần 15% số vụ tố cáo mạo danh, nặc danh, tập trung chủ yếu ở các cơ quan, đơn vị nhà nước. Trong đó, có 3.024 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Toàn tỉnh có 69 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực Tây sông Vân và giải toả hành lang quốc lộ 1A phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình; việc giải phóng mặt bằng quốc lộ 10 tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tại cụm công nghiệp Mai Sơn, huyện Yên Mô; vụ, việc một số cựu thanh niên xung phong tiếp tục đề nghị được hưởng chế độ thương tật như thương binh; một số vụ việc công dân nhiều lần đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, đề nghị, kiến nghị tại trụ sở tiếp công dân của các cấp, đã được các cấp, các ngành xem xét, xác minh, đối thoại, ban hành kết luận, quyết định giải quyết đúng theo qui định của pháp luật nhưng công dân chưa nhất trí, trong đó có vụ việc đã rà soát kỹ, kết luận đúng pháp luật được Thanh tra Chính phủ kiểm tra rà soát có văn bản thông báo trả lời cho công dân nhưng công dân cố tình đeo bám khiếu kiện.

Nội dung cơ bản của các vụ khiếu nại, tố cáo là:

- Về khiếu nại: Nội dung chủ yếu là lĩnh vực đất đai (khoảng 70% số vụ phát sinh) như khiếu nại đền bù giải phóng mặt bằng chưa đúng với chế độ, chính sách, tranh chấp đất đai giữa công dân với công dân, việc đòi lại đất thổ cư, đền chùa, nhà thờ họ. Việc thực hiện chính sách xã hội không cân bằng như thực hiện, chính sách đối với người có công, khen thưởng huân chương, huy chương, chế độ hưu trí, mất sức lao động, việc khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế.

- Về tố cáo: Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ xã, phường, thị trấn vi phạm pháp luật về quản lý đất đai như giao đất trái thẩm quyền, bán đất trái phép, thu tiền qua giao đất cao hơn mức quy định, vi phạm luật ngân sách về chế độ thu, chi tài chính, thất thoát lớn, thu thuế, miễn, giảm thuế cho dân sai chế độ, chấp hành quy định về xây dựng cơ bản không nghiêm, trù dập ức hiếp quần chúng, làm sai chính sách xã hội, cán bộ hợp tác xã nông nghiệp...

Qua công tác tiếp công dân cho thấy, tình hình khiếu kiện vẫn còn diễn biến phức tạp. Tình trạng tập trung đông người đi khiếu kiện kéo dài, đi nhiều lần vẫn còn phổ biến hoặc cùng số lượt người và cùng một nội dung vụ việc nhưng công dân đi đến nhiều nơi, gửi đơn nhiều ngành, nhiều cấp gây sức ép với cơ quan nhà nước. Một số công dân tỏ ra cố chấp hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đi khiếu kiện một cách cực đoan thiếu ý thức xây dựng, lăng mạ cán bộ tiếp dân, gây rối trật tự công cộng.

Trong 20 vụ khiếu nại, tố cáo đông người thì có nhiều vụ khiếu nại, tố cáo vượt cấp, tái khiếu, tái tố lên tỉnh, điển hình như các xã Gia Trấn, Gia Xuân (Gia Viễn), các hộ khu ga, chùa Trạm (thành phố Ninh Bình), các hộ khu giải toả bờ tây sông Vân (thành phố Ninh Bình), xã Khánh Hồng, Khánh Hội (Yên Khánh), các xã Ninh An, Ninh Hoà, Ninh Giang, Ninh Khánh, Ninh Xuân (Hoa Lư). Nhiều vụ khiếu nại, tố cáo nội dung sự việc xảy ra đã lâu, hồ sơ, tài liệu không còn đầy đủ rất khó khăn cho việc xem xét kết luận.

Nhìn chung, các cấp, các ngành trong tỉnh đó coi trọng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chủ động nắm bắt tỡnh hỡnh, gắn công tác tiếp dân với việc giải quyết tại chỗ những vụ việc phát sinh, đồng thời chỉ đạo quyết liệt, cụ thể các biện pháp giải quyết, phối hợp ngày càng chặt chẽ, có hiệu quả với các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương trong giải quyết các vụ việc phức tạp, không để phát sinh "điểm nóng", đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, góp phần đáng kể vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 63)