Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức và nhân dân

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 105 - 106)

ý thức pháp luật khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức và nhân dân

Mục đích tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Đây là yêu cầu quan trọng và mang ý nghĩa chính trị sâu sắc nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng chất lượng của công việc này còn nhiều hạn chế, việc xử lý đơn thư chưa kịp thời, nhiều vụ, việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng việc thi hành thì lại không nghiêm. Các nguyên nhân của tồn tại đó có nhiều song nguyên nhân sâu xa của nó là do ý thức pháp luật của không ít cán bộ, công chức và nhân dân còn thấp. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo bị né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước kéo dài nhiều năm không được dứt điểm. Về phía người đi khiếu nại, tố cáo cũng không ít trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết ra quyết định cuối cùng, đúng chính sách, pháp luật nhưng do nhận thức không đầy đủ nên vẫn cố tình tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên gây khó khăn cho cơ quan nhà nước. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong việc thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo là yếu tố quan trọng, sau khi pháp luật được Nhà nước ban hành thì vấn đề đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung trong đó có pháp luật về khiếu nại, tố cáo trước hết phải nhằm vào đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước; Chính họ là tấm gương phản ánh sinh động ý thức pháp luật trong thực hiện và áp dụng pháp luật, điều đó sẽ có tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới tư tưởng tình cảm pháp luật của công dân tạo nên niềm tin tưởng của công dân đối với sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật.

Mặt khác, phải nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.Trước hết khắc phục một nhận thức hay một khuynh hướng tồn tại khá lâu dài là việc " t\uyệt đối hoá" vai trò của Nhà nước -người ta cảm thấy dường như chỉ Nhà nước mới có quyền, nhà nước luôn luôn đúng, còn công dân thì chỉ có nghĩa vụ khi có sự vi phạm trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân thì hầu như kết cục công dân là người thua thiệt, còn cơ quan nhà nước hầu như chẳng phải trịu trách nhiệm gì. Trong những năm đổi mới vừa qua, khuynh hướng đó đã và đang dần được khắc phục.

Về ý thức pháp luật của nhân dân nhìn chung còn thấp chưa tương ứng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chính do thiếu hiểu biết pháp luật mà người dân thờ ơ với pháp luật và cũng không tin tưởng vào khả năng của pháp luật, khi có khiếu nại, tố cáo thì hoài nghi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước. Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân trước hết phải coi trọng phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân. Tránh việc sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, vội vàng, áp đặt. Ủy ban nhân dân tỉnh cần giao cho các ngành thanh tra, tư pháp, văn hoá, thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo (Chú ý mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật cho công dân) với nhiều hình thức phong phú, sinh động có hiệu quả thiết thực để giúp công dân nắm vững và thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của mình.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và khiếu nại, tố cáo nói riêng chính là góp phần tích cực vào việc giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo trên thực tế việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 105 - 106)