Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 94 - 97)

Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được Luật Khiếu nại, tố cáo quy định là loại thủ tục hành chính đặc biệt. Thủ tục xem xét, xử lý vi phạm liên quan đến thực hiện các thủ tục khác trong quản lý; là thủ tục chung được áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước khi giải quyết vụ, việc. Thủ tục giải

quyết khiếu nại, tố cáo chẳng những được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo mà còn quy định cụ thể ở các văn bản pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn, khiếu nại hành chính liên quan đến đất đai, được giải quyết theo quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật đất đai và các văn bản pháp luật liên quan. Thực hiện thủ tục giải quyết liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Hơn nữa, giải quyết khiếu nại, tố cáo không đơn thuần là xử lý các vấn đề nội tại của cơ quan có hành vi sai phạm mà đó còn là quá trình xem xét giải quyết nhiều quan hệ trong xã hội, liên quan đến nhiều lĩnh vực của quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Cho nên, quy định về thủ tục giải quyết càng cụ thể, chặt chẽ, dễ áp dụng thì càng thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ, việc.

Luận văn xin kiến nghị cụ thể về thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết tố cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước tại Ninh Bình thông qua các quy định cụ thể của Luật Khiếu nại, tố cáo như sau:

Theo Luật Khiếu nại, tố cáo, Điều 30 đến Điều 47 đưa ra quy định với nội dung bao gồm: khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại. Theo đó, các quy định này bao gồm công việc người khiếu nại phải làm khi thực hiện quyền khiếu nại trước cơ quan có thẩm quyền, thứ tự và nội dung những việc phải làm trong thời gian giới hạn của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều 65 đến Điều 75 thì quy định: Thủ tục giải quyết tố cáo, các quy định này chỉ bao gồm nội dung những việc phải làm trong thời gian giới hạn của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, không đề cập đến việc người tố cáo phải làm khi thực hiện tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền. Khi phân tích về nội dung của các điều luật nói trên cho thấy việc không thống nhất và thiếu cụ thể về thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn cả từ hai phía là người khiếu nại, người tố cáo và cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Thủ tục giải quyết khiếu nại và thủ tục giải quyết tố cáo đều có điểm chung đó là thứ tự và nội dung công việc phải thực hiện của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền trong quá trình xem xét giải quyết vụ, việc. Theo đó, người khiếu nại, người tố cáo phải thực hiện những công việc nhất định theo yêu cầu của quá trình giải quyết. Tuy nhiên, khiếu nại và tố cáo có nhiều điểm khác nhau, do vậy thủ tục giải quyết cũng khác nhau. Mặc dù Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng quy trình thủ tục còn phức tạp, khó thực hiện. Do vậy, luận văn cho rằng về vấn đề này cần quy định cụ thể như sau:

Một là, quy định cụ thể về yêu cầu, điều kiện đối với người khiếu nại. Người khiếu nại cần phải đưa ra bằng chứng về tính trái pháp luật của các quyết định, hành vi liên quan đến quyền, lợi ích của mình; điều kiện để có thể thực hiện khiếu nại thông qua đại diện hoặc uỷ quyền. Quy định về thời hiệu đối với khiếu nại lần đầu; thời hạn đối với khiếu nại lần hai.

Hai là, quy định về thứ tự, nội dung việc phải làm khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo tại cơ quan có thẩm quyền. Tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ, việc khiếu nại, tố cáo thì yêu cầu người khiếu nại, người tố cáo phải xác nhận những văn bản, tài liệu đã cung cấp; cam kết về tính trung thực của thông tin, tài liệu.

Ba là, quy định thứ tự, nội dung việc phải làm khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bao gồm việc thụ lý giải quyết; ra quyết định thẩm tra, xác minh; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết về việc thụ lý giải quyết; cung cấp thông tin phản hồi về quá trình giải quyết; ra quyết định giải quyết; đối thoại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại; thi hành quyết định có hiệu lực pháp luật và xử lý những nội dung liên quan sau khi giải quyết vụ, việc.

Bốn là, quy định về thời hạn thụ lý vụ việc, thời hạn giải quyết; thời hạn thi hành quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật. Quy định thời hạn thi hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với xử lý, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và có căn cứ xử lý trách nhiệm đối với việc cấp dưới không chấp hành quyết định của cấp trên.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)