Những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 100)

QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

3.2.1. Những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo quyết khiếu nại, tố cáo

Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm, tồn tại trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trước hết do trách nhiệm của lónh đạo một số đơn vị đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa cao. Việc tham mưu, đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chuyên môn còn thiếu sót, hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện cỏc quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo nhỡn chung chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc xử lý sai phạm của công dân và người có trách nhiệm trong các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo chưa kiên quyết.

Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành có một số cấp uỷ, chính quyền do nóng vội, chạy theo thành tích đã sử dụng các biện pháp mệnh lệnh, gò ép, vi phạm dân chủ đối với nhân dân. Có nơi do năng lực, trình độ của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, thiếu hiểu biết pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho nên đã làm sai. Nghiêm trọng hơn là có một số cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, tham nhũng, ức hiếp nhân dân, cố ý làm sai chủ trương, chính sách làm ảnh hưởng lớn tơi uy tín của Đảng và Nhà nước, làm thiệt hại tới lợi ích của công dân.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp nhưng có một số cấp uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác này; Chưa nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của

công dân như: Một số nơi khi phát sinh khiếu nại, tố cáo của nhân dân, cán bộ không giải quyết kịp thời, né tránh, đùn đẩy hoặc giải quyết thiếu công bằng, khách quan, giải quyết không đúng luật mà phổ biến là tình trạng cán bộ bao che cho nhau. Cấp trên trực tiếp lại thiếu sâu sát, không kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, có những vụ việc phương hướng, biện pháp giải quyết không đúng làm cho vụ việc vốn không phức tạp sau lại thành phức tạp, tình trạng đơn thư, vụ việc tồn đọng, gửi vượt cấp còn nhiều, có nơi do không quan tâm giải quyết kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tố cáo của công dân nên đã xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo lan rộng, kéo dài đến khi có tình hình nổi cộm, phức tạp mới tập trung giải quyết một cách bị động, lúng túng.

Lực lượng cán bộ làm công tác tiếp công dân, xác minh, kết luận, kiến nghị, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân nhất là cấp xã, phường, huyện, thị xã và một số ngành chưa được quan tâm đúng mức về số lượng và chất lượng; Việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác này cũng còn nhiều hạn chế và bất cập, dẫn đến hiệu quả công tác còn thấp và là một trong những yếu tố gây nên sự nghi ngờ và giảm sút niềm tin trong nhân dân.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính, các cơ quan của Đảng như: Thanh tra, Kiểm tra Đảng, Công an, Kiểm sát, văn phòng cấp uỷ trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có lúc chưa chặt chẽ, còn chồng chéo. Một số vụ, việc chưa xác định đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý hành chính nhà nước hay của các cơ quan tư pháp. Sự phối kết hợp giữa vận động, giáo dục, thuyết phục của đoàn thể xã hội chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả giải quyết chưa cao.

Báo chí và các cơ quan thông tin đại chúng, bên cạnh mặt tích cực góp phần vào việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các chính sách, pháp luật, thúc đẩy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được kịp thời, song cũng có trường hợp thông tin thiếu chính xác, bị sai lệch làm cho công dân hiểu sai bản chất sự việc và họ căn cứ vào đó kéo nhau đi khiếu kiện gây ra phức tạp thêm tình hình.

Về ý thức trách nhiệm của người đi khiếu nại, tố cáo: Bên cạnh những thắc mắc, đòi hỏi chính đáng không giải quyết hoặc giải quyết chưa thoả đáng, thì cũng có một bộ phận nhân dân chưa hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước do thiếu tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, công chức; do bị kích động, xúi giục, do hám lợi cho nên đã tập hợp nhau lại khiếu nại, tố cáo đông người vượt cấp; có một bộ phận người đi khiếu nại, tố cáo thiếu thiện chí hợp tác với chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc khiếu nại, tố cáo vì động cơ cá nhân, vụ lợi, tư thù, vì mâu thuẫn cục bộ địa phương, dòng họ. Trong không ít trường hợp vụ việc đã được giải quyết ở cấp có thẩm quyền có tình, có lý nhưng người đi khiếu nại, tố cáo không chấp nhận giải quyết đó (nên vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo một cách cực đoan gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước). Một số người lợi dụng dân chủ và quyền khiếu nại, tố cáo đã dẫn dắt, lôi kéo, có hành vi quá khích, lăng mạ cán bộ, làm mất trật tự an ninh xã hội địa phương.

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, dân chủ ngày càng mở rộng do đó cũng có những phát sinh nhiều vấn đề khiếu kiện của công dân nhưng các chủ trương, chính sách của từng giai đoạn cũng còn thiếu sót, thiếu đồng bộ, chậm đổi mới chưa cụ thể hoá kịp thời với thực tiễn cuộc sống đặt ra. Một số vướng mắc giữa Luật Khiếu nại, tố cáo ở các lĩnh vực đất đai, thuế không thống nhất với nhau gây khó khăn lúng túng cho việc xem xét, kết luận và giải quyết các khiếu tố của công dân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)