Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đơn giản, dễ thực hiện

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 83 - 85)

thực hiện

Thủ tục với nghĩa chung nhất được hiểu là những việc làm cụ thể cần phải được sắp xếp theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc nhất định. Quy trình, thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.

Hoàn thiện các quy định về quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật khiếu nại, tố cáo. Nó là yếu tố đảm bảo cho các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện. Nó xác định nội dung công việc của cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ, việc và xác định trật tự thực hiện các công việc cụ thể trong quá trình giải quyết. Trên mỗi lĩnh vực quản lý luôn có những quy trình, thủ tục để giải quyết các công việc theo đặc thù ngành, lĩnh vực. Khi giải quyết các công việc theo thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền luôn phải tuân theo những quy

định bắt buộc. Các quy định đó chỉ ra nội dung công việc, giới hạn thời gian thực hiện các hành vi hành chính; các công dân, cơ quan, tổ chức tiến hành những công việc cần có sự can thiệp, giúp đỡ từ phía các cơ quan nhà nước.

Khiếu nại, tố cáo là phương thức tự vệ hợp pháp của công dân. Mặc dù, trong mỗi lĩnh vực khác nhau, tuỳ theo tính chất, nội dung công việc thì có quy trình, thủ tục giải quyết khác nhau. Việc thực hiện quy trình, thủ tục hành chính đều tuân theo các giai đoạn: Khởi sự và tiếp nhận vụ, việc; xem xét giải quyết; thi hành và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình thực hiện thủ tục. Điều này hoàn toàn phù hợp với những vấn đề lý luận chung về khiếu nại, tố cáo. Bởi vì quá trình thực hiện thủ tục hành chính là quá trình các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện những công việc cụ thể theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Đặc biệt hơn những công việc này liên quan trực tiếp đến hoạt động bình thường của công dân, liên quan đến lợi ích, quyền nghĩa vụ của công dân. Do vậy khiếu nại, tố cáo có thể nảy sinh ngay trong thực hiện thủ tục hành chính.

Theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo là công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước. Khi giải quyết vụ, việc các cơ quan phải thực hiện những nội dung công việc cụ thể, trong thời gian cụ thể và với thứ tự bước đi xác định. Do vậy trên nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện với quy trình, thủ tục hành chính xác định. Phù hợp với mục tiêu cần cải cách hành chính nhà nước, việc hoàn thiện quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo tập trung vào các nội dung sau:

Một là, xác định quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo với nghĩa là nội dung công việc cần thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cần quy định cụ thể bao gồm các công việc sau:

- Tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo; - Thẩm tra, xác minh vụ, việc;

- Quyết định giải quyết vụ, việc; - Thi hành quyết định giải quyết.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 83 - 85)