Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 71)

Trong những năm qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã xác định công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh. Thực hiện các qui định của pháp luật, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành hàng ngàn văn bản các loại để chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức công tác tiếp công dân; thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để giải quyết những đơn thư khiếu tố phức tạp, đông người ở

hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhất là ở các đơn vị có tình hình nổi cộm như: Thành phố Ninh Bình, các huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn; tổ chức các hội nghị với các ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bàn giải quyết các tồn tại vướng mắc trong thực hiện các chế độ, chính sách về các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng; quản lý, sử dụng tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế những sai sót dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo và bàn giải quyết những vụ khiếu tố phức tạp. Ngành Thanh tra trong tỉnh đã tích cực tham mưu giúp lãnh đạo các cấp có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và làm tốt chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo.

Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết được 4.823/5.406 vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, đạt tỷ lệ 88,4%, trong đó: Khiếu nại giải quyết được 3.043/3.406 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,7% (khiếu nại đúng 659 vụ, khiếu nại sai 1.450 vụ, khiếu nại có đúng có sai 934 vụ; cấp tỉnh đã giải quyết 674/674 vụ, đạt tỷ lệ 100%; cấp sở giải quyết 472/475 vụ, đạt tỷ lệ 98,2%; cấp huyện giải quyết 813/844 vụ, đạt tỷ lệ 91,3%; cấp xã giải quyết 1.453/1.679 vụ, đạt tỷ lệ 80,5%).

Tố cáo giải quyết được 1.411/1.592 vụ việc, đạt tỷ lệ 89% (tố cáo đúng 196 vụ, tố cáo sai 590 vụ; tố cáo có đúng, có sai 625 vụ; cấp tỉnh đã giải quyết 115/115 vụ tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 100%; cấp sở giải quyết 114/144 vụ, đạt tỷ lệ 89%; cấp huyện giải quyết 656/691, đạt tỷ lệ 87,2%; cấp xã giải quyết 526/642, đạt tỷ lệ 79,7%).

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho 300 người, trả lại quyền lợi cho công dân 12.628,4 triệu đồng, 11.159,9 m2

đất; kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 3.126 triệu đồng, 15643 m2 đất; xử lý kỷ luật 48 người, chuyển cơ quân điều tra khởi tố 4 vụ.

Riêng Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành gần 1.000 văn bản, trong đó có hơn 800 văn bản giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền

giải quyết của mình, đặc biệt là đã ban hành chỉ thị số 18/CT-UB ngày 26/10/2004 về tăng cường công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra liên ngành và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các Sở, ngành hữu quan cùng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về công tác tổ chức tiếp dân, giải quyết các đơn thư khiếu kiện của công dân ở hầu hết các huyện, thị xã trong tỉnh nhất là các đơn vị có tình hình nổi cộm như thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn. Tổ chức các hội nghị về các vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện các chế độ, chính sách trên các lĩnh vực: Quản lý sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế những sai sót dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo và bàn bạc giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp.

Ngành Thanh tra đã tích cực tham mưu giúp lãnh đạo các cấp, các ngành xem xét, xác minh kết luận và kiến nghị trình cấp có thẩm quyền quyết định giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và thường xuyên làm tốt chức năng quản lý nhà nước trong việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, tập huấn nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cho cán bộ cơ sở trực tiếp làm công tác này. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giúp đỡ các địa phương có tình hình khiếu kiện phức tạp như thành lập các đoàn thanh tra do Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì cùng với văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành nội chính tiến hành kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp tại các huyện Yên Khánh, Gia Viễn, thị xã Ninh Bình và Hoa Lư. Những ngành, địa phương giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đạt từ 85% trở lên là: Thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, huyện Yên Khánh, huyện Hoa Lư, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Sở Tài chính, Công an tỉnh. Một số đơn vị có số xã, phường, thị trấn những năm qua không phát sinh khiếu

nại, tố cáo nhưng được chỉ đạo, xem xét, kết luận kịp thời dứt điểm ngay từ cơ sở, không để đơn thư vượt cấp, tái khiếu, tái tố như các xã: Thạch Bình, Xích Thổ (Nho Quan), xã Thượng Kiệm, xã Kim Mỹ (Kim Sơn), xã Khánh Tiên, xã Khánh Cường (Yên Khánh), phường Trung Sơn, xã Quang Sơn (thị xã Tam Điệp).

Qua xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy, số vụ kiện đúng khoảng 40% số vụ việc, số vụ khiếu nại có đúng, có sai khoảng 40% số vụ việc. Tố cáo đúng khoảng 30% số vụ việc, tố cáo có đúng có sai gần 50% số vụ việc.

Nhìn chung, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, nhất là ở cấp tỉnh và cấp huyện. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, giữa cấp uỷ với chính quyền, giữa chính quyền và đoàn thể quần chúng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã có nhiều tiến bộ, tạo nên sự thống nhất về nhận thức và vận dụng chế độ, chính sách, pháp luật, sớm chấm dứt khiếu kiện, tạo nên sự ổn định ở địa phương.

Những kết quả đạt được của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau:

Một là, chuyển tích cực về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, công tác chỉ đạo đối với việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành đã được chú trọng hơn. Những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành và các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tập trung xử lý, giải quyết cơ bản những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng kéo dài.

Hai là, tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành. Từ năm 2006 đến nay,

nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được triển khai: Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập 3 Tổ công tác liên ngành thanh tra tại 04 huyện và 3 Sở.

Ba là, công tác tiếp công dân đã được củng cố và thực hiện tại các địa phương, sở, ngành. Trên cơ sở quy đinh của Luật Khiếu nại, tố cáo tại các sở, ngành và các địa phương công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị đã được củng cố. Một số trụ sở tiếp công dân hoặc phòng tiếp công dân được bố trí độc lập, lãnh đạo đã có lịch và trực tiếp tiếp công dân. Cán bộ tiếp công dân đã được tăng cường và bố trí người có năng lực.

Bốn là, đã có nhiều đổi mới về phương pháp giải quyết và tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Những năm trước đây, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thường thực hiện có tính đơn phương áp đặt theo chủ quan của cơ quan hành chính, nay việc giải quyết đã chuyển sang thực hiện dân chủ công khai, đố thoại giữa người dân và cơ quan hành chính. Quá trình giải quyết các cơ quan đã tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan do vậy bảo đảm cho kết quả giải quyết chính xác, khách quan hơn.

Năm là, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được nhưng kết quả cụ thể: Hàng năm, các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận hàng trăm vụ, việc khiếu nại, tố cáo. Tỷ lệ vụ việc được giải quyết đạt trung bình 85%. Công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo đã góp phần quan trọng vào bảo vệ, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; tăng cường kỷ luật Nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý.

Những ưu điểm:

Nhìn chung, các cấp uỷ đảng và chính quyền, các ngành trong tỉnh bước đầu đã quan tâm đến vực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo. Công tác nghiên cứu, học tập, tổ chức tuyên truyền Luật Khiếu nại, tố cáo được triển khai kịp thời, nghiêm túc, có hiệu quả. Thủ trưởng nhiều cơ quan, đơn vị đã đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc tổ chức triển

khai thực hiện ở các cơ quan, đơn vị mình. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt Luật Khiếu nại, tố cáo cho hơn 100 cán bộ chủ chốt của tỉnh gồm: Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ngành đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chỉ đạo tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức nghiên cứu, quán triệt Luật Khiếu nại, tố cáo đến cán bộ trong cơ quan, đơn vị mình, cán bộ chủ chốt ở các cơ sở, các ban thanh tra nhân dân và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh. Cùng với việc tổ chức các hội nghị nghiên cứu, việc tổ chức tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Ninh Bình, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh đã được coi trọng với nhiều hình thức phong phú, phát hành nhiều loại sách và các tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu Luật Khiếu nại, tố cáo đến tận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của cán bộ và nhân dân. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao đông tỉnh đã phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức nhiều đợt nghiên cứu, học tập, hướng dẫn về Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản có liên quan đến hàng trăm lượt cán bộ mặt trận, cán bộ công đoàn và các ban thanh tra nhân dân. Hầu hết các đơn vị đều gắn việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và các Luật Thanh tra; về chống tham nhũng; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành coi trọng việc rà soát, phân loại, xử lý và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn pháp luật quy định, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo công dân như: Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, kịp thời dứt điểm ngay khi mới phát sinh nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp không để phát sinh thành " điểm nóng". Công tác tổ chức tiếp công dân từng bước đi vào nề nếp, lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện việc tiếp dân thường xuyên hơn, việc niêm yết lịch tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh tạo điều kiện

thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình. Việc tiếp công dân thường xuyên, hàng ngày trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật chủ yếu là Thanh tra tỉnh đảm nhiệm. Lãnh đạo tiếp công dân vào thứ năm hàng tuần trong tháng cụ thể: Thường trực Tỉnh ủy tiếp công dân vào thứ năm của tuần thứ nhất, Đại biểu Quốc hội tiếp công dân vào thứ năm tuần thứ hai, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp công dân vào thứ năm của tuần thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp công dân vào thứ năm của tuần thứ tư, tuỳ theo nội dung công việc cụ thể, lãnh đạo tỉnh có thể mời lãnh đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện cùng tham gia tiếp công dân, trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tiếp công dân hoặc uỷ nhiệm cho lãnh đạo các Sở, ngành tiếp công dân ngoài ngày thứ năm. Với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh việc phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân khá chặt chẽ, có hiệu quả. Do đó, tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhìn chung được giữ vững.

Ngành thanh tra đã tích cực, chủ động tham mưu với cấp uỷ và chính quyền các cấp, phối kết hợp chặt chẽ với các ngành làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tiến hành xem xét, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật, làm tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

Các cấp các ngành thường xuyên trao đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện luật với tinh thần khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan, dứt điểm. Từng bước cải tiến thủ tục hành chính trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, coi trọng chất lượng, hiệu quả, chú ý rút kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng được nâng cao.

Việc thực hiện các qui định về tổ chức tiếp công dân: Công tác tiếp dân được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo qui định tại Luật Khiếu nại, tố cáo và

qui chế tiếp công dân ban hành kèm theo Quyết định 470/2007/QĐ-UBND ngày 14/2/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.một số nơi tiếp công dân được bố trí địa điểm thuận tiện, trang bị cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác tiếp dân. Các cơ quan, đơn vị phân công cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt làm nhiệm vụ tiếp dân thường xuyên và việc tiếp dân theo lịch của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được thực hiện tương đối tốt.

Việc thực hiện các qui định về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cỏo ở các cấp, các ngành cơ bản đảm bảo các qui định của Luật Khiếu nại, tố cáo về thời hiệu, thời hạn, thẩm quyền giải quyết, về tổ chức đối thoại công khai với người khiếu nại, người bị khiếu nại và các đối tượng có liên quan...; về hình thức ban hành các quyết định, kết luận giải

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)