Những ƣu điểm của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 51)

Một là, các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo đã được hình thành trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện được vai trò là một công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân và bảo đảm thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước. Thể hiện được bản chất chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo được đề cập trong hầu hết các văn bản luật như một công cụ, phương thức bảo đảm thực hiện các quy định của nội tại các văn bản đó. Các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành là việc cụ thể hoá các chế định và thẩm quyền, trách nhiện của cơ quan quản lý nhà nước; về thủ khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tác động tích cực này là cơ sở tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ và làm cho pháp luật ngày càng trở thành quy tắc ứng xử phổ thông, chủ đạo trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thể hiện bản chất chính trị của Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật.

Hai là, Các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo đã từng bước được pháp điển hoá. Từ các văn bản pháp luật đơn lẻ, pháp luật khiếu nại, tố cáo đã được hệ thống hoá và hoàn thiện ở mức cao nhất là luật hoá các quy định điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội về khiếu nại, tố cáo. Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998 là một bước tiến trong việc hệ thống hoá

các quy định của pháp luật. Tại đó, lần đầu tiên Luật này đưa ra các khái niệm cơ bản có liên quan làm cơ sở cho phân định các quy định giữa khiếu nại và tố cáo và giới hạn phạm vi điều chỉnh. Các chế định pháp luật đã được quy định trong một cấu trúc tương đối hoàn chỉnh từ chương 1 đến chương 9 của luật này. Đây là một bước tiến trong kỹ thuật pháp lý, tạo điều kiện cho quá trình hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo ở những năm sau này.

Ba là, quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ quan hành chính nhà nước. Từ những quy định ban đầu giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định với nhiều cấp giải quyết, nhiều cơ quan có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành đã quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nội dung công tác quản lý của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước. Các tổ chức Thanh tra nhà nước tập trung vào thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc. Khi phân tích các quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trước đây và hiện nay cho thấy các quy định này có những thay đổi cơ bản. Trước đây các tổ chức Thanh tra Nhà nước là một cấp có thẩm quyền giải quyết thì nay không phải là một cấp giải quyết. Các tổ chức thanh tra nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước; tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Các quy định hiện hành đã giảm bớt số lần giải quyết khiếu nại hành chính. Từ đó, việc giải quyết khiếu nại hành chính chỉ có thể thực hiện tối đa là hai cấp giải quyết; giải quyết lần đầu tại cơ quan có quyết định hoặc hành vi bị khiếu nại nếu không chấm dứt thì có thể chuyển sang Toà án hoặc giải quyết lần thứ hai tại cơ quan hành chính cấp trên, nếu vụ việc không chấm dứt thì chuyển hẳn sang Toà án giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp.

Bốn là, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được cụ thể hoá. Những quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo

và giải quyết khiếu nại, tố cáo có nội dung cụ thể, bao gồm những việc phải làm khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, pháp luật đã quy định việc giải quyết phải thực hiện theo một quy trình mang tính nghiêp vụ.

Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 và được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2004, năm 2005 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định chi tiết về thủ tục khiếu nại, thủ tục tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khác với các quy định trước đây, nay thủ tục giải quyết được quy định cho từng cấp hành chính; quy định chi tiết những công việc cụ thể trong suốt quá trình giải quyết. Đặc biệt trong khiếu nại hành chính, các quy định đã thể hiện được bước đi, việc làm trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ việc. Quy trình giải quyết được xác định đối với các cơ quan có thẩm quyển giải quyết lần đầu đến giải quyết lần hai. Theo đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn chịu sự ràng buộc nghiêm ngặt của các quy định về việc tổ chức tiếp công dân; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; thời hạn thụ lý và giải quyết, quá trình thẩm tra, xác minh và kết luận về tính đúng, sai của vụ việc; ra quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo và thi hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nội dung các bước, các việc phải làm đã được quy định cụ thể. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để bảo đảm tính thống nhất, chính xác trong thực thi pháp luật và tạo điều kiện cho kiểm tra, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong các cơ quan nhà nước.

Năm là, quy định tăng cường việc tiếp công dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc tổ chức tiếp công dân đã được nói trong Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, sau này tại Nghị định 89/CP, ngày 07/8/1997 Chính phủ đã ban hành Quy chế tiếp công dân. Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định việc tiếp công dân trong Chương V là một chế định độc lập. Đề cao vai trò tiếp công dân thể hiện sự tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đồng thời cũng xem đây là một kênh quan trong trong tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhân dân để hoàn thiện công tác quản lý của các cấp, các ngành.

Xác định rõ mục đích, nội dung, thẩm quyền, trách nhiệm trong việc tiếp công dân. Trong đó việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của công dân; hướng dẫn công dân thực hiện chính sách pháp luật; tiếp nhận khiếu nại, tố cáo và đối thoại giải quyết công việc.

Sáu là, các quy định đã tích cực hoá biện pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo và giám sát thi hành pháp luật khiếu nại, tố cáo

Theo quy định tại các Điều 5,6,8,16 và các Điều 86 đến Điều 100 Luật Khiếu nại, tố cáo đã quy định trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo. Tại các điều từ 85 đến 94 của toàn bộ Chương VII của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định về việc giám sát thi hành. Hoạt động giám sát thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức thành viên đã được tăng cường và đổi mới. Trong các văn bản pháp luật khác như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Nghị quyết số 228/1999/NQ-UBTVQH 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; Nghị định 99/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sối điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Luật Khiếu nại, tố cáo đã có các quy định về xử lý đối với khiếu nại không được giải quyết trong thời hạn quy định. Chẳng hạn quy định công dân có quyền kiến nghị xử lý kỷ luật đối với cơ quan, cá nhân không giải quyết khiếu nại trong thời hạn; quy định về các hành vi vi phạm trong tiếp công dân, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ bị xử lý.

Bảy là, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định về sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại. Vai trò của luật sư trong giải quyết các vụ tranh chấp, các vụ án là vấn đề tính truyền thống và cũng là vấn đề có tính nguyên tắc trong khoa học pháp lý. Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết các vụ việc nhằm đảm bảo việc tuân theo pháp luật, góp phần bảo vệ quyền

lợi ích hợp pháp của các bên và bảo vệ pháp luật. Về phương diện nào đó, khiếu nại hành chính như là sự xung đột, tranh chấp nảy sinh trong hoạt động quản lý nhà nước, sự hiện diện của luật sư trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại hành chính cũng là yêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)