Những nội dung cơ bản của pháp luật khiếu nại, tố cáo

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 38)

Chủ thể quyền khiếu nại, tố cáo:

Chủ thể quyền khiếu nại, tố cáo là nội dung quan trọng, xác định địa vị pháp lý của công dân, cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quan hệ với cơ quan nhà nước hoặc với cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Công dân là chủ thể chủ yếu của quyền khiếu nại, tố cáo. Công dân với tư cách là chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Công dân có quyền, nghĩa vụ và những lợi ích xác định được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong đó, quyền khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp ghi nhận. Nó là quyền để bảo vệ quyền, lợi ích đã được ghi nhận trên từng lĩnh vực pháp luật cụ thể. Do vậy, công dân là chủ thể chung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Khi quyền, lợi ích của công dân được ghi nhận bảo vệ mở rộng đến đâu thì chủ thể quyền khiếu nại, tố cáo cũng được mở rộng đến đó.

Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền khác nhau về bản chất do vậy các quyền này cũng có những chủ thể riêng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức là chủ thể quyền khiếu nại. Khiếu nại hướng vào bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người có quyền, lợi ích bị xâm phạm bởi một quyền quyết định hoặc hành vi trái pháp luật. Do vậy, khi pháp luật thừa nhận quyền, lợi ích của các chủ thể đến đâu thì đồng thời cũng quy định về chủ thể quyền khiếu nại đến đó. Thực tế không chỉ cá nhân chịu ảnh hưởng của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính. Mà các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và bản thân các cơ quan nhà nước khác cũng chịu sự tác động bất lợi từ những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật. Do vậy, bản thân họ cũng có quyền khiếu nại để tự bảo vệ mình.

Cán bộ, công chức là chủ thể quyền khiếu nại. Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại khi cho rằng quyết định kỷ luật của người có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong quan hệ hành chính trực thuộc, cán bộ, công chức chịu tác động của các quyết định, các hành vi quản lý của người có thẩm quyền. Có thể đó là các quyết định, các hành vi trái pháp luật tác động đến quyên lợi ích hợp pháp của họ. Do vậy, về phương diện lý luận, cán bộ, công chức có thể thực hiện quyền phản kháng để tự bảo vệ mình thông qua việc khiếu nại đối với các quyết định, hành vi trong quản lý của cấp thẩm quyền. Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Khiếu nại, tố cáo thì cán bộ, công chức chỉ có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ, công chức mà không có quyền khiếu nại về các quyết định, các hành vi khác của người có thẩm quyền trong hoạt động quản lý của mình. Còn chủ thể của quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân công dân khi họ báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo:

Những vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, thể hiện là tính trái pháp luật của các quyết định quản lý hoặc các hành vi quản lý cần được nhận thức đúng, phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong phạm vi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đối tượng của quyền khiếu nại, tố cáo bao gồm quyết định hành chính trái pháp luật và hành vi hành chính trái pháp luật. Cũng như những hiện tượng xã hội khác, vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan nhà nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau với mức độ phức tạp khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có các vi phạm pháp luật nào liên quan đến phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mà không là tội phạm mới thuộc thẩm quyền xem xét giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước.

Quyết định hành chính trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại.

Quyết định hành chính được pháp luật khiếu nại, tố cáo đề cập đó là quyết định cá biệt, bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý.

Khi xét đến đối tượng tác động của các quyết định hành chính cá biệt, Luận văn cho rằng có thể chia thành hai nhóm: Thứ nhất, nhóm các quyết định cá biệt giải quyết các mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, cơ quan, tổ chức, có thể gọi đây là nhóm quyết định hướng ngoại (ví dụ như quyết định xử phạt vi phạm hành chính). Thứ hai, nhóm các quyết định cá biệt giải quyết cá mối quan hệ giữa cơ quan, đơn vị trực thuộc cùng hệ thống và trong bản thân cơ quan, đơn vị đó, có thể gọi đây là nhóm quyết định hướng nội (ví dụ như quyết định kỷ luật cán bộ, công chức).

Hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng nghiên cứu trong nhiều ngành luật khác nhau. Pháp luật khiếu nại, tố cáo đề cập đến hành vi vi phạm pháp luật với nghĩa là đối tượng của khiếu nại và đối tượng của tố cáo. Pháp luật khiếu nại, tố cáo đề cập đến hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước ở hai phương diện:

Thứ nhất, hành vi trái pháp luật là đối tượng của khiếu nại. Vấn đề này được pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định là các hành vi hành chính trái pháp luật. Đó là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;

Thứ hai, hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo. Vấn đền này được pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định là bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào (không phải là hành vi phạm tội) thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo:

Khiếu nại, tố cáo là hiện tượng có tính xã hội, chính trị, pháp lý sâu sắc. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải qua nhiều giai đoạn, có thể với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là sự trả lời cho tính chất đúng, sai, hợp pháp, không hợp pháp của các quyết định, các hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước, liên quan đến quyền lợi, danh dự, của cá nhân cụ thể, của các cơ quan, tổ chức cụ thể. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền chủ thể thuận lợi và các cơ quan, tổ chức giải quyết chính xác có cơ sở, căn cứ pháp lý đầy đủ, pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo. Những quy định này nhằm bảo đảm thực tế quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và bảo đảo những điều kiện cần thiết cho quá trình giải quyết.

Về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại. Người khiếu nại với tư cách là người khởi sự vụ, việc có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành

vi hành chính trái pháp luật đã xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. Do vậy, pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại nhằm tạo thuận lợi cho người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình đồng thời cũng bảo đảm cho quá trình khiếu nại giải quyết đúng pháp luật, cụ thể: Quy định quyền trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích của mình; quyền yêu cầu, kiến nghị, quyền được thông tin, quyết định về việc giải quyết nhằm bảo đảm cho giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; quyền được bồi thường, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp. Quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu và chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin, tài liệu; nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nghĩa vụ chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Về quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại. Người bị khiếu nại liên quan trực tiếp đến các quyết định, hành vi trái pháp luật do vậy pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định người bị khiếu nại có quyền đưa ra bằng chứng về tính đúng đắn của quyết định, hành vi; quyền nhận quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền. Quy định người bị khiếu nại có nghĩa vụ sửa đổi, điều chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính và khắc phục, bồi thường hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra.

Về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo. Tố cáo liên quan đến hành vi vi phạm có tính chất nghiêm trọng và quan hệ giữa các bên có tính đối kháng cao. Do vậy, pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định về người tố cáo có quyền được giữ bí mật tên, địa chỉ; quyền được bảo vệ ngăn chăn việc trả thù, trù dập khi cần thiết. Đồng thời, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực và chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo sai sự thật.

Về quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo. Quy định về quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh về tính đúng đắn của hành vi; quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp và phục hồi danh dự, bồi thường do tố cáo không đúng gây ra; quyền yêu cầu xử lý người tố cáo sai sự thật. Đồng thời người bị tố cáo có nghĩa vụ giải trình, cung cấp thông tin phục vụ cho việc

giải quyết vụ, việc; nghĩa vụ chấp hành quyết định xử lý tố cáo và bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra.

Tóm lại, quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo có nội dung cơ bản là tạo thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đồng thời xác định nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, trách nhiệm pháp lý của các bên đối với khiếu nại, tố cáo.

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước. Thẩm quyền là cơ sở pháp lý để các chủ thể quản lý thực hiện chức năng nhiệm vụ nhất định, bằng các quy định của pháp luật, Nhà nước xác định chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể, trao cho các chủ thể quyền hạn và nghĩa vụ nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó. Thẩm quyền là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật khiếu nại, tố cáo, xác định đúng thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cần xem xét đến những vấn đề sau:

- Nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền. Cụ thể hơn đó là các hành vi, các quyết định trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, người thừa hành công vụ đã xâm phạm đến quyền, lợi ích của công dân. Từ đó xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc khắc phục các lỗi do mình gây ra mà khiếu nại, tố cáo đề cập.

- Khiếu nại được xem xét là một dạng tranh chấp, xung đột đặc biệt trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với người khiếu nại và chủ thể hành vi, quyết định bị khiếu nại luôn có một quan hệ nhất định. Quan hệ đó được hình thành trên cơ sở phân tích thẩm quyền theo vùng lãnh thổ hoặc theo ngành, lĩnh vực của cơ quan quản lý nhà nước đã được pháp

luật quy định. Do đó, người khiếu nại luôn ở trạng thái chịu ràng buộc, bị động, bất lợi trong quan hệ với người có hành vi bị khiếu nại.

- Khiếu nại, tố cáo là hiện tượng tất yếu, phổ biến trong thực tiễn nói chung và trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng. Xuất phát từ tính đặc thù của quản lý hành chính nhà nước, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng đồng thời phải đảm bảo được tính ổn định, liên tục của hoạt động hành chính.

Do vậy, pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, quy định những vấn đề chung về thẩm quyền và xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Pháp luật khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý, được quy định trong nhiều văn bản luật khác do vậy các quy định có tính nguyên tắc là rất cần thiết. Các quy định này bao gồm:

- Quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền theo lĩnh vực quản lý, theo thứ bậc quản lý. Khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét giải quyết.

- Quy định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có vụ, việc.

- Quy định về những quyền hạn, nghĩa vụ chung của các cơ quan, cá nhân trong quá trình giải quyết (ví dụ như quyền yêu cầu, quyền tạm đình chỉ quyết định khi cần thiết)

Thứ hai, quy định quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp hành chính trong giải quyết.

Thứ ba, quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra và cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết.

Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như các hoạt động quản lý nhà nước khác cần được điều chỉnh bằng những quy định cụ thể. Do vậy, các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo là một bộ phận quan trọng của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nó xác định nội dung công việc và trình tự thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ, việc. Đây cũng là cơ sở cho công dân thực hiện quyền chủ thể của mình đồng thời kiểm soát hoạt động của các cơ quan trong quá trình giải quyết.

Thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm bắt buộc phải tuân theo trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các hành vi hành chính, khi các công dân, các tổ chức tiến hành những công việc đòi hỏi có sự chứng kiến, can thiệp của các cơ quan nhà nước [49, tr. 103]. Thủ tục hành chính không chỉ là những quy định về thứ tự thực hiện công việc, mà còn là quy định về những quy định phải làm của các chủ thể. Thủ tục hành chính được quy định là nhằm trật tự hoá các hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước.

Các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm các nội dung sau:

Một là, quy định về việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, bao gồm việc tổ chức tiếp công dân và phân loại đơn thư quy định về điều

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)