1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng: * Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm). Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo. + Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
- Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi. Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
- Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã. Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
- L đứng trớc âm đệm, N lại không đứng trớc âm đệm.
- Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trớc một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy. Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt... - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
- Không có hiện tợng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L. Ví dụ: no nê, nờm nợp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
- Không đứng trớc những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê. Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
- S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê. Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
- S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
- Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ ngời, vật đều đi với S. Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xờn...
- s, súng, sắn, sóc, sò, sếu...