Phân tích môi trường bên trong

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần xây dưng, thương mại và dịch vụ Hải Anh (Trang 25)

Phân tích môi trường bên trong nhằm đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên cơ sở đó đề ra các chiến lược phát triển thị trường phù hợp nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu. Công việc đánh giá nội lực của doanh nghiệp bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau:

a. Nguồn lực

Nguồn lực là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh bao gồm: nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vô hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích và đánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh lâu dài.

Phân loại:

- Nguồn lực hữu hình: vật chất, tài chính, con người, tổ chức… - Nguồn lực vô hình: công nghệ, danh tiếng, bí quyết…

b. Năng lực

Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn

Năng lực được phát hiện khi có sự tương tác giữa nguồn lực vô hình và hữu hình và năng lực thường dựa trên việc phát triển, thực hiện, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua nguồn nhân lực trong. Cơ sở của năng lực: Kiến thức hoặc kỹ năng độc đáo của nhân viên; Tài chuyên môn chức năng của những nhân viên này. Năng lực thường được phát triển tại những khu vực chức năng chuyên biệt hoặc là một phần của khu vực chức năng

c. Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động chuyểnhoá cácđầu vào thành cácđầu ra tạo giá trị cho khách hàng.Quá trình chuyển hoá các đầu vào thành đầu ra bao gồm một số hoạt động chính và các hoạt động hỗ trợ. Mỗi hoạt động làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Trong chuỗi giá trị mô, các hoạt động chính chia làm bốn hoạt động: R&D, sản xuất, marketing, và dịch vụ.

Hình 1.6: Mô hình chuỗi giá trị

(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược của PGS.TS Ngô Kim Thanh)

Nghiên cứu và phát triển (R&D): Bằng thiết kế sản phẩm vượt trội, R&D có thể tăng tính năng của các sản phẩm làm cho nó thêm hấp dẫn với khách hàng. Công việc của R&D có thể làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn, hạ thấp chi phí sản xuất. Do đó, hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp đều có thể tạo ra giá trị.

Sản xuất: Sản xuất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Chức năng sản xuất của một công ty tạo ra giá trị bằng việc thực hiện các hoạt động của nó một

Cơ sở hạ tầng của tổ chức Quản trị nguồn nhân lực Phát triển kỹ năng/ công nghệ Quản trị thu mua

Hậu cần nhập Sản xuất Hậu cần xuất MKT và Bán hàng Dịch vụ Các hoạt động phụ trợ Các hoạt động cơ bản

cách hiệu quả, công ty.

Marketing: Công ty cũng giúp tạo ra giá trị trong một số hoạt động. Thông qua định vị nhãn hiệu và quảng cáo chức năng marketing có thể tăng giá trị mà khách hàng nhận thức được trong sản phẩm của công ty. Hơn nữa các hoạt động này giúp tạo ra một ấn tượng dễ chịu về sản phẩm của công ty trong tâm trí của khách hàng, do đó nó làm tăng giá trị.

Dịch vụ khách hàng: Là dịch vụ mà doanh nghiệp muốn mang đến cho cho khách hàng về sự hài lòng về sản phẩm, tạo sự niềm tin của mình trong lòng khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty Cổ phần xây dưng, thương mại và dịch vụ Hải Anh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w