- Công tác đào tạo nhân viên kịp thời, đúng người, đúng thời điểm.
3.3.1.4. Môi trường bên ngoà
Để nâng cao hiệu quả phân tích môi trường bên ngoài một số giải pháp đưa ra là:
Thứ nhất, công ty cần phải triển khai hoạt động phân tích môi trường bên ngoài
liên tục, cập nhật thường xuyên hơn. Từ đó mới theo dõi được quá trình biển đổi của từng nhân tố và đánh giá được mức độ quan trọng của nó đối với hoạt động của công ty.
Thứ hai, công ty nên tăng cường việc hợp tác với cơ quan thuế, Bộ tài chính,
tin chính xác về môi trường kinh doanh cũng như nắm bắt được định hướng phát triển lâu dài.
Thứ ba, công ty nên đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài thông qua mô
thức EFAS. Các nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới vị thế chiến lược hiện tại của công ty và doanh nghiệp phản ứng với nhân tố đó là nổi bật nhất thì sẽ có độ quan trọng lớn nhất và có điểm xếp loại cao nhất. Độ quan trọng và điểm xếp loại cho các nhân tố tiếp theo sẽ giảm dần theo mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Điểm độ quan trọng được đánh giá từ 1.0 (quan trọng nhất) đến 0.0 (không quan trọng), điểm xếp loại được đánh giá từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém).
Dưới đây, em xin đề xuất đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần xây dựng, thương mại và dịch vụ Hải Anh qua mô thức EFAS như sau:
Bảng 3.1: Mô thức EFAS tham khảo của công ty CP XD, TM và DV Hải Anh
(Nguồn: Tác giả)
Các nhân tố Độ quantrọng Xếploại
Tổng điểm quan trọng Cơ hội
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0.1 3 0.3
2. Thị trường ngành còn nhiều tiềm năng 0.1 3 0.3
3. Số lượng nhà cung ứng lớn 0.05 2 0.1
4. Mức độ đô thị hóa ngày càng cao 0.15 3 0.45
5. Sự phát triển của ngành 0.05 2 0.1
Thách thức
1. Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt 0.15 4 0.6
2. Yêu cầu cung ứng dịch vụ 0.05 2 0.1
3. Áp lực từ phía khách hàng 0.1 3 0.6
4. Nền kinh tế tăng trưởng kém ổn định 0.1 3 0.3
5. Lạm phát 0.1 2 0.2
Tổng 1 3.05
Nhân tố cơ hội được đánh giá có ảnh hưởng nhất là nhân tố thị trường ngành còn nhiều tiềm năng và sản phẩm còn thiết yếu trong cuộc sống, do đó độ quan trọng là 0.15 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là cơ hội về mức độ đô thị hóa ngày càng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng được đánh giá là khá quan trọng nên có mức điểm độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Những nhân tố cơ hội có ảnh hưởng thấp hơn và doanh nghiệp phản ứng với nhân tố này kém hơn là cơ hội phát triển thị trường và sự phát triển của ngành được cho điểm với độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.
Với từng nhân tố thách thức cũng được cho điểm như các nhân tố cơ hội. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới chiến lược của công ty và công ty phản ứng mạnh với nhân tố đó nhất là nhân tố cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt, do đó có độ
quan trọng cao hơn các nhân tố còn lại là 0.15 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là thách thức về nền kinh tế tăng trưởng kém ổn định và nguồn nhân lực bị thu hút bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Thách thức về lạm phát có ảnh hưởng nhiều hơn thách thức về yêu cầu đổi mới sản phẩm nên có độ quan trọng lớn hơn là 0.1, còn độ quan trọng của yêu cần đổi mới sản phẩm là 0.05.Công ty đều phản ứng với hai thách thức này ở mức như nhau nên điểm xếp loại của hai nhân tố là 2.
Với tổng điểm quan trọng của EFAS là 3.05 cho thấy công ty đã có khả năng phản ứng khá tốt trước những thay đổi của môi trường bên ngoài.
3.3.1.5. Môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong có kết quả cao đòi hỏi công ty phải đầu tư thời gian và con người tham gia, bằng cách:
Việc đầu tiên là công ty cần phải xem xét lại cơ chế quản lí, đảm bảo cho sự thông thoáng trong việc trao đổi thông tin giữa cấp trên với cấp dưới. Xây dựng kế hoạch phân tích TOWS cụ thể, rõ ràng và truyền đạt tới tất cả thành viên tham gia. Người lãnh đạo cần làm gương về việc thực hiện nghiêm túc, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
Tiếp theo, công ty cần quan tâm tới vấn đề nâng cao công tác đãi ngộ, phân bổ chi phí hợp lí hơn nhằm huy động tối đa nguồn lực con người vào công tác này. Sau khi phân tích thấy được các điểm mạnh và điểm yếu đang tồn tại có thể sử dụng mô thức IFAS để đánh giá tổng hợp các nhân tố bên trong. Điểm độ quan trọng và điểm xếp loại của từng nhân tố được đánh giá như sau: Nhân tố nào có tầm quan trọng lớn quyết định đến sự thành công của công ty thì sẽ có điểm độ quan trọng lớn. Mức điểm độ quan trọng được phân loại từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất). Điểm xếp loại của từng nhân tố được đánh giá căn cứ vào đặc thù của công ty. Điểm xếp loại từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất).
Bảng 3.2: Mô thức IFAS tham khảo của công ty CP xây dựng, TM và DV Hải Anh
Nhân tố bên trong Độ quantrọng Xếploại quan trọngTổng điểm Điểm mạnh
1. Nguồn nhân lực 0.05 2 0.1
2. Dịch vụ khách hàng 0.15 4 0.6
3. Công ty có uy tín trên thị trường 0.15 4 0.6
4. Cung cấp dịch vụ tốt 0.1 3 0.3 5. Cơ sở hạ tầng tốt 0.05 2 0.1 Điểm yếu 1. Tài chính yếu 0.2 4 0.8 2. Chế độ đãi ngộ kém 0.1 3 0.3 3. Hoạt động marketing còn thấp 0.1 3 0.3 4. Thị trường hẹp 0.05 2 0.1 5. hệ thống thông tin kém 0.05 2 0.1 Tổng 1 3.3
Qua tổng kết kết quả điều tra ở chương 2, nhận thấy nhân tố điểm mạnh có tầm quan trọng nhất và gắn với đặc điểm của doanh nghiệp rõ nhất là điểm mạnh về công ty có uy tín trên thị trường và dịch vụ khách hàng. Do đó, điểm độ quan trọng và điểm xếp loại của hai nhân tố này là cao nhất ở mức 0.15 và 4. Tiếp đến là điểm mạnh về sản phẩm chất lượng với điểm độ quan trọng được đánh giá là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Hai nhân tố điểm mạnh còn lại được đánh giá với điểm độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.
Tương tự cho điểm độ quan trọng và điểm xếp loại với từng nhân tố điểm yếu. Công ty đã nhận định rằng điểm yếu có tầm quan trọng nhất và là vấn đề mà công ty đang gặp khó khăn là nhân tố tài chính yếu với mức điểm quan trọng là 0.2 và điểm xếp loại là 4. Tiếp đó là nhân tố về hoạt động marketing còn thấp và chế độ đãi ngộ kém được đánh giá với điểm độ quan trọng là 0.1 và điểm xếp loại là 3. Hai điểm yếu còn lại là thị trường hẹp và hệ thống thông tin kém có tầm quan trọng thấp nhất nên có độ quan trọng là 0.05 và điểm xếp loại là 2.
Với tổng điểm quan trọng của IFAS là 3.3 chứng tỏ công ty đã phân tích môi trường bên trong khá hiệu quả, công ty đã tận dụng được các nguồn lực của công ty khá tốt.
3.3.1.6. Hoạch định phương pháp chiến lược phát triển thị trường
Để có thể hoạch định chiến lược kinh doanh đòi hỏi Công ty cần nghiên cứu kỹ lưởng đầy đủ các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như bên trong nội bộ và tình thế của doanh nghiệp mình. Do đó, giải pháp tối ưu và có tính khả thi nhất đó chính là sử dụng ma trận TOWS. Ma trận này phân tích đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu của