Giải pháp trong ngắn hạn

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 119)

6. Bố cục của luận văn

3.4.1.Giải pháp trong ngắn hạn

3.4.1.1. Hoàn thiện Pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án ở cấp độ quốc tế

Thứ nhất, tiếp tục đàm phán để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các Hiệp định tương trợ tư pháp và các Hiệp định liên quan đến các vấn đề thương mại đã ký kết với các nước nhằm tạo lập các nguyên tắc thẩm quyền thống nhất và đầy đủ.

Thứ hai, tích cực đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp mới với các

nước, tập trung trước mắt vào các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống với Việt nam, trong đó, nhất thiết phải chú trọng tới việc xây dựng các quy tắc về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.

Thứ ba, trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện các quy tắc xác định thẩm quyền của Tòa án ở cấp độ quốc tế, cần tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng pháp luật, tập quán quốc tế về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án.

Việc xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là một lĩnh vực vô cùng phức tạp vì không chỉ liên quan đến quyền lợi của các cá nhân, pháp nhân mà còn liên quan đến lợi ích quốc gia, chủ quyền quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Đối tượng, tính chất và đặc điểm của các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mặc nhiên đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm nghiên cứu, áp dụng pháp luật, Điều ước quốc tế về xét xử và hợp tác quốc tế về việc phân định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Việc học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về xây dựng pháp luật trong nước và quốc tế trong lĩnh vực xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp đẩy nhanh tiến trình xây dựng và hoàn thiện Pháp luật Việt Nam

Trong quan hệ hợp tác tư pháp với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng rất cần tăng cường việc tham khảo kinh nghiệm cũng như hợp tác để xây dựng những quy định thống nhất trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án liên quan đến các vụ việc dân sự giữa Việt Nam với các nước này.

Các chuyên gia nước ngoài hiện nay đánh gia cao các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia này, việc tham gia Điều ước quốc tế đa phương sẽ là một đảm bảo tốt nhất trong việc các quốc gia thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp; vì vậy lời khuyên của họ là Việt Nam nên xem xét khả năng gia nhập một số Điều ước quốc tế đa phương về Tư pháp quốc tế. Điều này xuất phát từ các lý do sau:

Các Điều ước quốc tế đa phương có phạm vi điều chỉnh rộng nên việc trở thành thành viên của các Điều ước này sẽ có lợi hơn nhiều;

Khi tham gia các Điều ước quốc tế đa phương sẽ tránh được việc đàm phán, ký kiết các hiệp định song phương tốn nhiều công sức mà phạm vi chỉ điều chỉnh quan hệ giữa hai nước với nhau.

Đây là một trong những kinh nghiệm mà Việt Nam rất cần xem xét để vận dụng phù hợp vào với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại. Xét ở góc độ thực tiễn, việc này là

hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung trên thế giới về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và khu vực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị xã hội và pháp luật.

Trên thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia cơ chế đa phương về hợp tác Tư pháp quốc tế, một loạt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã khẳng định vấn đề này. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định chủ trương ―Tham gia các Điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án,

quyết định trọng tài thương mại‖. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ

Chính trị về việc ban hành Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2010 một lần nữa nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác tương trợ tư pháp: ―Tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống‖.

Vừa qua, vào ngày 28-9-2012, tại La - hay, thủ đô hành chính của Hà Lan, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký và chính thức trình Thư của Việt Nam xin gia nhập Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế [47].

Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 28-9-2012, nếu thư gia nhập của Việt Nam được chấp thuận, việc tham gia Hội nghị La- hay sẽ góp phần tạo cơ sở thuận lợi cho tiến trình Việt Nam gia nhập các hệ Công ước của tổ chức uy tín này, và nhất là việc gia nhập Công ước La hay 2005 về Thỏa thuận lựa chọn Tòa án.

3.4.1.2. Hoàn thiện pháp luật quốc gia về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án

Thứ nhất, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2004 về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng khắc phục những điểm bất cập, hạn chế và thiếu sót trong cơ

chế xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể nêu một số vấn đề cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung các quy định xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc có yếu tố nƣớc ngoài của Tòa án Việt Nam theo quy định tại Chƣơng XXXV

Về Khoản 1, Điều 410: Một số quan điểm cho rằng cần sửa đổi nguyên tắc chung là: thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại Chương XXXV nếu các vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Chương III Bộ luật này (vì nếu các vụ việc thuộc phạm vi quy định tại Chương III song không thuộc diện theo quy định tại Chương XXXV thì Tòa án không có thẩm quyền và ngược lại). Tác giả đồng tình với ý kiến trên, song cũng cần quy định Khoản 1, Điều 410 rõ hơn như sau: ―Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia và các quy định tại Chương III Bộ luật này trừ trường hợp Chương này có quy định khác‖. Điều này phù hợp với lý luận chung về xác định thẩm quyền trong Tư pháp quốc tế.

Về Khoản 2, Điều 410:

Điểm a: Đề nghị sửa đổi thành: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngoài trong trường hợp ―Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có

trụ sở chính tại Việt Nam hoặc vụ việc liên quan đến hoạt động của cơ quan quản lý,

chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài‖.

Điểm b: Như đã phân tích, điều này trái với quy định của một số Điều ước quốc

tế trong lĩnh vực này mà Việt Nam là thành viên (trái với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa). Trong điều kiện toàn cầu hóa như hiện nay, bất kỳ quốc gia nào khi xây dựng hệ thống pháp luật của quốc gia đều phải xem xét đến các chuẩn mực pháp lý chung của quốc tế hoặc các Điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia. Hơn nữa, việc ban hành các quy định pháp luật quốc nội tương thích, phù hợp với nội dung của các Điều ước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia là một yêu cầu quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam khi hệ thống pháp luật cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và phát triển. Do đó, điểm b, Khoản 2, Điều 410 của Bộ luật Tố tụng dân sự cần được điều chỉnh theo hướng Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp ―Bị đơn là công dân nước ngoài, người

không quốc tịch có nơi thường trú, tạm trú tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh

thổ Việt Nam‖.

Điểm đ: cần được sửa đổi thành: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngoài trong trường hợp ―Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam, công dân Việt Nam có nơi cư trú tại Việt Nam‖ để quy định này được hiểu và áp dụng chính xác, thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng.

Về Điều 411: Đề nghị sửa đổi điểm d, Khoản 2, Điều này theo hướng chuyển quy định này sang Điều 410 – trở thành thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Việt Nam chứ không phải thẩm quyền xét xử riêng biệt, đồng thời, sửa lại câu chữ của điều luật này như sau: ―Yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu trên lãnh thổ Việt Nam‖

Về Điều 413: Đề nghị sửa đổi theo hướng nếu vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì Tòa án Việt Nam không trả lại đơn khởi kiện đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc để đảm bảo thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các vụ việc liên quan đến quan hệ tiêu dùng và quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài sẽ phát sinh ngày càng nhiều, đặt ra đòi hỏi có một cơ chế để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động

- những bên yếu thế hơn trong các mối quan hệ này khi phát sinh tranh chấp, kiện tụng. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu các quy định của Pháp luật Nhật Bản và quy định tại Công ước Brussels về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án đối với các vụ việc liên quan đến Hợp đồng tiêu dùng, Hợp đồng lao động, trên cơ sở đó quy định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến các loại hợp đồng trên.

Bổ sung thêm các quy định về thẩm quyền riêng biệt thẩm quyền theo sự lựa chọn, lựa chọn Tòa án thích hợp nhất, từ chối thẩm quyền...trong các quy định về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về việc xác định thẩm quyền trong nước của Tòa án Việt Nam (chương III Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004), cả về phân định thẩm quyền của Tòa án theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ để áp dụng vào trường hợp Tòa án Việt Nam xét xử các vụ việc dân sự có yttnn theo thẩm quyền được xác định từ cá quy tắc trong Tư pháp quốc tế sẽ đảm bảo đúng đắn, phù hợp và có hiệu quả.

Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cần rà soát tất cả các quy định liên quan đến việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các văn bản pháp luật hiện hành và sửa đổi, bổ sung kịp thời để tạo lập một hệ thống các quy định thống nhất, đồng bộ và tương đối đầy đủ.

Tất cả các giải pháp nêu trên cần được tập trung thực hiện trong thời gian trước mắt. Để thực sự phù hợp với xu hướng vận động, phát triển chung của pháp luật và đời sống xã hội trong nước cũng như quốc tế, việc hoàn thiện chế định về xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Việt nam cần phải thực hiện trên cơ sở những giải pháp lớn hơn và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 119)