Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 79)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Trung Quốc

Luật tổ chức Tòa án Trung Quốc được ban hành ngày 01-7-1979 và được sửa đổi, bổ sung năm 1983 nhằm mục đích tổ chức lại hệ thống Tòa án theo mô hình gần giống với mô hình của các nước theo truyền thống pháp luật Civil Law.

Hệ thống Tòa án Trung Quốc được tổ chức theo 4 cấp:

- Tòa án nhân dân tối cao (Supreme People’s Court): có thẩm quyền xét xử tái

cấp dưới, ban hành văn bản giải thích luật và giám sát hoạt động của Tòa án cấp dưới;

- Tòa án nhân dân cao cấp (Higher People’s Courts);

- Tòa án nhân dân trung cấp (Intermediate People's Court);

- Tòa án nhân dân cấp cơ sở (Basic People's Court).

Các Tòa án nhân dân trong hệ thống đều có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại và hành chính.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có các Tòa án đặc biệt – Tòa án giải quyết theo vụ việc như: Tòa án Quân sự, Tòa án giao thông đường sắt, Tòa án Hàng Hải [13].

Ngày 25-12-2001, Tòa án nhân dân Tối cao của Trung Quốc (PRC) đã ban hành cuốn ―Các quy định về các vấn đề đương nhiên liên quan tới thẩm quyền xét xử trong quá trình tố tụng các vụ kiện dân sự và kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài‖ (sau đây gọi là quy định). Quy định này chính là văn bản chỉ ra việc tập trung thẩm quyền xét xử đối với từng vụ kiện cụ thể. Nội dung chính của quy định như sau:

Thứ nhất: Việc xét xử sơ thẩm các vụ kiện dân sự và kinh doanh thương mại có

yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh bởi các Tòa án sau đây: (1) Tòa án nhân dân trong các khu kinh tế và công nghiệp do Hội đồng Nhà nước chấp thuận; (2) Tòa án nhân dân trung cấp tại các thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc các khu tự trị và các thành phố trực thuộc trung ương; (3) Tòa án nhân dân trung cấp chuyên trách trong các khu kinh tế và các thành phố thuộc quy hoạch Nhà nước; (4) Các Tòa án nhân dân trung cấp khác được thành lập bởi Tòa án nhân dân Tối cao; (5) Các Tòa án nhân dân cao cấp. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân trên Tòa án nhân dân trung cấp được quyết định bởi những Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của nó.

Thứ hai: Trường hợp các bên liên quan từ chối chấp nhận phán quyết hoặc bản

án sơ thẩm của Tòa án cấp đầu tiên là Tòa án nhân dân tại khu vực phát triển kinh tế và công nghiệp do Hội đồng Nhà nước chấp thuận thành lập, Tòa án nhân dân trung cấp địa phương sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này như một cấp xét xử thứ hai.

Thứ ba: Quy định này sẽ được áp dụng đối với các vụ kiện sau: (1) Tranh chấp về hợp đồng hoặc các vi phạm về quyền có yếu tố nước ngoài; (2) Tranh chấp về thư tín dụng; (3) Yêu cầu áp dụng việc từ chối, công nhận và thực thi các quyết định của trọng tài nước ngoài; (4) Yêu cầu xác định hiệu lực bắt buộc của các điều khoản trọng tài về dân sự và kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài; và (5) yêu cầu công nhận hoặc buộc thi hành phán quyết hoặc bản án của Tòa án nước ngoài về dân sự và kinh doanh thương mại.

Thứ tư: Quy định này sẽ không áp dụng đối với trường hợp tranh chấp thương

mại biên giới xảy ra tại tỉnh nằm giáp biên giới với các nước khác, các trường hợp liên quan đến bất động sản và các tranh chấp về sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.

Thứ năm: Về thẩm quyền xét xử đối với các tranh chấp dân sự và thương mại

liên quan đến các bên từ đặc khu Hành chính Hồng kông, đặc khu Hành chính Macao hoặc Đài Loan thì quy định này sẽ được ưu tiên áp dụng.

Thứ sáu: Tòa án nhân dân cao cấp thực hiện việc giám sát thẩm quyền xét xử

đối với các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài. Trường hợp một vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài được tiếp nhận tại một Tòa án mà vượt quá thẩm quyền xét xử của Tòa án này, thì Tòa án đó sẽ được yêu cầu hoặc sẽ phải ra một quyết định chuyển vụ kiện đã thụ lý cho Tòa án có thẩm quyền.

Thứ bảy: Quy định này có hiệu lực từ ngày 01-3-2002. Đối với các vụ kiện đã

được các Tòa án nhân dân thụ lý trước khi quy định này có hiệu lực sẽ được tiếp tục xét xử tại các Tòa án nhân dân đó.

Theo quy định này, các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài hiện đang được chuyển dịch 1 cách tập trung từ các Tòa trung cấp và Tòa án cơ sở thông thường tới 1 số ít các Tòa trung cấp và Tòa án cơ sở thụ lý nhiều những vụ kiện tương tự và có khả năng tương đối cao đã xét xử các vụ kiện tương tự. Điều đó có nghĩa là đang có sự tối ưu hóa các nguồn lực tư pháp tại Trung Quốc và 1 chuyển biến lớn trong cải cách hệ thống tư pháp của đất nước. Hướng đi này có những điểm tích cực như:

Thứ nhất, nó mang lại lợi ích khu vực trong việc xử lý các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài của các Tòa án có liên quan, chống lại sự can thiệp của chính quyền địa phương và duy trì sự thống nhất của hệ thống tư pháp.

Thứ hai, trao thẩm quyền cho 1 số ít các Tòa trung cấp và Tòa án cơ sở trong

việc thực thiện chức năng xét xử sơ thẩm các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài là nhằm tập trung các nguồn lực tư pháp thuận lợi trong việc giải quyết tốt các vụ kiện trên. Điều đó cũng nhằm tăng cường sự giám sát và hướng dẫn xét xử các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài, đồng thời thực hiện chuyên môn hóa trong việc xét xử các vụ kiện trên.

Thứ ba, giải quyết các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài theo

thẩm quyền tập trung là đang nâng cấp khả năng xét xử đối với vụ kiện này. Phiên tòa sơ thẩm cuối cùng các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện bởi các Tòa cao cấp nâng cao chất lượng xét xử và đảm bảo tính khách quan của công lý.

Cuối cùng, giải quyết các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền tập trung sẽ tối ưu hóa hệ thống thẩm phán, và tăng cường đào tạo 1 cách chuyên nghiệp các thẩm phán. Nó cũng nhằm phát triển 1 nguồn thẩm phán chất lượng cao, những người am hiểu luật pháp (bao gồm luật và các công ước quốc tế), hiểu biết về kinh tế và thương mại quốc tế, và giỏi ngoại ngữ.

Từ quan điểm này, định hướng ban đầu và vị trí của Tòa án tại Trung Quốc hiện nay, thì hướng thẩm quyền tập trung là khả thi. Tuy nhiên, mặt khác, là một sự giải thích tư pháp nói chung, việc thực hiện các quy định này chắc chắn ảnh hưởng 1 cách không cần thiết tới việc xét xử vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài. Việc xét xử này có tính chất liên khu vực, bên cạnh đó các Tòa án cao cấp chỉ là thiểu số các tòa cấp cơ sở (Khu kinh tế và công nghiệp), đồng thời các tòa trung cấp chuyên trách chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.

Hơn thế nữa, các phiên tòa xét xử loại án này cũng được nâng cao chất lượng tương ứng. Bên cạnh các phiên tòa xét xử đầu tiên bởi các Tòa án của Khu kinh tế và công nghiệp được xét xử cuối cùng bởi các tòa trung cấp, thì hầu hết các vụ kiện

này đều được xét xử cuối cùng bởi các tòa cao cấp. Điều đó có nghĩa là các tòa cao cấp có trách nhiệm lớn đối với việc xét xử các vụ kiện có yếu tố nước ngoài trong giai đoạn giải quyết cuối cùng, bất kể vụ kiện đó phức tạp hay đơn giản, cho dù số lượng tranh chấp có nhiều hay ít và bất kể tính hiệu quả của các vụ kiện đó [28].

2.3.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật Trung Quốc

2.3.2.1. Thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử đặc biệt

Thẩm quyền xét xử chung hay còn gọi là thẩm quyền xét xử gốc, theo đó Tòa án xác định thẩm quyền xét xử dựa vào mối quan hệ giữa bị đơn và nơi có Tòa án. Nhìn chung, các Tòa án đều xem nơi cư trú của bị đơn như là một cơ sở của thẩm quyền xét xử. Tòa án Trung Quốc cũng đánh giá nơi cư trú của bị đơn như một căn cứ xác định thẩm quyền chung trong xét xử các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài. Căn cứ Điều 235 và Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền đối với các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài nếu nơi cư trú của bị đơn trên lãnh thổ Trung Quốc [43].

Điều này hoặc là phù hợp với trường hợp nguyên đơn nước ngoài (thể nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức khác) khởi kiện, hoặc trường hợp các vụ việc dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài giữa các bên cư trú tại Trung Quốc, ví dụ: vụ kiện Công ty Xuất nhập khẩu kỹ thuật Hồ Bắc với chi nhánh Hồ Bắc của Công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc [28]. Bên cạnh đó, Điều 23 Luật Tố tụng dân sự cũng quy định nơi cư trú của nguyên đơn như sự bổ sung của thẩm quyền xét xử chung [43].

Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử chung chỉ là 1 loại thẩm quyền xét xử khi Tòa án không có thẩm quyền xét xử đặc biệt. Thẩm quyền xét xử đặc biệt hay còn gọi là thẩm quyền xét xử theo vụ việc là, theo đó Tòa án xác định thẩm quyền xét xử căn cứ theo mối quan hệ giữa đối tượng của vụ kiện và nơi có Tòa án.

Nếu nơi cư trú của bị đơn không đặt tại Trung Quốc, thì Luật Tố tụng dân sự cũng quy định một số nguyên tắc về thẩm quyền xét xử đặc biệt tùy theo tính chất khác nhau của các vụ kiện dân sự và thương mại có yếu tố nước ngoài.

Theo Điều 241 Luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thẩm quyền xét xử 1 hành vi xuất phát từ quan hệ hợp đồng hoặc quyền sở hữu tài sản, các quyền và lợi ích khác, nếu:

- Nơi ký kết hợp đồng;

- Nơi thực hiện hợp đồng;

- Nơi có đối tượng của hành vi;

- Nơi có tài sản của bị đơn;

- Nơi có chi nhánh của bị đơn:

- Nơi xảy ra hành vi vi phạm

thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [43].

Ngoài ra, Điều 24 tới Điều 33 của Luật Tố tụng dân sự cũng quy định 1 số vụ kiện dân sự và thương mại đặc biệt có thể được xét xử bởi Tòa án nơi bị đơn có nơi cư trú. Trong thực tiễn xét xử, hầu hết các vụ kiện đều được xét xử tại nợi hợp đồng được ký kết, hoặc nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi nơi thực hiện hành vi vi phạm [28].

2.3.2.2. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo sự lựa chọn của các đƣơng sự

Thỏa thuận lựa chọn Tòa án là việc các bên trong vụ việc đồng ý thỏa thuận lựa chọn một Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trước và/hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Trong tất cả các vụ kiện dân sự quốc tế tại Trung Quốc, thì thỏa thuận lựa chọn Tòa án là sự thể hiện lựa chọn của các bên của và nó nên được thể hiện bằng văn bản chứ không phải thỏa thuận miệng. Ví dụ: trong vụ kiện giữa tập đoàn thương mại quốc tế Yuancheng (Thanh Đảo) với Công ty TNHH thương mại Hengxing thành phố Xixia, vận đơn trong vụ kiện này được ghi rất cụ thể như sau: ―Bất kỳ tranh chấp hoặc yêu cầu khởi kiện nào phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết tại Tòa án Trung Quốc chứ không phải Tòa án khác‖ [28].

Điều đó nói lên rằng các bên đã lựa chọn Tòa án Trung Quốc thông qua 1 thỏa thuận bằng văn bản, bởi vậy nó đã trao quyền xét xử vụ án này cho Tòa án Trung Quốc.

Theo Điều 242 Luật Tố tụng dân sự thì, có 3 vấn đề mà các bên phải chú ý trước khi thỏa thuận Tòa án có thẩm quyền xét xử:

Thứ nhất, phạm vi của thỏa thuận lựa chọn Tòa án của các bên bị giới hạn chung đối với các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp quyền sở hữu tài sản, quyền và lợi ích khác nhưng không bao gồm các tranh chấp về xác định nhân thân, về năng lực hành vi cá nhân và mối quan hệ gia đình;

Thứ hai, Tòa án được lựa chọn phải có mối liên hệ với tranh chấp này và chỉ được lựa chọn Tòa án xét xử ở cấp sơ thẩm;

Thứ ba, thỏa thuận lựa chọn Tòa án giữa các bên không thể vi phạm các quy định về thẩm quyền theo ngạch và thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án tại Trung Quốc [43].

2.3.2.3. Thẩm quyền xét xử theo suy đoán (Prisumtive Jurisdiction)

Mặc dù đã có quy định về việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền xét xử, nhưng trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp, các bên thường không chọn được Tòa án trước, và cũng rất khó để đạt được 1 thỏa thuận sau khi tranh chấp phát sinh. Do vậy, Tòa án áp dụng thẩm quyền xét xử theo suy đoán để xác định thẩm quyền của mình trong quá xét xử. Gọi là thẩm quyền xét xử theo suy đoán nghĩa là khi một bên khởi kiện đến 1 Tòa án, bên còn lại không bác bỏ thẩm quyền của Tòa án này, hoặc đưa ra yêu cầu phản tố tại Tòa án này. Điều 243 Luật Tố tụng dân sự đã quy định điều này [43] .

Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử theo suy đoán không thể vi phạm thẩm quyền xét xử riêng biệt. Thêm vào đó, nó chỉ có hiệu lực khi bị đơn tự nguyện xuất hiện trước phiên tòa và trả lời những câu hỏi cần thiết về tranh chấp hoặc đưa ra các yêu cầu phản tố.

Trong vụ kiện giữa Công ty TNHH Sino-Add (Singapore) PTE với công ty TNHH Karawasha Resource, Tòa án đã ra quyết định như sau:

Trường hợp nguyên đơn là doanh nghiệp ngoài Singapore đã khởi kiện tới Tòa án này, bị đơn là 1 pháp nhân (doanh nghiệp) khác của Đặc khu Hành chính Hồng Kông không những không xuất hiện ở tòa mà còn không có bất kỳ ý kiến gì về thẩm

quyền xét xử hoặc các vấn đề khác [28]. Bởi vậy, có thể khẳng định là bị đơn chấp thuận thẩm quyền xét xử của Tòa án; theo Điều 243 Luật Tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ kiện 1 cách hợp pháp.

Trong vụ kiện trên, mặc dù Tòa án đã áp dụng thẩm quyền theo suy đoán, tuy nhiên bị đơn trong vụ kiện không những không xuất hiện ở tòa mà còn không đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, như vậy, việc Tòa án quyết định rằng mình có thẩm quyền xét xử đối với vụ án (đối với bị đơn) dường như không tương thích với các điều khoản đã được quy định trong Luật Tố tụng dân sự [28].

2.3.2.4. Thẩm quyền xét xử riêng biệt

Theo Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án của Trung Quốc sẽ có thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ kiện phát sinh từ một tranh chấp liên quan đến:

- Hợp đồng liên doanh giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước

ngoài;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh

nghiệp nước ngoài;

- Hợp đồng hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 79)