6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Để tránh trường hợp xung đột thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế, nhiệm vụ của Tư pháp quốc tế là định ra những nguyên tắc nhằm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án một quốc gia nhất định (trong các Điều ước quốc tế) hoặc Tòa án cụ thể của quốc gia (trong pháp luật quốc gia), được gọi là nguyên tắc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử (the rules of the choice of forum) hay nguyên tắc thẩm quyền (jurisdictional rules).
Như đã đề cập trên đây, việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền cùng với lựa chọn luật áp dụng và vấn đề công nhận, thi hành phán quyết của Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài trở thành ba vấn đề cơ bản của Tư pháp quốc tế. Trong lý luận về Tư pháp quốc tế ở Việt Nam cũng như các quốc gia khác, việc lựa chọn Tòa án xét xử và chọn luật áp dụng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cái này thường dẫn tới cái kia; còn trong vấn đề thứ ba, người ta tìm kiếm một cơ chế mà phán quyết do Tòa
án một nước hay trọng tài tuyên bố có hiệu lực và được thi hành trên lãnh thổ một nước khác. Vì vậy, các nguyên tắc thẩm quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong Tư pháp quốc tế và có mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc xung đột luật. Các nguyên tắc xung đột luật được thiết kế để gạt bỏ những xung đột giữa luật pháp của các nước khác nhau bằng việc chỉ ra Tòa án nào có thẩm quyền và pháp luật nước nào cần áp dụng (quy tắc về xác định luật áp dụng). Chức năng của các nguyên tắc này là đảm bảo sự hợp lý của các giải pháp trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài hoặc liên hệ với pháp luật nước ngoài. Nguyên tắc thẩm quyền có mục đích và nội dung là xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia cụ thể đối với các vụ việc. Đối tượng của nguyên tắc thẩm quyền là xác định thẩm quyền phù hợp, còn nguyên tắc chọn luật được thiết kế để tạo nên sự áp dụng luật thích hợp nhất mà các bên đều mong muốn được áp dụng.
Các nguyên tắc thẩm quyền có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động giải quyết giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án các quốc gia. Trước hết, khi bắt đầu quá trình này, nguyên tắc thẩm quyền được áp dụng để xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc. Sau đó, Tòa án có thẩm quyền sẽ xác định luật lựa chọn được áp dụng để giải quyết vụ việc. Như vậy, việc xác định thẩm quyền luôn có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, bởi vì, trong thực tế các Tòa án thường có xu hướng chọn luật quốc gia mình để áp dụng trong những vụ án thuộc thẩm quyền của mình (nguyên tắc lex fori). Hơn nữa, nguyên tắc thẩm quyền rất cần thiết trong hoạt động hợp tác tư pháp giữa các quốc gia để thống nhất các nguyên tắc xung đột thẩm quyền và nhằm đạt được một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng và đơn giản.
Tại đa số các quốc gia trên thế giới, vấn đề xây dựng các nguyên tắc thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề hết sức quan trọng. Theo nguyên tắc về thẩm quyền quốc tế của Pháp, vấn đề tiếp theo việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Pháp là vấn đề Tòa án cụ thể nào của Pháp là Tòa án có thẩm quyền giải quyết thích hợp hơn cả [34]. Vấn đề phân định thẩm quyền xét xử các vụ việc giữa các Tòa án khác nhau theo
luật tố tụng trong nước là vấn đề thẩm quyền địa hạt và liên quan đến yếu tố truyền thống, được gọi là các quy tắc thẩm quyền.
Điều này hoàn toàn có những điểm đồng nhất với Pháp luật Việt Nam, cũng như lý luận chung của Tư pháp quốc tế. Đối với vụ kiện dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án phải giải quyết hai vấn đề: i) Vụ việc đó có thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia mình không hay thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia khác và ii) nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia mình thì Tòa án nào là Tòa án cụ thể có thẩm quyền giải quyết. Các vấn đề này định ra hai cấp độ xác định thẩm quyền của Tòa án: cấp độ quốc tế (xác định quốc gia mà Tòa án nước đó có thẩm quyền bằng việc áp dụng các quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế) và cấp độ quốc gia (xác định một Tòa án cụ thể theo pháp luật quốc gia đã được lựa chọn để trực tiếp giải quyết vụ việc).
Trong Tư pháp quốc tế hiện đại, các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án có thể tìm thấy trong các Điều ước quốc tế và Pháp luật quốc gia. Ở phạm vi quốc gia, mỗi quốc gia đều tự định ra những quy tắc nhất định để xác định thẩm quyền của mình trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Các nguyên tắc này có thể giống nhau, có thể khác nhau; và trong trường hợp có sự khác biệt thì nhiệm vụ của Tư pháp quốc tế là phải có những nguyên tắc cụ thể nhằm giải quyết xung đột về thẩm quyền và xác định Tòa án của một quốc gia phù hợp nhất để giải quyết vụ việc. Do các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến ít nhất hai nước nên trong thực tế, nhiều quốc gia đã ký kết với nhau những Điều ước quốc tế (song phương hoặc đa phương) nhằm quy định những nguyên tắc thống nhất và cụ thể trong việc phân định thẩm quyền xét xử tư pháp của mỗi nước.
Các dấu hiệu thường được dùng làm căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế thường là: i) dấu hiệu quốc tịch của đương sự; ii) dấu hiệu mối liên hệ của vụ việc với lãnh thổ của quốc gia có Tòa án; iii) dấu hiệu sự thỏa thuận của các bên đương sự; và iv) áp dụng tương tự các nguyên tắc thẩm quyền đối với các vụ
việc dân sự không có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật quốc gia có Tòa án.
1.2.2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu quốc tịch của đƣơng sự
Một yếu tố quan trọng góp phần cấu tạo nên quốc gia là cư dân sống trên lãnh thổ quốc gia và việc tổ chức Nhà nước có mối quan hệ qua lại với cư dân đó. Mỗi quốc gia có những tập hợp dân cư khác nhau và có mối quan hệ giữa cư dân với Nhà nước cũng rất khác nhau. Mối quan hệ phức tạp này trong khoa học pháp lý gọi là quốc tịch.
Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lý, thể hiện mối quan hệ gắn bó, bền vững về chính trị và pháp lý giữa Nhà nước và cá nhân, là căn cứ pháp lý duy nhất xác định công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân.
Theo từ điển Oxford của Anh: ―Quốc tịch là sự quy thuộc của một người vào
một quốc gia nào đó‖.
Theo từ điển Bách khoa Luật của Liên Xô cũ thì―Quốc tịch là sự quy thuộc về
mặt pháp lý và chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là công dân của mình, bảo vệ và bảo hộ công dân đó ở nước ngoài. Về phần mình, công dân phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước‖.
Theo các chuyên gia Hoa Kỳ thì quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó.
Luật Quốc tịch Lào khẳng định: ―Quốc tịch Lào thể hiện mối quan hệ pháp luật và chính trị, ràng buộc một người nào đó với Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào và là cơ sở xác định người đó có địa vị là công dân Lào‖[9].
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu quốc tịch của đương sự là một nguyên tắc khá phổ biến được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án
mình. Theo nguyên tắc này, đương sự mang quốc tịch của quốc gia nào thì Tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết xuất phát từ quyền tài phán đương nhiên của quốc gia đối với công dân của mình. Có thể xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo quốc tịch của nguyên đơn hay bị đơn hay quốc tịch chung của các bên, việc xác định này có thể dẫn tới có 2 Tòa án thuộc 2 quốc gia cùng có thẩm quyền xét xử. Cần chú ý rằng nếu đương sự không có quốc tịch thì không thể áp dụng quy tắc này. Nếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các Tòa án mà đương sự có quốc tịch đều có thẩm quyền xét xử, và thẩm quyền xét xử trong trường hợp này sẽ được xác định theo nơi đương sự khởi kiện. Nguyên tắc này thường được áp dụng nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án trong các vụ việc liên quan đến các dấu hiệu nhân thân, ví dụ như xác định cha mẹ cho con... Nguyên tắc này cũng có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định trong giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở các nước xây dựng hệ thống luật xung đột theo nguyên tắc ―Luật quốc tịch‖ (Lexpatriae) [5].
1.2.2.2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu mối liên hệ của vụ việc đối với lãnh thổ quốc gia có Tòa án
Dấu hiệu mối liên hệ của vụ việc đối với lãnh thổ quốc gia có Tòa án cũng được coi là một trong những căn cứ chính để xác định thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật nhiều nước, Tòa án có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc có mối liên hệ nhất định với lãnh thổ quốc gia mình như đương sự cư trú, thường trú hoặc hiện diện trên lãnh thổ quốc gia đó, tài sản liên quan đến tranh chấp tồn tại trên lãnh thổ quốc gia đó hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ tranh chấp xảy ra trên lãnh thổ này.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu “nơi cƣ trú”, “nơi thƣờng trú” của đƣơng sự
Về khái niệm ―nơi cư trú‖, pháp luật các quốc gia hiện cũng không có cách hiểu đồng nhất với nhau. Chẳng hạn, như Nhật Bản đưa ra một định nghĩa tương đối phức tạp, trong đó có 3 khái niệm khác nhau là cá nhân cư trú thường xuyên, cá nhân cư trú không thường xuyên và cá nhân không cư trú. Cụ thể là:
- Cá nhân cư trú thường xuyên là cá nhân đã sống tại Nhật Bản ít nhất 5 năm trở lên hoặc có ý định sinh sống lâu dài tại Nhật Bản;
- Cá nhân cư trú không thường xuyên là cá nhân không có ý định cư trú
thường xuyên tại Nhật nhưng đã sống tại Nhật trong khoảng thời gian từ 1 năm tới dưới 5 năm;
- Cá nhân không cư trú là cá nhân không có nơi định cư tại Nhật Bản và sống
tại Nhật Bản ít hơn 1 năm.
Các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là có nơi cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc các giấy tờ khác chỉ rõ rằng họ sẽ ở lại Nhật Bản ít hơn một năm [67].
Theo pháp luật Thụy Điển, nơi cư trú (domicile) thường đồng nghĩa với nơi thường trú (habitual residence). Thuật ngữ ―residence‖ không được định nghĩa nhưng theo mục 1, Chương 10, Bộ luật Tố tụng tư pháp, nếu một người có đăng ký dân sự ở Thụy Điển, nơi người đó đăng ký đầu tiên của tháng 11 năm đó sẽ được coi là nơi thường trú của người này. Hơn nữa, một người không xác định được nơi thường trú trong hay ngoài Thụy Điển có thể bị kiện ở nơi người đó đang tạm trú (sojourning). Nếu người đó là công dân Thụy Điển và tạm trú ở bên ngoài Thụy Điển hoặc không xác định được nơi tạm trú thì người này sẽ bị kiện tại Tòa án nơi thường trú hoặc tạm trú cuối cùng tại Thụy Điển [37].
Theo nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu ―nơi cư trú‖, ―nơi thường trú‖ của đương sự, đương sự cư trú ở đâu thì Tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án các nước thường căn cứ vào dấu hiệu ―nơi cư trú‖, ―nơi thường trú‖ của bị đơn để xác định thẩm quyền xét xử của mình.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu mối liên hệ gần gũi của vụ việc với lãnh thổ của quốc gia có Tòa án
Việc một quốc gia thực hiện thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với một vụ việc nếu vấn đề trong vụ việc đó có mối liên hệ với quốc gia đó luôn được coi là hợp lý. Hơn nữa, việc phân định thẩm quyền cho quốc gia nơi thực tế vụ việc xảy ra
và pháp luật có mối liên hệ gần gũi nhất với thực tế này sẽ có những thuận lợi nhất định khi giải quyết tranh chấp.
Các quốc gia thường quy định Tòa án nước mình có thẩm quyền xét xử dân sự đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc này có mối liên hệ gần gũi với lãnh thổ của quốc gia mình, ví dụ: sự hiện diện của đương sự trên lãnh thổ của quốc gia, vật bị tranh chấp tồn trại trên lãnh thổ quốc gia; sự hiện diện pháp lý gắn với nội dung tranh chấp được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia [6].
1.2.2.3. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu sự thỏa thuận của các đƣơng sự
Dấu hiệu sự thỏa thuận của các bên đương sự mặc dù trên thực tế không được coi là căn cứ chính để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, song pháp luật một số nước cũng cho phép Tòa án có thẩm quyền đối với những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu các bên đương sự thỏa thuận đưa vụ việc dân sự ra giải quyết tại Tòa án nước đó, mặc dù không có mối liên hệ nào giữa vụ việc với bản thân nước này.
Trước đây, việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo sự lựa chọn của các bên không được coi là phổ biến trong Tư pháp quốc tế các nước. Việc Tòa án một nước có thẩm quyền chỉ căn cứ duy nhất vào dấu hiệu sự lựa chọn của các bên đương sự rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, pháp luật của một số nước thừa nhận khả năng này. Ví dụ: ở Anh, Tòa án tư pháp có thẩm quyền đối với những vụ việc dân sự nếu các bên đương sự thảo thuận đưa ra Tòa án Anh giải quyết, dù không hề tồn tại bất kỳ một mối liên hệ nào giữa vụ việc với bản thân nước Anh [6]. Tuy nhiên cho đến nay, cơ chế khuyến khích các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án cụ thể đã được chú trọng không chỉ trong pháp luật quốc gia mà cả trong các Điều ước quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp. Trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, pháp luật các nước cho phép các bên đương sự được lựa chọn Tòa án để giải quyết tranh chấp, nếu sự lựa chọn đó phù hợp với pháp luật. Trong một tranh chấp dân sự - thương