Khái quát về các Tòa án và nguồn luật điều chỉnh việc xác định

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 98)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Khái quát về các Tòa án và nguồn luật điều chỉnh việc xác định

quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án tại Việt Nam

3.2.1.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hệ thống Tòa án bao gồm các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự. Tòa án nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ: cấp huyện (có 620 Tòa án cấp huyện), cấp tỉnh (có 64 Tòa án cấp tỉnh) và Tòa án Nhân dân Tối cao. Việt Nam không có các Tòa án đặc biệt độc lập với các Tòa án này (tạm gọi là hệ thống Tòa án Tư pháp thông thường) mà chỉ có duy nhất một hệ thống Tòa án tư pháp thông

thường. Pháp luật Việt Nam có sự phân loại các vụ việc và giao cho các bộ phận của Tòa án thực hiện. Do đó, trong Tòa án tư pháp thông thường có các ―tòa chuyên trách‖ để xét xử các vụ án (tại cấp Tòa án Tối cao và Tòa án cấp tỉnh) hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Tại Tòa án cấp huyện không có tòa chuyên trách nhưng có các thẩm phán chuyên trách giải quyết các loại án khác nhau. Không phải tất cả các Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà thẩm quyền này được phân cấp chủ yếu cho Tòa án cấp tỉnh trở lên cũng như tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các vụ việc có yếu tố nước ngoài trong từng lĩnh vực. Ví dụ: Theo Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì: Những vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Đối với các vụ việc liên quan đến ―hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam...‖ sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và tiểu mục 4.1 mục 4 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

3.2.1.2. Nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tại Việt Nam

Do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, khoa học Tư pháp quốc tế Việt Nam phát triển muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Trải qua thời kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19, chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến là ―ức thương‖, ―bế quan toả cảng‖

nên pháp luật cũng không có quy định nào điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (thời kỳ Pháp thuộc), mặc dù Việt Nam đã có quan hệ rộng rãi hơn với nước ngoài nhưng các quan hệ ngoại giao vẫn còn bó hẹp và rất hạn chế. Pháp luật tuy có đề cập và điều chỉnh vấn đề quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng thực chất chủ yếu mới chỉ nhằm vào vấn đề quốc tịch. Sau khi giành được độc lập, từ năm 1945 trở đi, pháp luật Việt Nam đã từng bước điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực cụ thể. Do quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nước Xã hội Chủ nghĩa ngày càng phát triển những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng phát sinh ngày càng nhiều. Để đáp ứng yêu cầu từ thực tế đó, từ những năm 1980 trở lại đây, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định về quan hệ thương mại với một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có đề cập đến vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã kí 17 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, 16 trong số đó hiện đang có hiệu lực, riêng Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Ka – zắc –xtan đã ký kết 31-10-2011, hiện chưa có hiệu lực [43]:

STT TÊN NƢỚC NGÀY KÝ 1 Ba Lan 22-3-1993 2 Bê-la-rút 14-9-2000 3 Bun-ga-ri 03-10-1986 4 CHDCND Triều Tiên 04-5-2002 5 Cu Ba 30-11-1984 6 Hung-ga-ri 18-01-1985 7 CHDCND Lào 06-7-1998 8 Liên Xô (cũ) 10-12-1981 9 Mông Cổ 17-4-2000

10 Nga 25-8-1998 11 CH Pháp 24-2-1999 12 Tiệp Khắc 12-10-1982 13 Trung Quốc 19-10-1998 14 U-crai-na 06-4-2000 15 Hàn Quốc 15-9-2003 16 An – giê- ri 14-4-2010 17 Ka – zắc –xtan 31-10-2011

Trong lĩnh vực quan hệ thương mại, tính đến nay, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định song phương về các vấn đề thương mại với trên 140 quốc gia, trong đó điển hình nhất phải kể đến là Hiệp định về quan hệ thương mại với Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, những Hiệp định này cũng có rất ít điều khoản đề cập trực tiếp tới vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết xét xử.

Trong hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, sự tham gia của Việt Nam vào các Điều ước quốc tế đa phương còn hạn chế. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia một số Điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế, Việt Nam mới chỉ tham gia một công ước duy nhất về tương trự tư pháp, đó là công ước New York 1958 về công nhân và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, còn lại rất nhiều công ước quốc tế đa phương khác được thông qua tại Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế, Việt Nam đều chưa tham gia.

Cùng với việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp, để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ dân sự), tạo cơ chế giải quyết các vụ việc dân sự có hiệu quả, thuận lợi, ngày 15-6-2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ 01-01-2005 với 36 chương, 418 điều trong đó thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngoài được quy định tại phần thứ IX của Bộ luật với 3 chương và 14 điều. Đây là

quy định mới của pháp luật về Tố tụng dân sự nhằm”Đáp ứng được thực tế cuộc

sống và xu thế hội nhập quốc tế và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ, phù hợp với nguyên tắc chủ quyền quốc gia, quyền tài phán của Việt Nam, không trái với pháp luật quốc tế (nhất là pháp luật quốc tế về quyền con người) và tập quán quốc tế”

So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự tại Chương XXXIV và Chương XXXV với 9 điều trong phần thứ chín của Bộ luật, trong đó đã quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật (Điều 405), quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khi tham gia tố tụng dân sự (Điều 406), năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch (Điều 407), năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự (Điều 408), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (Điều 409), đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 410) và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra, các quy định về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh từng quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh – thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ tố tụng nhất định, điển hình là: Bộ luật dân sự năm 2005; Luật thương mại 2005; Luật đầu tư 2005;…

Như vậy, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, có thể tìm thấy các quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự quốc tế của Tòa án trong 2 nguồn luật phổ biến: thứ nhất là các Điều ước quốc tế (hiện chỉ có các Điều ước quốc tế song phương – các Hiệp định tương trợ tư pháp) và thứ hai là pháp luật trong nước; trong đó nguyên tắc áp dụng chung trong việc xác định thẩm quyền liên quan đến những nước đã có Điều ước quốc tế với Việt Nam thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Trong trường hợp chưa có các Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế thì về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 98)