Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Liên bang

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

2.4.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Liên bang

Kể từ năm 1985, việc tổ chức các Tòa án tại Liên bang Nga đã được hoàn thiện một cách đáng kể căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật khác nhau: Hiến pháp năm 1993 (Chương VII), Luật tổ chức hệ thống Tòa án ngày 31-12-1996 và nhiều luật khác. Hệ thống tư pháp của Liên bang Nga bao gồm hai loại Tòa án: một là, Tòa án bảo hiến; hai là: các Tòa án có thẩm quyền chung và các Tòa án trọng tài.

Tòa án bảo hiến chủ yếu giải quyết các vụ án liên quan đến việc bảo vệ Hiến pháp, các quyền Hiến định của công dân và tranh chấp giữa các cơ quan công quyền. Các vụ việc dân sự quốc tế phát sinh tại Liên Bang Nga được giải quyết tại các Tòa án có thẩm quyền chung và các Tòa trọng tài.

2.4.1.1. Các Tòa án có thẩm quyền chung

Hệ thống các Tòa án có thẩm quyền chung tại Liên Bang Nga bao gồm Tòa án Tối cao Liên bang và các Tòa án cấp dưới:

- Tòa án Tối cao của Liên bang Nga là cơ quan tài phán có thẩm quyền xét xử

ở cấp cao nhất các vụ án dân sự, hình sự, hành chính và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của các Tòa án có thẩm quyền chung (theo Điều 126 Hiến pháp).

Các Tòa án cấp dưới của Tòa án Tối cao Liên bang bao gồm:

- Các Tòa án xét xử những vụ việc đơn giản và hòa giải;

- Các Tòa án phúc thẩm

Về nguyên tắc, mọi vụ việc đều có thể được giải quyết lần lượt ở cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm [13].

2.4.1.2. Các Tòa án trọng tài

Các Tòa án trọng tài thực chất là những Tòa án thương mại xét xử những vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tư hoặc luật hành chính theo đơn yêu cầu của các doanh nghiệp. Hệ thống các Tòa án trọng tài ở Liên bang Nga bao gồm:

- Tòa án trọng tài thuộc các chủ thể của Liên bang Nga, được thành lập tại các

nước cộng hòa, vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc liên bang, các tỉnh, khu tự trị, giải quyết phần lớn các vụ việc của Tòa án trọng tài và hoạt động như tòa phúc thẩm cấp thứ nhất;

- Tòa án trọng tài các khu vực (có khoảng 10 Tòa trọng tài khu vực) thực hiện

cá chức năng kiểm tra đối với các tòa trọng tài thuộc các chủ thể của Liên bang, kiểm tra tính hợp pháp trong các quyết định do Tòa án trọng tài cấp thứ nhất đưa ra qua thủ tục thượng thẩm.

- Trọng tài tối cao là cơ quan xét xử cao nhất các tranh chấp kinh tế và các vụ

việc khác đã được các Tòa án trọng tài cấp dưới xem xét (Điều 127 Hiến pháp). Tòa án trọng tài tối cao Liên bang Nga thực hiện chức năng giám sát đối với các quyết định của tòa cấp dưới theo quyết định của cấp có thẩm quyền từ viện kiểm sát và tòa trọng tài tối cao đưa ra, ngoài ra Tòa này cũng xem xét các tranh chấp kinh tế ở mức Liên bang được quy định trong Luật Liên bang [13].

2.4.2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật Liên bang Nga

2.4.2.1. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án có thẩm quyền chung theo pháp luật Liên bang Nga

Là một quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, Liên bang Nga có chế định luật riêng để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án có thẩm quyền chung (sau đây gọi là Tòa án). Cụ thể, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án

Liên bang Nga được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 – Phần thứ năm – Thủ tục tố tụng đối với các vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài.

Các quy định của chế định luật này, ngày từ tên Phần, tên Chương đến nội dung các điều khoản chỉ quy định về ―các vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài‖. Vụ việc ―có sự tham gia của người nước ngoài‖ là một khái niệm hẹp của vụ việc ―có yếu tố nước ngoài‖. Như vậy, có thể thấy rằng, Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga mới chỉ điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự của Tòa án đối với các vụ việc có người nước ngoài tham gia, còn đối với các vụ việc không có người nước ngoài tham gia (các công dân đều mang quốc tịch Liên bang Nga) nhưng chứa đựng các yếu tố nước ngoài khác như ―vụ việc xảy ra ở nước ngoài‖, ―vụ việc được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài‖ thì chưa được Bộ luật này điều chỉnh.

Thuật ngữ ―người nước ngoài‖ không được định nghĩa, giải thích cụ thể tại các quy định của Bộ luật này, tuy nhiên, qua các quy định của Luật, có thể suy ra rằng ―người nước ngoài‖ ở đây là các cá nhân, tổ chức không mang quốc tịch Liên bang Nga.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự trên thì các quy định về xác định thẩm quyền của Tòa án Liên bang Nga đối với các vụ việc trong nước cũng sẽ được áp dụng để giải quyết các vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài nếu các không có quy định riêng biệt về xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài không có hoặc các quy định riêng biệt không quy định khác.

Thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử đặc biệt

Về thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Liên bang Nga đối với các vụ việc dân sự có sự tham gia của người nước ngoài, Bộ luật Tố tụng dân sự tại Khoản 2, Điều 402 quy định ―Tòa án ở Liên bang Nga giải quyết vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài nếu bị đơn là tổ chức nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc bị đơn là công dân sinh sống ở Liên bang Nga‖

Theo quy định trên, đối với trường hợp bị đơn là cá nhân, thì thẩm quyền xét xử chung của Tòa án được xác định một cách rõ ràng dựa trên dấu hiệu quốc tịch của bị đơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị đơn là tổ chức, quy định dấu hiệu bị đơn là tổ chức ―nằm trên‖ lãnh thổ Nga để xác định thẩm quyền xét xử chung của Tòa án Nga, nhưng ―nằm trên‖ có nhất thiết phải có trụ sở chính tại Liên bang Nga hay không, hay chỉ cần có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Liên bang Nga thì Tòa án Nga cũng có thẩm quyền xét xử, vấn đề này cần được luật xác định rõ.

Theo Khoản 3, Điều 402 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án Liên bang Nga có thẩm quyền giải quyết đặc biệt đối với các vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài trong chín trường hợp sau:

Thứ nhất: Cơ quan quản lý, chi nhánh hoặc đại diện của người nước ngoài nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ hai: Bị đơn có tài sản nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ ba: Đối với yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng và xác định cha mẹ mà nguyên đơn sinh sống ở Liên bang Nga;

Thứ tư: Đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại gây ra do xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người nuôi dưỡng mà thiệt hại xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc nguyên đơn sinh sống ở Liên bang Nga;

Thứ năm: Đối với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tài sản mà hành vi hoặc tình tiết khác là cơ sở cho việc khởi kiện đã xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ sáu: Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện một phần hoặc tòa bộ hợp đồng đã hoặc sẽ xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ bảy: Tranh chấp do được lợi về tài sản không có căn cứ nếu đêìu đó xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ tám: Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn sinh sống ở Liên bang Nga hoặc một trong hai người (vợ hoặc chồng) là công dân Liên bang Nga;

Thứ chín: Vụ việc yêu cầu bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm mà nguyên đơn sinh sống ở Liên bang Nga.

Liên bang Nga cho phép các đương sự trong vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài thỏa thuận về Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, một thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ việc chỉ có hiệu lực khi tuân thủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: về thời điểm thỏa thuận, theo Khoản 1, Điều 404 Bộ luật Tố tụng dân sự, đối với các vụ việc có sự tham gia của người nước ngoài, các bên có quyền thỏa thuận thay đổi thẩm quyền xét xử trước khi Tòa án thụ lý đơn kiện;

Thứ hai: Việc thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền xét xử không được vi phạm thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Liên bang Nga;

Thứ ba: theo quy định tại khoản 2, Điều 404 và các Điều 26, 27, 30 của Bộ luật tố tụng dân sự, các bên không được thỏa thuận lựa chọn Tòa án trong các trường hợp:

- Các vụ việc đã được quy định rõ ràng thuộc thẩm quyền của Tòa án Tối cao

nước cộng hòa, Tòa án vùng, Tòa án khu vực, Tòa án thành phố trực thuộc liên bang, Tòa án vùng tự trị và Tòa án khu tự trị tại Điều 26, và thuộc thẩm quyền của Tòa án Tối cao Liên bang Nga tại Điều 27 của Bộ luật tố tụng dân sự;

- Tranh chấp về quyền đối với đất đai, công trình thủy lợi, rừng, nhà bao gồm

cả nhà không để ở và nhà để ở, những tài sản khác gắn liền với đất đai, cũng như yêu cầu đòi lại tài sản bị thu giữ được khởi kiện tại Tòa án nơi có những tài sản đó hoặc nơi thu giữ tài sản;

- Chủ nợ của người để lại tài sản thừa kế khởi kiện tại Tòa án nơi mở thừa kế

trước khi những người được thừa kế nhận tài sản thừa kế;

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải mà hãng vận tải là bị đơn được

khởi kiện tại Tòa án nơi có địa chỉ của hãng vận tải, nếu trước đó, khiếu nại đã được gửi đến hãng vận tải theo thủ tục chung;

Thẩm quyền xét xử riêng biệt

Về cơ bản, cũng giống như pháp luật Việt Nam, thủ tục tố tụng dân sự tại Liên bang Nga được chia ra thành thủ tục tố tụng đối với vụ án dân sự và thủ tục tố tụng

với việc dân sự. Vì vậy, thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Nga đối với vụ việc dân sự có sự tham gia của người nước ngoài cũng được chia ra thành thủ tục xét xử vụ án và thủ tục giải quyết việc dân sự:

Những vụ án sau sẽ thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Nga theo quy định tại Khoản 1, Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự:

- Vụ việc liên quan đến quyền đối với bất động sản nằm trên lãnh thổ Liên

bang Nga;

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải, nếu người vận chuyển có địa chỉ

trên lãnh thổ Liên bang Nga;

- Vụ việc ly hôn giữa công dân Nga với công dân nước ngoài hoặc người

không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng sinh sống trên lãnh thổ Liên bang Nga.

- Những vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật công theo quy định tại các

chương từ Chương XXIII đến Chương XXVI của Bộ luật Tố tụng dân sự; Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự, những vụ án sau đây là những vụ án phát sinh từ quan hệ pháp luật công:

- Vụ án của công dân, tổ chức, Kiểm sát viên yêu cầu hủy một phần hoặc toàn

bộ văn bản quy phạm pháp luật, nếu việc giải quyết những yêu cầu đó không được luật Liên bang quy định thuộc thẩm quyền của Tòa án khác;

- Vụ án yêu cầu bãi bỏ quyết định và hành vi (kể cả việc không thực hiện

hành vi của các cơ quan chính quyền nhà nước, cơ quan chính quyền tự quản địa phương, công chức nhà nước và công chức địa phương;

- Vụa án yêu cầu bảo vệ quyền bầu cử hoặc quyền tham gia trưng cầu dân ý

của công dân Liên bang Nga;

- Những vụ việc khác phát sinh từ quan hệ pháp luật công và được luật liên

bang quy định thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án;

Đây là một điểm khá đặc biệt của pháp luật Liên bang Nga khi đưa các quan hệ pháp luật công vào điều chỉnh tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Còn theo quy định tại Khoản 2, Điều 403 của Bộ luật Tố tụng dân sự, những việc dân sự có sự tham gia của người nước ngoài sau đây sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nga:

Thứ nhất: Người yêu cầu xác định sự kiện pháp lý có nơi sinh sống ở Liên bang

Nga hoặc trong trường hợp nếu cần xác định sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ hai: Trong trường hợp người được nhận làm con nuôi, người có thể bị hạn

chế năng lực hành vi hoặc bị tuyên bố không có năng lực hành vi, người chưa thành niên có thể được tuyên bố là người có đủ năng lực hành vi, người có thể bị bắt buộc chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần, người bị rối loạn thần kinh có thể bị gia hạn thời gian chữa bệnh tại bệnh viện tâm thần, người có thể bị buộc kiểm tra về thần kinh là công dân Liên bang Nga hoặc có nơi sinh sống ở Liên bang Nga;

Thứ ba: Trong trường hợp người bị tuyên bố là mất tích hoặc đã chết là công

dân Liên bang Nga hoặc có nơi sinh sống cuối cùng là Liên bang Nga và nếu trường hợp này đồng thời liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ công dân, tổ chức có nơi sinh sống hoặc địa chỉ ở Liên bang Nga;

Thứ tư: Việc thừa nhận tài sản nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga là vô chủ hoặc

thừa nhận quyền sở hữu tự quản đối với bất động sản vô chủ nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga;

Thứ năm: Việc thừa nhận chứng khoán đã mất hoặc không còn hiệu lực và khôi

phục quyền đối với những chứng khoán bị mất nếu người phát hành hoặc người sở hữu có nơi sinh sống ở Liên bang Nga hoặc tổ chức phát hành hoặc tổ chức sở hữu nằm trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Thẩm quyền xét xử trong trƣờng hợp Tòa án nƣớc ngoài giải quyết vụ án

Theo Điều 406, Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án Liên bang Nga từ chối tiếp nhận đơn kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án nếu đã có phán quyết của Tòa án nước ngoài đối với chính vụ án đó và nếu quốc gia có Tòa án đó và Liên bang Nga có hiệp định quốc tế quy định việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án giữa hai quốc gia.

Tòa án Liên bang Nga sẽ trả lại đơn kiện hoặc không xem xét đơn khởi kiện nếu Tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ án và bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đối với vụ án đó phải được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ Liên bang Nga.

2.4.2.2. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án trọng tài theo pháp luật Liên Bang Nga

Liên bang Nga xác định rằng, trong nền kinh tế thị trường, ở các vụ việc tranh chấp kinh tế, không chỉ quyền lợi của Nhà nước mà các quyền lợi riêng của các chủ thể khác nhau trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng cần được bảo vệ; hoạt động bảo vệ đó không thể do Tòa án có thẩm quyền xét xử chung thực hiện được vì ở đây đòi hỏi không chỉ nghiêp vụ cao của các thẩm phán về các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh tế, về hệ thống luật rộng lớn (và đôi khi mâu thuẫn), mà còn đòi hỏi một trình tự tố tụng riêng biệt. Bởi vậy, khi xác định hình thức cơ quan tư pháp bảo

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)