Tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 48)

6. Bố cục của luận văn

1.4.3. Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự phổ biến được thừa nhận chung và áp dụng rộng rãi ở một khu vực nhất định – được gọi là tập quán khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu – được gọi là tập quán toàn cầu [6].

Tập quán quốc tế chỉ có thể trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế khi được pháp luật trong nước áp dụng hoặc được các quốc gia hữu quan quy định trong Điều ước

quốc tế hoặc được các bên chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế thỏa thuận (với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế đó) [6].

Tại các nước châu Phi, trong thời kỳ trước khi thực dân đô hộ, tập quán pháp

đóng vai trò chủ yếu để điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật, bao gồm cả việc điều chỉnh thẩm quyền xét xử của Tòa án. Tới thời kỳ thực dân đô hộ, chính quyền thực dân vẫn công nhận tập quán pháp và các chế định của tập quán pháp, tuy nhiên, giới hạn lại chỉ áp dụng tập quán đối với những người Châu Phi. Theo tập quán quốc tế (đã bị giới hạn) tồn tại ở khu vực này, Tòa án có thẩm quyền xét xử đối với bất kỳ vụ án hoặc việc dân sự nào mà các bên đương sự đều là người châu Phi. Việc thực thi thẩm quyền cũng như thủ tục tố tụng cũng được điều chỉnh theo tập quán [33].

Theo nghiên cứu về pháp luật quốc tế được tiến hành bởi các thành viên của Đại học Luật Harvard trong những năm 1920 và 1930 như một phần của nỗ lực hệ thống hoá các quy tắc quốc tế thẩm quyền xét xử thì có thể thấy rằng có 2 nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án tồn tại trong tập quán quốc tế, cụ thể:

Thứ nhất là nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ. Theo nguyên tắc này, một quốc gia có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với các cá nhân sống trong lãnh thổ của quốc gia. Đây là nguyên tắc phổ biến được thừa nhận chung trên phạm vi toàn cầu. Nguyên tắc này ghi nhận rằng lãnh thổ không chỉ là điều kiện pháp lý tiên quyết của một Nhà nước mà còn là yếu tố cần thiết cho phép chính quyền Nhà nước chịu trách nhiệm với các Nhà nước khác về tuân thủ nội bộ và tuân thủ với các cam kết với cộng đồng bên ngoài. Để quản lý các cá nhân sống trong lãnh thổ của mình, một chính quyền Nhà nước phải có khả năng giao tiếp và lắng nghe những lợi ích chính đáng của các cá nhân này. Do đó, việc quản lý lãnh thổ là yếu tố cần thiết để thực thi thẩm quyền xét xử đối với các cá nhân sống trong lãnh thổ đó.

Thứ hai là nguyên tắc Nhà nước có thẩm quyền xét xử đối với công dân của mình (và có thể có thẩm quyền đối với những người nước ngoài cư trú lâu dài trong

phạm vi lãnh thổ) không phụ thuộc vào địa điểm sinh sống cụ thể của những người này. Kể từ khi con người di cư ra ngoài biên giới lãnh thổ của quốc gia, nguyên tắc này cùng với với quy tắc lãnh thổ là một sự thừa nhận cần thiết khả năng pháp lý phù hợp với pháp luật và thẩm quyền xét xử [29].

Các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế như trên hiện vẫn còn tồn tại phổ biến và đã được pháp luật của các quốc gia cũng như các Điều ước quốc tế dùng để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.

Tuy nhiên, hiện nay, không thấy xuất hiện thêm những Tập quán quốc tế mới để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án, mặt khác, do đã được thể chế hóa trong các Điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia nên Tập quán quốc tế cũng không còn được các quốc gia áp dụng một cách phổ biến trong việc xác định thẩm quyền xét xử của Toà án quốc gia mình cũng như không còn là một nguồn phổ biến để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong Tư pháp quốc tế hiện đại.

CHƢƠNG II

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ CỦA TÒA ÁN

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)