Thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens) và Vụ

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3.Thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens) và Vụ

chờ xét xử (Lis Pendens)

1.3.3.1. Thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens)

Thẩm quyền không thích hợp (Forum Non Conveniens) (tiếng Latin gọi là ―Tòa án không chấp thuận‖ – Forum not agreeing) (FNC) là một học thuyết pháp lý chủ yếu được phổ biến tại các nước theo hệ thống luật Common Law cho Tòa án một quyền tự do theo nhận định của mình từ chối thực hiện thẩm quyền xét xử trong một số trường hợp nhất định. Tòa án sẽ xem xét một số yếu tố để quyết định xem nó có phù hợp để thực hiện thẩm quyền xét xử trong một vụ việc cụ thể hay không. Các yếu tố liên quan đến lợi ích tư nhân có thể được xem xét bao gồm, ví dụ, nơi cư trú hoặc nơi thành lập của các bên, yếu tố dễ dàng tiếp cận với chứng cứ, các mối liên hệ giữa các tranh chấp với Tòa án có thẩm quyền và pháp luật áp dụng. Các yếu tố

lợi ích công cộng có thể được đưa ra xem xét chủ yếu ở Hoa Kỳ, bao gồm khối lượng công việc của Tòa án và gánh nặng nghĩa vụ bồi thẩm đoàn.

Tòa án không thích hợp không phải là một học thuyết thống nhất. Mỗi quốc gia thuộc hệ thống Common Law có những điều kiện riêng của mình khi thực hiện bác đơn kiện dựa trên học thuyết này. Nguồn gốc của học thuyết được tìm thấy chủ yếu tại Scotland vào thế kỷ XVIII. Cho đến giữa thế kỷ XX, các trường hợp ngoại lệ là rất hạn chế và việc bác đơn chỉ được đưa ra khi Tòa án là ―áp bức hoặc không có căn cứ để tiến hành vụ kiện‖ đối với bị đơn. Trong nửa cuối của thế kỷ XX, học thuyết Tòa án không thích hợp đã phát triển rộng rãi ở các nước khác nhau thuộc hệ thống Common Law. Một số hình thức của học thuyết Tòa án không thích hợp hiện tại đã được thông qua bởi hầu hết các nước Common Law, thường dựa vào tiền lệ tiêu biểu của Anh về vấn đề này [31].

Các trường hợp tiêu biểu của Anh là trường hợp Tập đoàn Hàng Hải Spiliada và Công ty TNHH Cansulex, trong đó Thượng viện Anh đã thiết lập một phân tích gồm hai bước. Đầu tiên, bị đơn phải chứng minh rằng có một Tòa án khác rõ ràng thích hợp hơn trong việc giải quyết vụ việc, ví dụ, ―trong trường hợp này vụ kiện có thể được xét xử một cách phù hợp hơn vì lợi ích của tất cả các bên và vì công lý.‖ Thứ hai, nếu bị đơn đã chứng minh rằng vụ kiện hiển nhiên sẽ dẫn tới việc bác đơn theo học thuyết Tòa án không thích hợp, nguyên đơn có thể chỉ ra có những chi tiết mà vì thế nguyên tắc công lý đòi hỏi rằng các Tòa án Anh thực hiện thẩm quyền của mình. Đây là một phương thức phân tích và thử nghiệm rộng hơn nhiều so với các việc phân tích Tòa án là ―áp bức hoặc không căn cứ để tiến hành vụ kiện‖ và phương thức này yêu cầu tất cả các yếu tố có liên quan đến lợi ích của các bên và nguyên tắc công lý phải được xem xét.

Học thuyết Tòa án không thích hợp theo pháp luật của Australia khá thú vị bởi vì nó có phạm vi hẹp hơn so với học thuyết này của Anh. Năm 1988, Tòa án Tối cao Australia, trong vụ việc Công ty Oceanic Sun Line Special Shipping và Fay, đã từ chối thực hiện theo sự ―cải tiến‖ của học thuyết Tòa án không thích hợp theo Pháp luật Anh được phản ánh trong vụ Spiliada. Thực hiện theo quan điểm ban đầu

mang tính chất truyền thống của học thuyết này là kiểm tra có việc Tòa án là ―áp bức hoặc không có căn cứ để tiến hành vụ kiện‖ hay không, Tòa án Tối cao Úc đã kiểm tra liệu rằng mình có phải là ―Tòa án rõ ràng không phù hợp‖ hay không. Như vậy, thay vì tìm kiếm rằng liệu có là một ―Tòa án rõ ràng thích hợp hơn‖ ở nước ngoài hay không như là các học thuyết hiện đại của Anh và Hoa Kỳ, học thuyết của Australia tập vào việc Tòa án của Australia là ―rõ ràng không phù hợp‖, tức là, sẽ bất công trầm trọng, gây thiệt hại, hoặc đe doạ gây thiệt hại cho bị đơn nếu Tòa án Australia thụ lý giải quyết vụ việc [31].

1.3.3.2. Vụ kiện đang chờ xét xử (Lis Pendens)

Một yếu tố Tòa án nói chung sẽ lưu ý, trong việc áp dụng ngoại lệ của học thuyết Tòa án không thích hợp (Forum Non Conveniens), là liệu có một vụ kiện song song giữa các bên tại một quốc gia khác hay không? Nếu Tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ kiện dường như là thích hợp để xét xử vụ kiện đó, và phán quyết có thể được công nhận tại quốc gia sở tại, thì sự tồn tại của một vụ kiện song song sẽ là một yếu tố mạnh mẽ ủng hộ cho việc đình chỉ hoặc bác bỏ đơn yêu cầu áp dụng ―Tòa án không thích hợp‖. Nhưng việc bác bỏ hoặc đình chỉ vụ việc không phải là nghĩa vụ của Tòa án, mà Tòa án hoàn toàn có thể quyết định tiếp tục thụ lý/giải quyết nếu cho rằng sẽ là tốt hơn nếu vụ việc được thụ lý, giải quyết tại Tòa án mình. Để tránh trường hợp tố tụng song song, các nước theo hệ thống luật Common Law đôi khi sử dụng lệnh cấm ―chống lại kiện tụng‖ - antisuit, theo đó Tòa án ra lệnh cấm bị đơn nộp đơn hoặc theo đuổi kiện tụng ở nước ngoài. Những lệnh cấm đơn phương này đã bị chỉ trích là một sự can thiệp thù địch tới lĩnh vực tư pháp của một quốc gia nước ngoài. Chúng rõ ràng không phải là cách để giải quyết xung đột thẩm quyền một cách thỏa đáng nhất [31].

Hầu hết các nước theo hệ thống luật Civil Law không tuân theo học thuyết Tòa án không thích hợp, và cũng không được sử dụng các lệnh cấm antisuit. Để hạn chế những vụ kiện song song, họ áp dụng một quy tắc được gọi là vụ kiện đang chờ xét xử (Lis Pendens). Theo quy tắc này, nếu hai Tòa án cùng thụ lý một vụ việc giữa các bên, trong đó nguyên nhân kiện là giống nhau thì Tòa án thụ lý sau phải đình

chỉ hay bác đơn đối với vụ kiện đó trên cơ sở lợi ích của Tòa án thụ lý đầu tiên. Đó là quy tắc ―thụ lý đầu tiên‖, cho phép chỉ có Tòa án đầu tiên thụ lý được đưa ra quyết định giải quyết vụ kiện dựa trên các ưu thế của mình. Quy tắc này được áp dụng rất rộng rãi để giải quyết các trường hợp khiếu kiện song song trong lãnh thổ các nước theo hệ thống luật dân sự. Một số quốc gia cũng áp dụng nó trong thiện chí với Tòa án nước ngoài, nếu Tòa án thụ lý thứ hai cho rằng một quyết định được đưa ra trong vòng một khoảng thời gian hợp lý tại Tòa án nước ngoài có thể sẽ được công nhận tại quốc gia mình.

Tại Liên minh Châu Âu, một quy tắc Lis Pendens chặt chẽ đã được đưa ra trong các công ước Brussels và Lugano. Điều kiện cho việc áp dụng quy tắc này là có hai (hoặc hơn) vụ kiện được đang chờ xét xử trong hai (hoặc hơn) các quốc gia khác nhau là thành viên công ước, cả hai vụ kiện đều liên quan đến các bên nhất định và nguyên nhân của vụ kiện là giống nhau. Nếu thẩm quyền của Tòa án thụ lý đầu tiên chưa được thiết lập, Tòa án thụ lý thứ hai sẽ phải đình chỉ các thủ tục tố tụng của nó. Và khi Tòa án đầu tiên đã thiết lập rằng nó có thẩm quyền đối với vụ kiện, Tòa án thụ lý thứ hai sẽ phải từ chối thẩm quyền.

Một trong những vấn đề được nêu ra bởi việc áp dụng của điều khoản Lis Pendens của Công ước Brussels và Lugano, là định nghĩa điều kiện ―nguyên nhân giống nhau của vụ kiện‖: Liệu một vụ kiện theo đó nguyên đơn đưa ra yêu cầu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nguyên nhân giống trường hợp một bị đơn yêu cầu Tòa án xác định rằng mình không có nghĩa vụ với nguyên đơn? [55].

Khoa học pháp lý và Pháp luật Việt Nam chưa có các học thuyết quy định cụ thể về lựa chọn Tòa án có thẩm quyền thích hợp nhất, từ chối thẩm quyền với lý do thẩm quyền không thích hợp, ngoại trừ một vài quy định về từ chối hoặc đình chỉ xét xử mới được đưa vào Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

1.4. Nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án

Theo lý luận của Tư pháp quốc tế, hiện nay, nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm các loại sau đây: Pháp luật của mỗi quốc gia; Điều ước quốc tế; Thực tiễn Tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ); Tập quán quốc tế [5].

Để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, Tòa án luôn luôn áp dụng các quy phạm thực chất và hơn nữa thường là những quy phạm pháp luật đơn phương hay một bên. Quy phạm xác định thẩm quyền xét xử là quy phạm tố tụng, quy phạm thực chất. Theo nghĩa này, nó không như quy phạm xung đột chỉ dừng lại ở việc chỉ ra hệ thống pháp luật, trong đó quy định về thẩm quyền xét xử mà nó trực tiếp trả lời cho câu hỏi trong trường hợp cụ thể, Tòa án có thẩm quyền xét xử hay không. Quy phạm về thẩm quyền xét xử quốc tế do mỗi quốc gia ban hành là quy phạm đơn phương hay một bên vì nó chỉ xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án bản thân nước đã xây dựng ra các quy phạm đó. Xuất phát từ những nguyên tắc chủ quyền quốc gia mà các Tòa án chỉ xét xử dựa trên các quy định về thẩm quyền của quốc gia mình, đồng thời cũng không có quốc gia nào có quyền xây dựng các quy định để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia hoàn toàn có thể cùng nhau ký kết các Điều ước quốc tế về việc xác định thẩm quyền xét xử, theo đó trong các Điều ước quốc tế này, các quốc gia có thể xây dựng các quy phạm hai bên để xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án tư pháp mỗi bên [6].

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 35)