Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 54)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp

Hoa Kỳ

Là một quốc gia theo hệ thống pháp luật Common Law, Hoa Kỳ không có các các quy phạm pháp luật thống nhất và một chế định pháp luật riêng biệt để điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án mà việc này tuân theo các quy tắc đã định được ra tại các phán quyết (án lệ) của Tòa án Tối cao liên bang.

Tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ đã đề ra những giới hạn chính về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án từ một vài từ không rõ ràng của các điều khoản Thủ tục tố tụng hợp pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Tòa án Tối cao liên bang đã soạn thảo kỹ lưỡng và tỉ mỉ pháp luật ở mức độ giữa các tiểu bang và trong thực tế chỉ phán xét và ra quyết định đối với rất ít trường hợp quốc tế. Hoa Kỳ cũng chưa phê chuẩn Điều ước quốc tế nào về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án [30] (hiện

Hoa Kỳ mới chỉ ký kết Công ước La-hay 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án nhưng chưa tiến hành thủ tục phê chuẩn đối với Công ước này)

2.1.2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật Hoa Kỳ

Thẩm quyền xét xử cá nhân và thẩm quyền xét xử phi cá nhân

Để có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự, Tòa án phải có thẩm quyền theo lãnh thổ. Chính đòi hỏi này đã giới hạn nơi nguyên đơn có thể khởi kiện đồng thời đặt ra các hạn chế về thẩm quyền của Tòa án để tiếp nhận một vụ kiện không chứa các yếu tố liên quan đến lãnh thổ nơi có Tòa án. Luật lệ của Hoa Kỳ về vấn đề này cơ bản như sau: Tòa án có thẩm quyền xét xử đối với một vụ kiện dân sự thông qua thẩm quyền đối với các đối tượng của vụ kiện (có thể là một cá nhân hay một vật), trừ khi việc khởi kiện là không hợp lý (có nghĩa là, về cơ bản không công bằng). Và mặc dù như vậy, Tòa án có thẩm quyền hoàn toàn có thể có thể lựa chọn tự mình hạn chế thẩm quyền, tức là tự mình thực hiện thẩm quyền hẹp hơn so với thẩm quyền xét xử đầy đủ của nó [30].

Hoa Kỳ phân chia thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án thành hai loại cơ bản: Thẩm quyền xét xử cá nhân và thẩm quyền xét xử phi cá nhân.

Thẩm quyền xét xử phi cá nhân - matters jurisdiction, hay tiếng Latinh là jurisdiction in rem hoặc quasi in rem, thường liên quan đến một hành động chống lại một sự việc, hoặc một đồ vật. Về mặt lý thuyết, và thông thường, là vụ kiện chống lại một sự việc. Không có trách nhiệm cá nhân hoặc dẫn đến các nghĩa vụ.

Pesonal Jurisdiction - thẩm quyền xét xử cá nhân hay thẩm quyền xét xử trách nhiệm cá nhân (Jurisdiction in personam) được định nghĩa là thẩm quyền của một Tòa án trong việc xác định và xét xử một vụ kiện liên quan đến một bị đơn do bị đơn có một số liên hệ nhất định với nơi có Tòa án, có thể dẫn đến một phán quyết áp đặt một trách nhiệm cá nhân hoặc nghĩa vụ cho bị đơn dựa vì quyền lợi của nguyên đơn, hoặc nói chung, làm giảm bớt quyền lợi cho một cá nhân trên cơ sở quyền lợi của một bên khác. Đây là loại phổ biến nhất của thẩm quyền xét xử dân sự tại Hoa Kỳ [49].

Thẩm quyền cá nhân mang lại cho một Tòa án thẩm quyền ra quyết định bắt buộc đối với những người tham gia trong một vụ việc dân sự. Tất cả các bang đều có thẩm quyền cá nhân đối với các thực thể trong phạm vi lãnh thổ của mình. Ngược lại, không một bang nào có thể thực hiện thẩm quyền cá nhân và thẩm quyền đối với những thực thể bên ngoài lãnh thổ của mình, trừ khi những thực thể đó đã thể hiện một số mối liên hệ đối với bang đó.

Thẩm quyền của Tòa án được ban hành các lệnh thực hiện bắt buộc cho những người có mặt trong phạm vi lãnh thổ của mình đến từ quyền lực tối cao của Chính phủ. Thẩm quyền của Tòa án cho phép nó áp đặt thẩm quyền của mình lên trên tất cả các cư dân của một bang, bao gồm cả những cư dân đang ở bên ngoài bang hay chỉ cư trú tại bang đó trong một thời gian ngắn.

Việc xem xét và xác định rằng liệu một cá nhân có thuộc thẩm quyền xét xử cá nhân của Tòa án hay không là không quá khó. Khó khăn phát sinh khi Tòa án đã phải quyết định xem một tổ chức có là đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử cá nhân của mình hay không? Các công ty dù tồn tại hợp pháp và có tư cách pháp lý, nhưng đó không phải là một sự tồn tại hữu hình. Chúng dễ trở thành đối tượng của các vụ kiện liên quan đến hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi các tổ chức trở thành các thực thể chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế quốc dân, Tòa án của một bang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thẩm quyền xét xử cá nhân nếu công ty không được đặt trong bang đó.

Tòa án định ra rằng các công ty/tập đoàn là luôn luôn thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án tại bang nơi nó được thành lập. Các bang cũng yêu cầu các công ty/tập đoàn phải nộp văn bản chấp thuận thẩm quyền xét xử trước khi họ có thể tiến hành kinh doanh trong phạm vi bang. Một số bang khác thì yêu cầu rằng tất cả các tập đoàn/công ty đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của bang phải chỉ định một đại lý (agent) để đảm nhận các thủ tục pháp lý của quy trình tố tụng (các văn bản pháp lý liên quan đến vụ kiện) trong bang đó hoặc là chỉ định một luật sư/biện lý, người được ủy quyền nói chung (attorneys) được thay mặt mình đảm nhận các thủ tục pháp lý của quy trình tố tụng này.

Khi một cá nhân/tổ chức muốn bác bỏ thẩm quyền xét xử cá nhân, thì phải chú ý đến việc ra hầu tòa tại Tòa án của một bang nhất định. Nếu bị đơn thể hiện một sự phục tùng hoàn toàn vô điều kiện đối với thẩm quyền xét xử của Tòa án (tức là thực hiện các hành động cho thấy rằng mình hoàn toàn đồng ý thẩm quyền của Tòa án bằng trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền ra hầu tòa, do đó từ bỏ bất kỳ sai sót nào về thẩm quyền xét xử có thể phát sinh ngoại trừ sai sót do năng lực của Tòa án), Tòa án sẽ coi việc bị đơn sau đó bác bỏ thẩm quyền xét xử của Tòa án là không có cơ sở pháp lý. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bị đơn phải yêu cầu sự chấp thuận thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với một vấn đề nhất định (chứ không phải đối với mọi vấn đề của vụ kiện) [49].

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Hoa Kỳ

Về cơ bản, Hoa Kỳ sử dụng nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án dựa trên dấu hiệu mối liên hệ của vụ việc với lãnh thổ quốc gia có Tòa án.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, thẩm quyền xét xử phi cá nhân đòi hỏi sự hiện diện vật lý của vật, sự việc trong phạm vi lãnh thổ của Tòa án thì thẩm quyền cá nhân hiện tại có thể dựa trên những mối liên hệ mỏng manh hơn. Các mối liên hệ giữa bị đơn và Tòa án đủ để thiết lập thẩm quyền xét xử được phân chia thành một số loại cơ bản, đây là các dấu hiệu chính để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Hoa Kỳ.

Một số dấu hiệu chính để xác định thẩm quyền xét xử được dựa trên các mối liên hệ mạnh mẽ giữa bị đơn và Tòa án như bị đơn có nơi cư trú trong lãnh thổ có Tòa án, sự hiện diện của bị đơn trong lãnh thổ nơi có Tòa án tại thời điểm tống đạt…, cho phép Tòa án có thẩm quyền xét xử bất kỳ khiếu nại nào của cá nhân có hoặc không liên quan đến những mối liên hệ này. Vì vậy, đây được cho là các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử chung. Chúng được coi là các cơ sở tương đối hữu hiệu trong việc xác định một Tòa án cụ thể có khả năng giải quyết vụ việc công bằng nhất.

Dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn tại lãnh thổ có Tòa án: Cơ sở này cho phép Tòa án có thẩm quyền xét xử bất kỳ yêu cầu khởi kiện nào nếu bị đơn cư trú, hoặc thành lập trên lãnh thổ có Tòa án tại thời điểm tống đạt giấy hầu tòa.

Dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn tại lãnh thổ có tòa án: Đây được coi là một dấu hiệu có tính ―truyền thống‖, lâu đời, cho phép Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu bị đơn hiện diện trong lãnh thổ có Tòa án tại thời điểm tống đạt giấy triệu tập hầu tòa, tức là Tòa án xác định được khả năng triệu tập hợp lệ đối với bị đơn. Theo cơ sở này, thậm chí sự hiện diện tạm thời của bị đơn cũng tạo ra thẩm quyền xét xử - gọi là thẩm quyền xét xử tạm thời và hoàn toàn không liên quan đến sự hiện diện của bị đơn [30].

Các dấu hiệu dùng làm căn cứ xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế nói trên đã có từ lâu đời và vẫn rất phổ biến như một phần của luật pháp Hoa Kỳ ngày nay. Tuy nhiên, phạm vi của thẩm quyền ngày nay đã mở rộng vượt ra ngoài cơ sở của sự hiện diện vật lý. Ngày nay, để xác định mình có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ, các Tòa án chỉ tập trung vào việc có hay không mối liên hệ giữa đối tượng của vụ kiện với lãnh thổ của Tòa án - được gọi là ―mối liên hệ tối thiểu‖. Việc này được cho là sẽ tránh được việc phải xác định thẩm quyền xét xử trên một phạm vi rộng hơn ảnh hưởng tới quyền lợi của nguyên đơn và lợi ích công cộng [30].

Dấu hiệu “mối liên hệ tối thiểu”

Năm 1945, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đại hóa các yêu cầu về dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử cá nhân khi công bố dấu hiệu ―mối liên hệ tối thiểu‖ trong vụ việc Công ty Giày quốc tế và bang Washington. Nội dung vụ kiện như sau: Công ty Giày Quốc tế được thành lập tại bang Delaware và đặt trụ sở chính ở bang Missouri. Công ty sử dụng những nhân viên cư trú tại bang Washington để thu thập các đơn đặt hàng, báo cáo trực tiếp đến văn phòng chính của công ty ở Missouri. Bang Washington đã khởi kiện Công ty Giày quốc tế lên Tòa án bang Washington để thu thuế bồi thường thất nghiệp đối với tiền lương mà Công ty Giày quốc tế đã trả cho nhân viên trên của mình. Công ty Giày Quốc tế đã không công nhận thẩm

quyền xét xử cá nhân của Tòa án Washington đối với vụ kiện. Tòa án Tối cao đã xem xét vụ kiện và ra phán quyết khẳng định thẩm quyền của Tòa án Washington trong việc xét xử vụ kiện này, do vụ việc có những mối liên hệ đầy đủ với bang Washington [47].

Tòa án Tối cao cho rằng các Tòa án có thể thực thi thẩm quyền xét xử theo Hiến pháp một bị đơn không phải là người cư trú trong lãnh thổ của bang nếu bị đơn này có mối quan hệ đầy đủ với bang đó sao cho việc xét xử đối với cá nhân này không vi phạm một cách đáng kể ―quan niệm truyền thống về công lý và lẽ công bằng‖. Với sự phát triển hiện nay của hệ thống giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông liên lạc, việc yêu cầu một bên tự bảo vệ mình trước Tòa án của bang mà nó tiến hành hoạt động kinh doanh không được coi là bất công bằng.

Các ngưỡng giới hạn của ―mối liên hệ tối thiểu‖ là khác nhau. Trường hợp vụ kiện phát sinh từ hoặc có liên quan đến mối liên hệ của bị đơn với một bang, số lượng các mối liên hệ cần thiết để thiết lập thẩm quyền xét xử cá nhân của Tòa án có thể là thực sự ―tối thiểu‖. Trong những trường hợp như vậy các tính chất và chất lượng của mối liên hệ là những nhân tố quyết định. Ví dụ, trong trường hợp một bị đơn là một người lái xe không cư trú, nhưng đã gây ra một thương tích trong phạm vi lãnh thổ bang nơi có Tòa án (bang nơi mà các Tòa án có thẩm quyền), thì lợi ích của bang trong việc đảm bảo có một Tòa án để bảo vệ những người cư trú trong lãnh thổ bang và các quy định pháp luật của bang điều chỉnh về đường cao tốc, kết hợp với việc bị đơn của có mục đích tiến vào lãnh thổ của bang, đã cho phép bang này khẳng định thẩm quyền xét xử cá nhân của mình một cách tương đối công bằng [49].

Một công ty, cá nhân không có hiện diện vật lý trong một bang nhất định có thể yêu cầu Tòa án của một bang áp dụng thẩm quyền xét xử cá nhân bằng cách tạo ra một mối liên hệ với bang đó qua số điện thoại, email, hoặc số fax. Trong vụ Hanson và Denckla (1958), Tòa án Tối cao đã đưa ra phán quyết rằng thậm chí một giao dịch duy nhất cũng có thể xác lập thẩm quyền xét xử cá nhân khi bị đơn cố ý tự

mình sử dụng các đặc quyền tiến hành các hoạt động với bang nơi có Tòa án có thẩm quyền và vận dụng những lợi ích cũng như sự bảo vệ của pháp luật bang đó.

Các bang cũng nhanh chóng tận dụng lợi thế của vụ Công ty Giày Quốc tế bằng cách ban hành các ―đạo luật nối dài‖. Những đạo luật này cho phép các bang tiếp cận và xác lập thẩm quyền xét xử đối với bất cứ cá nhân/tổ chức nào không cư trú trong bang nhưng lại tiến hành hoạt động kinh doanh, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự trong lãnh thổ của bang, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự bên ngoài lãnh thổ bang nhưng gây hậu quả trong lãnh thổ của bang, hoặc sở hữu, sử dụng, chiếm hữu bất động sản trong phạm vi lãnh thổ của bang…[49].

2.1.2.2. Tìm hiểu về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Hoa Kỳ trong một số án lệ cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai quyết định liên quan đến việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự của Tòa án Tối cao liên bang Hoa Kỳ, được ban hành trong các trường hợp của công ty Goodyear và gia đình Brown và công ty Máy móc J.McIntyre và ông Nicastro (cùng vào ngày 27-6-2011), các quyết định này cung cấp một sự giải thích rõ ràng phương thức mà các Tòa án Hoa Kỳ xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án đặc biệt là thẩm quyền xét xử đối với các vụ kiện liên quan đến các sản phẩm sản xuất ngoài Hoa Kỳ.

Vụ việc của công ty Goodyear và gia đình Brown

i) Nội dung vụ việc

Ngày 18-4-2004, Matthew Helms và Julian Brown là hai công dân của bang Bắc Carolina gặp tai nạn xe buýt gần Paris, Pháp. Chiếc xe buýt đã chở họ bị cáo buộc đã gặp tai nạn bởi một chiếc lốp xe Goodyear do Goodyear Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất bị lỗi. Phản hồi về việc này, Edgar và Pamela Brown, thân nhân của Julian Brown, và Karen M. Helms, thân nhân của Matthew Helms (gọi chung là ―Brown‖), đã khởi kiện Goodyear Thổ Nhĩ Kỳ và hai công ty con khác của Good year là Goodyear Pháp và Goodyear Lúc-xăm-bua (sau đây gọi chung là ―Goodyear Lúc-xăm-bua‖) tại Tòa án tiểu bang Bắc Carolina.

Tính toán ở mức tối thiểu, khoảng 6.000 lốp xe xuất bởi Goodyear Thổ Nhĩ Kỳ,

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 54)