Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án theo pháp luật

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 67)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2. Xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án theo pháp luật

2.2.2.1. Giai đoạn trƣớc khi có Luật Sửa đổi, bổ sung một số phần của Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Dân sự về biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời (Luật sửa đổi)

Là một quốc gia theo hệ thống pháp luật Civil Law, nhưng trong một thời gian dài, Nhật Bản không có các quy định của pháp luật điều chỉnh một cách rõ ràng về

thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Qua nhiều năm, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Nhật Bản được điều chỉnh bởi dựa trên các nguyên tắc đã được đưa ra tại các quyết định của Tòa án Tối cao Nhật Bản.

Một trong số đó là quyết định của Tòa án Tối cao trong vụ hãng Hàng không Malaysia năm 1981 đã thiết lập quy tắc - thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Nhật Bản có thể được suy ra từ các quy tắc về thẩm quyền xét xử dân sự của Tòa án Nhật Bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản, điều này được biết đến như là ―cách tiếp cận suy luận đảo ngược‖. Trong vụ việc này, Tòa án Tối cao xác định rằng một Tòa án Nhật Bản có thẩm quyền xem xét một yêu cầu khởi kiện của một người thừa kế của Nhật Bản khi người để lại thừa kế là nạn nhân của một vụ tai nạn hãng Hàng không của Malaysia tại Malaysia.

Tòa án Tối cao đã đưa ra lời giải thích chung cho việc kết luận rằng Tòa án Nhật Bản có thẩm quyền xét xử liên quan đến các vấn đề dân sự và thương mại trong vụ kiện hãng Hàng không Malaysia như sau:

―Nói chung, việc thực hiện thẩm quyền xét xử được coi như là một khía cạnh của việc thực hiện chủ quyền quốc gia và phạm vi của thẩm quyền xét xử về nguyên tắc cùng tồn tại với chủ quyền quốc gia ... Nếu bị đơn là một công ty nước ngoài có trụ sở chính ở nước ngoài, việc này thường vượt quá thẩm quyền xét xử của Tòa án Nhật Bản, trừ khi bị đơn tự mình mong muốn tuân theo thẩm quyền xét xử của Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu một trường hợp liên quan đến đất đai ở Nhật Bản hoặc nếu bị đơn có một mối liên hệ pháp lý với Nhật Bản, thì có thể sẽ là một ngoại lệ và phải tuân theo thẩm quyền xét xử của Tòa án Nhật Bản, không phụ thuộc vào quốc tịch và/hoặc nơi cư trú của bị đơn‖ [38].

Do không có chế định thiết lập một cách rõ ràng về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, không có Điều ước quốc tế cũng như không có quy tắc luật pháp quốc tế được thừa nhận chung nên Nhật Bản cho rằng sẽ là hợp lý và có căn cứ nếu việc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án phù hợp với các nguyên tắc công lý (JORI) - đòi hỏi sự công bằng trong việc ứng xử của các bên và xét xử nhanh chóng

và công bằng các vụ việc. Theo các nguyên tắc công lý, một bị đơn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhật Bản nếu đáp ứng các điều kiện của thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (General Venue) được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản năm 1996, tức là, trong trường hợp Nhật Bản là:

- Nơi cư trú của bị đơn (khoản 1, Điều 4);

- Nơi có văn phòng hoặc địa điểm kinh doanh của bị đơn trong trường hợp bị

đơn là một pháp nhân hay hiệp hội khác (Khoản 3, Điều 4);

- Nơi thực hiện hành vi (điểm i, Điều 5);

- Nơi có tài sản của bị đơn (Điểm iv, Điều 5);

- Nơi xảy ra hành vi vi phạm của cá nhân (khoản 9, Điều 5) và các nơi tương

tự

thì Tòa án Nhật Bản sẽ có thẩm quyền xét xử [64] .

Như đã nêu ở trên, bằng cách đề cập đến các nguyên tắc công lý (JORI), vụ kiện hãng Hàng không Malaysia dường như đã thiết lập một quy tắc rằng các điều khoản thiết lập thẩm quyền theo lãnh thổ quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự (Luật số 109 năm 1996) là các căn cứ để cho phép xác định quyền tài phán quốc tế tại Nhật Bản.

Sau trường hợp hãng Hàng không của Malaysia, nhiều trường hợp Tòa án cấp dưới đã áp dụng các quy tắc được thiết lập trong vụ kiện này để xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, các Tòa án cấp đã tiếp tục xem xét/cân nhắc liệu việc xác định thẩm quyền xét xử như trên có hợp lý hay không đối với từng trường hợp cụ thể, và sửa đổi cách xác định thẩm quyền bắt nguồn từ quy tắc được thiết lập ra trong trường hợp hãng Hàng không của Malaysia nếu có ―tình tiết ngoại lệ‖ có thể gây ra một sự vi phạm các nguyên tắc về sự công bằng trong việc ứng xử của cả hai bên và việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn đối với vụ việc. Do đó, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở Nhật Bản đã được được xác định bằng cách sử dụng hai bước sau:

Thứ nhất: Xem xét xem liệu dù một Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền xét xử đối với vụ việc hay không dựa trên các quy định về thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ (General Venue) được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 1996, và

Thứ hai: Nếu vụ việc có các ―tình tiết đặc biệt‖ làm cho việc xác định thẩm quyền như trên vi phạm các nguyên tắc công lý đòi hỏi sự công bằng trong việc ứng xử của các bên và sự giải quyết đúng đắn kịp thời của vụ kiện, việc xác định thẩm quyền xét xử có thể được sửa đổi theo hướng từ chối (hoặc chấp nhận) thực hiện thẩm quyền xét xử.

Tòa án Tối cao sau đó xác nhận phương pháp xác định thẩm quyền này trong bản án của mình trong vụ việc Công ty TNHH Liên hợp Gia đình và Shin Miyahara (Ngày 11-11-1997) [38].

Các Tòa án tại Nhật Bản đã áp dụng phương thức xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phù hợp với theo hai quyết định đã nêu trên của Tòa án Tối cao, và đã có rất nhiều bản án tích lũy được trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, việc này đã bị chỉ trích rằng nếu thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế được quyết định theo các án lệ, thì các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử quốc tế sẽ thiếu rõ ràng và khả năng dự liệu trước các trường hợp là không đầy đủ.

Từ những năm 1990, Nhật Bản đã nỗ lực tham gia xây dựng những quy định mới thẩm quyền xét xử quốc tế toàn cầu thông qua các cuộc thảo luận tại Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế. Những nỗ lực này đã không mang lại kết quả, tuy nhiên, thay vào đó, một quy mô nhỏ của Công ước về thỏa thuận lựa chọn Tòa án đã được ký kết tại Hội nghị (Công ước ngày 30 tháng 6 năm 2005 về Thỏa thuận lựa chọn Tòa án). Trong khi Công ước này đã được phê chuẩn bởi Mexico và được ký kết bởi Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản hiện chưa có kế hoạch ký kết hoặc phê chuẩn Công ước [51] . Sau đó, chính phủ Nhật Bản đã tiếp tục làm việc và đưa ra các quy tắc về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế thông qua việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số phần của Bộ luật Tố tụng dân sự và biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời của Luật Dân sự (số 36, 2011) được ban hành ngày 02 - 5- 2011 và có hiệu lực vào ngày 01- 4 - 2012. Luật sửa đổi có những đặc điểm sau:

Về cơ bản, các quy tắc mới trong Luật sửa đổi tuân theo những tiền lệ được thiết lập bởi Tòa án Tối cao. Do đó, về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tương tự như việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc trong nước. Tuy nhiên, Luật sửa đổi đã chứa đựng các quy định thể hiện sự ghi nhận một số kết quả của các cuộc thảo luận tại Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế và việc tham khảo, học hỏi các quy định về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của nước ngoài. Một ví dụ là việc xác định thẩm quyền xét xử đặc biệt đối với các trường hợp liên quan đến hợp đồng tiêu dùng và quan hệ lao động, được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng và người lao động trong mối quan hệ với các thực thể kinh doanh và người sử dụng lao động.

Quy tắc về ―các tình tiết ngoại lệ‖ được phát triển bởi Tòa án Tối cao cũng đã được quy định rõ ràng trong Luật sửa đổi như là một ngoại lệ cho quy tắc chung. Kể từ thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực, khi quy tắc được quy định rõ ràng trong luật, nó sẽ không cho phép việc áp dụng quy tắc ―tình tiết ngoại lệ‖ một cách mở rộng và không rõ ràng như trước đây của Tòa án, việc áp dụng quy tắc ―tình tiết ngoại lệ‖ theo Luật sửa đổi nói chung đã bị hạn chế so với trước đây.

Tòa án của Nhật Bản sẽ có thẩm quyền xét xử chung đối với vụ việc nếu bị đơn là tự nhiên nhân có nơi cư trú tại Nhật Bản, hoặc là một pháp nhân có trụ sở chính tại Nhật Bản.

Luật sửa đổi cũng quy định rằng, khi Tòa án Nhật Bản không có thẩm quyền xét xử chung với một vụ việc thì, nếu trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài xuất hiện những cơ sở sau đây Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền xét xử đặc biệt (thẩm quyền xét xử hạn chế) – Special Jurisdiction (Limited Jurisdiction):

Thứ nhất, đối với các yêu cầu khởi kiện liên quan đến nghĩa vụ theo hợp đồng,

nếu địa điểm thực hiện nghĩa vụ là tại Nhật Bản, các Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền đối với các trường hợp liên quan đến yêu cầu khởi kiện này. Cần

lưu ý rằng, theo quy tắc mặc định tại Bộ luật Dân sự Nhật Bản, nơi thực hiện nghĩa vụ là nơi cư trú của bên có quyền, trừ khi việc nghĩa vụ phải thực hiện là nghĩa vụ giao vật đặc định. Vì vậy, ví dụ, nếu một hợp đồng mua bán không quy định một nơi cụ thể phải được thực hiện thanh toán và hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật pháp Nhật Bản, thì bên có quyền tại Nhật Bản có thể kiện bên có nghĩa vụ nước ngoài tại một Tòa án Nhật Bản để yêu cầu thanh toán.

Thứ hai, đối với các yêu cầu khởi kiện liên quan đến quyền sở hữu, nếu tài sản

có thể tịch thu được của bị đơn được đặt tại Nhật Bản, các Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền xét xử đối với các vụ kiện có yêu cầu khởi kiện như vậy trừ khi giá trị tài sản có thể tịch thu được là rất thấp. Thẩm quyền đặc biệt này có thể được sử dụng rộng rãi để áp dụng với các thực thể nước ngoài bởi vì nó chỉ đòi hỏi sự tồn tại của tài sản có thể tịch thu được của các thực thể nước ngoài tại Nhật Bản (ví dụ, quyền sở hữu trí tuệ được đăng ký tại Nhật Bản), trong khi có rất ít ngoại lệ có thể hạn chế khả năng mà Tòa án Nhật Bản để thực hiện thẩm quyền trong trường hợp này.

Thứ ba, nếu một thực thể nước ngoài có văn phòng kinh doanh ở Nhật Bản, các

Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền xét xử đối với các vụ kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của văn phòng kinh doanh này. Nếu như văn phòng này đặt tại Nhật Bản tiến hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, một yêu cầu khởi kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của văn phòng này cũng sẽ được xét xử tại một Tòa án Nhật Bản.

Thứ tư, thẩm quyền xét xử đối với một hoạt động kinh doanh. Ngay cả khi một

thực thể nước ngoài không có một văn phòng kinh doanh ở Nhật Bản, trong trường hợp thực thể này đã thực hiện kinh doanh liên tục ở Nhật Bản, một Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền đối với các trường hợp liên quan đến một đơn kiện chống lại thực thể đó liên quan đến hoạt động kinh doanh của nó tại Nhật Bản. Cũng cần lưu ý rằng, trong trong trường hợp thương nhân nước ngoài thành lập một pháp nhân công ty con riêng biệt tại Nhật Bản, công ty con về mặt pháp lý riêng biệt như vậy không nhất thiết phải được coi là một văn phòng kinh doanh như đã đề cập

ở trên, thực thể kinh doanh nước ngoài được xem là phải tuân theo thẩm quyền xét xử của Tòa án Nhật Bản trên cơ sở thẩm quyền xét xử đối với hoạt động kinh doanh kể từ khi thực thể đó được coi là thực hiện kinh doanh liên tục thông qua công ty con của nó tại Nhật Bản. Một ví dụ khác là nếu một công ty nước ngoài tiếp thị khách hàng người Nhật thông qua trang web của mình, yêu cầu khởi kiện liên quan đến các giao dịch này có thể được đưa ra chống lại các công ty nước ngoài tại một Tòa án Nhật Bản.

Thứ năm: Nếu một hành vi vi phạm diễn ra ở Nhật Bản, hoặc kết quả của hành

vi gây ra thiệt hại ở Nhật Bản, các Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền đối với các vụ kiện đòi bồi thường liên quan đến các hành vi vi phạm đó, ngoại trừ khi, một cách thông thường, không thể lường trước được hành vi vi phạm tiến hành ở nước ngoài đó sẽ được gây ra thiệt hại tại Nhật Bản. Nguyên đơn phải chứng minh không những có hành vi gây thiệt hại hoặc có hậu quả thiệt hại xảy ra ở Nhật Bản, mà còn phải chứng minh mối quan hệ nhân quả khách quan giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả thiệt hại để thiết lập thẩm quyền xét xử đặc biệt trong trường hợp này. Yêu cầu như vậy có thể dẫn đến một gánh nặng thêm cho các nguyên đơn đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu, một Tòa án Nhật Bản có thể thực hiện thẩm quyền đối với các yêu cầu

khởi kiện liên quan đến bất động sản đặt tại Nhật Bản. Đặc biệt, một khiếu nại liên quan đến việc đăng ký bất động sản tại Nhật Bản sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Nhật Bản [51].

2.2.2.3. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Nhật Bản đối với một số quan hệ cụ thể

Hợp đồng tiêu dùng

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế liên quan đến hợp đồng tiêu dùng là một trong những thay đổi lớn nhất mà Luật sửa đổi mang lại. Trước khi có Luật sửa đổi, không có án lệ nào được thiết lập liên quan đến vấn đề thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án liên quan đến hợp đồng tiêu dùng, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như các văn bản pháp luật khác của Nhật Bản cũng không quy định các nguyên tắc

thẩm quyền đặc biệt liên quan đến các tranh chấp về hợp đồng thương mại trong nước. Trong khi sự mất cân bằng về thông tin và quyền lực đàm phán tồn tại giữa các thương nhân và người tiêu dùng, kể cả trong nước hay quốc tế, trong các tranh chấp mang tính quốc tế liên quan đến người tiêu dùng, trước đây các Tòa án không thể đạt được một kết quả phù hợp bằng cách chuyển các vụ việc mà mình đang xem xét sang một Tòa án ở Nhật Bản được cho là thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, việc làm thường được các Tòa án lựa chọn khi xét xử các vụ kiện trong nước có liên quan đến người tiêu dùng. Cũng gần như là không thể cho người tiêu dùng khởi

kiện tại các Tòa án tại một quốc gia khác. Do đó, Luật sửa đổi quy định các quy tắc

đặc biệt về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với các tranh chấp của người tiêu

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 67)