Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 96)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân

VIỆT NAM

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án quốc tế của Tòa án

3.1.1. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách chung của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách tƣ pháp

3.1.1.1. Về hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển mạnh mẽ trong những thập niên cuối thế kỷ XX và trở thành xu thế tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại, toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động hết sức sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước và toàn bộ các mối quan hệ quốc tế.

Từ những năm 1990, Việt Nam đã từng bước triển khai nhiều hoạt động chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế như: Khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế trụ cột (Ngân hàng thế giới - WB, Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF) và các tổ chức kinh tế khác trong hệ thống Liên hợp quốc, gia nhập ASEAN, gia nhập AFTA (1/1996), tham gia với tư cách thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế liên chính phủ duy nhất giữa các nền kinh tế tại khu vực Thái Bình Dương (APEC),… cùng với việc thỏa thuận với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại, Việt Nam đã tiến hành ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO [50].

Qua các Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và các Hội nghị Trung ương, quan điểm đối ngoại mở rộng đề ra từ Đại hội Đảng VI đã phát triển thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa trở thành kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta trong quan hệ với các nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI một lần nữa khẳng định và phát triển đường lối đối ngoại của Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới đó là ―Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa giàu mạnh.‖ [42].

3.1.1.2. Về cải cách tƣ pháp

Để công tác tư pháp có những bước chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, cải cách tổ chức và đổi mới hoạt động của các cơ quan, cán bộ tư pháp, việc tăng cường hợp tác quốc tế về công tác tư pháp được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp ở Việt Nam. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ra chỉ đạo ―Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai…Tiếp tục ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác, trước hết là với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các nước có quan hệ truyền thống‖ [41].

Đây là nhiệm vụ chủ đạo cần được quán triệt và thực hiện có hiệu quả trong chiến lược hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.

3.1.2. Yêu cầu giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Dòng thác hội nhập quốc tế cuốn theo sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học công nghệ giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu, sự tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, quá trình dỡ bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Quan hệ hợp tác quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của bản thân các quốc gia và được mở rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, trong đó sự hợp tác về pháp luật và Tư pháp

quốc tế giữa các quốc gia luôn đóng vai trò quan trọng. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài tiến trình chung của thế giới.

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới, có quan hệ hợp tác kinh tế tài chính, tín dụng với hơn 200 tổ chức và diễn đàn quốc tế, có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia, [53]... Cùng với sự tăng trưởng không ngừng hoạt động thương mại du lịch, đầu tư kéo việc số lượng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số lượng người Việt Nam đi hợp tác lao động hoặc cư trú, làm việc, học tập ở nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Bối cảnh trong nước cũng như quốc tế đã và đang thúc đẩy, làm gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, và hệ quả tất yếu là các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần được xét xử cũng ngày càng tăng.

Tình hình đó luôn đặt ra một đòi hỏi khách quan là các vụ việc phát sinh phải được giải quyết kịp thời và có hiệu quả. Xuất phát từ đặc tính riêng của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn thiện và đủ mạnh vẫn sẽ là chưa đủ, bởi đi đôi với nó còn phải tính đến sự phát triển hợp lý các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp nhằm tạo ra một cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và các nước hữu quan.

3.2. Thực trạng việc xác định thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự quốc tế của Tòa án tại Việt Nam Tòa án tại Việt Nam

3.2.1. Khái quát về các Tòa án và nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án tại Việt Nam quyền xét xử dân sự quốc tế của Toà án tại Việt Nam

3.2.1.1. Các Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tại Việt Nam

Ở Việt Nam, hệ thống Tòa án bao gồm các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự. Tòa án nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ: cấp huyện (có 620 Tòa án cấp huyện), cấp tỉnh (có 64 Tòa án cấp tỉnh) và Tòa án Nhân dân Tối cao. Việt Nam không có các Tòa án đặc biệt độc lập với các Tòa án này (tạm gọi là hệ thống Tòa án Tư pháp thông thường) mà chỉ có duy nhất một hệ thống Tòa án tư pháp thông

thường. Pháp luật Việt Nam có sự phân loại các vụ việc và giao cho các bộ phận của Tòa án thực hiện. Do đó, trong Tòa án tư pháp thông thường có các ―tòa chuyên trách‖ để xét xử các vụ án (tại cấp Tòa án Tối cao và Tòa án cấp tỉnh) hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Tại Tòa án cấp huyện không có tòa chuyên trách nhưng có các thẩm phán chuyên trách giải quyết các loại án khác nhau. Không phải tất cả các Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà thẩm quyền này được phân cấp chủ yếu cho Tòa án cấp tỉnh trở lên cũng như tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các vụ việc có yếu tố nước ngoài trong từng lĩnh vực. Ví dụ: Theo Điều 33, Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì: Những vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Đối với các vụ việc liên quan đến ―hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam...‖ sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và tiểu mục 4.1 mục 4 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

3.2.1.2. Nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tại Việt Nam

Do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, khoa học Tư pháp quốc tế Việt Nam phát triển muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Trải qua thời kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 19, chính sách đối ngoại của nhà nước phong kiến là ―ức thương‖, ―bế quan toả cảng‖

nên pháp luật cũng không có quy định nào điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (thời kỳ Pháp thuộc), mặc dù Việt Nam đã có quan hệ rộng rãi hơn với nước ngoài nhưng các quan hệ ngoại giao vẫn còn bó hẹp và rất hạn chế. Pháp luật tuy có đề cập và điều chỉnh vấn đề quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng thực chất chủ yếu mới chỉ nhằm vào vấn đề quốc tịch. Sau khi giành được độc lập, từ năm 1945 trở đi, pháp luật Việt Nam đã từng bước điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong hầu hết các lĩnh vực cụ thể. Do quan hệ ngoại giao, hợp tác với các nước Xã hội Chủ nghĩa ngày càng phát triển những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng phát sinh ngày càng nhiều. Để đáp ứng yêu cầu từ thực tế đó, từ những năm 1980 trở lại đây, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định về quan hệ thương mại với một số nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có đề cập đến vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã kí 17 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, 16 trong số đó hiện đang có hiệu lực, riêng Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa Việt Nam và Ka – zắc –xtan đã ký kết 31-10-2011, hiện chưa có hiệu lực [43]:

STT TÊN NƢỚC NGÀY KÝ 1 Ba Lan 22-3-1993 2 Bê-la-rút 14-9-2000 3 Bun-ga-ri 03-10-1986 4 CHDCND Triều Tiên 04-5-2002 5 Cu Ba 30-11-1984 6 Hung-ga-ri 18-01-1985 7 CHDCND Lào 06-7-1998 8 Liên Xô (cũ) 10-12-1981 9 Mông Cổ 17-4-2000

10 Nga 25-8-1998 11 CH Pháp 24-2-1999 12 Tiệp Khắc 12-10-1982 13 Trung Quốc 19-10-1998 14 U-crai-na 06-4-2000 15 Hàn Quốc 15-9-2003 16 An – giê- ri 14-4-2010 17 Ka – zắc –xtan 31-10-2011

Trong lĩnh vực quan hệ thương mại, tính đến nay, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định song phương về các vấn đề thương mại với trên 140 quốc gia, trong đó điển hình nhất phải kể đến là Hiệp định về quan hệ thương mại với Hoa Kỳ (BTA). Tuy nhiên, những Hiệp định này cũng có rất ít điều khoản đề cập trực tiếp tới vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết xét xử.

Trong hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, sự tham gia của Việt Nam vào các Điều ước quốc tế đa phương còn hạn chế. Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia một số Điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế, Việt Nam mới chỉ tham gia một công ước duy nhất về tương trự tư pháp, đó là công ước New York 1958 về công nhân và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, còn lại rất nhiều công ước quốc tế đa phương khác được thông qua tại Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế, Việt Nam đều chưa tham gia.

Cùng với việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp, để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ xã hội (trong đó có quan hệ dân sự), tạo cơ chế giải quyết các vụ việc dân sự có hiệu quả, thuận lợi, ngày 15-6-2004 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự. Bộ luật này có hiệu lực từ 01-01-2005 với 36 chương, 418 điều trong đó thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngoài được quy định tại phần thứ IX của Bộ luật với 3 chương và 14 điều. Đây là

quy định mới của pháp luật về Tố tụng dân sự nhằm”Đáp ứng được thực tế cuộc

sống và xu thế hội nhập quốc tế và đảm bảo các điều kiện chặt chẽ, phù hợp với nguyên tắc chủ quyền quốc gia, quyền tài phán của Việt Nam, không trái với pháp luật quốc tế (nhất là pháp luật quốc tế về quyền con người) và tập quán quốc tế”

So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 thì Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định một cách đầy đủ, rõ ràng về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự tại Chương XXXIV và Chương XXXV với 9 điều trong phần thứ chín của Bộ luật, trong đó đã quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật (Điều 405), quyền, nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài khi tham gia tố tụng dân sự (Điều 406), năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người không quốc tịch (Điều 407), năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự (Điều 408), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài (Điều 409), đồng thời đã quy định rõ thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 410) và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.

Ngoài ra, các quy định về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án Việt Nam còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh từng quan hệ dân sự, quan hệ kinh doanh – thương mại, quan hệ lao động, quan hệ hôn nhân, gia đình và các quan hệ tố tụng nhất định, điển hình là: Bộ luật dân sự năm 2005; Luật

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)