Pháp luật quốc gia

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

1.4.1.Pháp luật quốc gia

Quan hệ dân sự quốc tế là các quan hệ dân sự - kinh tế- thương mại- hôn nhân gia đình và lao động có yếu tố nước ngoài phần lớn phát sinh giữa các thể nhân và pháp nhân. Chính vì vậy, các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật quốc gia giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án. Pháp luật quốc gia là nguồn để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật và tiền lệ pháp (case law).

Hình thức tiền lệ pháp hiện nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật các nước tư sản, nhất là ở các nước theo hệ thống Common Law (như Anh, Hoa Kỳ).

Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án, tùy theo đặc điểm của từng quốc gia, có thể được tập trung trong một đạo luật riêng biệt (ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2003 của Liên Bang Nga, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam…) hoặc được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau (ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 1804 của Pháp…).

Như đã phân tích ở trên, hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau là rất khác nhau, vì vậy, việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án của các quốc gia cũng rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, dẫn đến có trường hợp vụ việc dân sự quốc tế không có Tòa án quốc gia nào giải quyết, lại có trường hợp một vụ việc dân sự mà Tòa án của nhiều quốc gia cùng có thẩm quyền giải quyết. Đối với những vụ việc dân sự mà Tòa án của nhiều quốc gia cùng có thẩm quyền giải quyết, các Tòa án, trên cơ sở cân nhắc những lợi ích của quốc gia mình cũng như lợi ích của các quốc gia có Tòa án cùng có thẩm quyền khác trong việc giải quyết vụ kiện, áp dụng các quy tắc về ―Tòa án thích hợp‖ (Forum Conveniens), ―Tòa án không thích hợp‖ (Forum Non Conveniens) hay vụ kiện đang chờ xét xử (Lis Pendens)... để quyết định việc có thụ lý, giải quyết vụ việc một vụ việc dân sự quốc tế nhất định hay không.

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 2, Điều 413 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì: ―Tòa án Việt Nam trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu có Tòa án nước ngoài đã thụ lý vụ việc dân sự đó và bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài về vụ việc dân sự đó được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam‖.

Cũng cần chú ý rằng, trường hợp một vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án thuộc nhiều quốc gia khác nhau, nhưng trong đó, một quốc gia đã ấn định rằng vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án của quốc gia mình

thì quốc gia đó sẽ không công nhận và cho thi hành một bản án, quyết định giải quyết vụ việc của Tòa án các quốc gia khác.

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo pháp luật của một số quốc gia cụ thể sẽ được tác giả trình bày tại Chương II của Luận văn này.

Để tránh trường hợp xung đột về thẩm quyền xét xử giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia như trên, ngày nay, xu hướng của các quốc gia là ký kết các Điều ước quốc tế song phương và đa phương trong đó quy định những quy tắc chung để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.

Theo nguyên tắc chung của luật quốc tế và Tư pháp quốc tế là nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda), nguyên tắc áp dụng các nguồn luật trên của các quốc gia thường là: trong việc xác định thẩm quyền liên quan đến những nước đã có Điều ước quốc tế với quốc gia có Tòa án thì áp dụng Điều ước quốc tế đó, trong trường hợp chưa có Điều ước quốc tế giữa quốc gia có Tòa án với nước ngoài về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, thì về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng pháp luật quốc gia. Điều này cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận, cụ thể, theo khoản 3, Điều 2, Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 thì: ―Bộ luật Tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó‖.

1.4.2. Điều ƣớc quốc tế

Theo Điều 1, Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế thì: ―Điều ước là từ dùng để chỉ một thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và bất kể tên gọi riêng của nó là gì‖ [55].

Theo lý luận về Tư pháp quốc tế, các Điều ước quốc tế là một nguồn quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ của Tư pháp quốc tế. Và do vậy, Điều ước quốc tế cũng là một nguồn quan trọng của tố tụng dân sự quốc tế nói chung và việc xác định

thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án nói riêng. Các Điều ước quốc tế được chia thành Điều ước quốc tế song phương và Điều ước quốc tế đa phương.

Điều ước quốc tế song phương là nguồn để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án có thể kể đến các Hiệp định tương trợ tư pháp, các Hiệp định về quan hệ thương mại…Để đáp ứng nhu cầu giao lưu và hợp tác trong quan hệ dân sự quốc tế, mỗi quốc gia trên thế giới đều đã tiến hành ký kết rất nhiều các Điều ước quốc tế song phương, các Hiệp định tương trợ tư pháp, trong đó xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án mỗi bên đối với các vụ việc dân sự có liên quan đến bên kia, ví dụ như Liên bang Nga hiện nay đã ký khoảng hơn 30 Hiệp định tương trợ tư Pháp, Việt Nam đã ký kết 17 Hiệp định tương trợ tư pháp, ngoài ra còn rất nhiều các Hiệp định hợp tác thương mại, Hiệp định hợp tác đầu tư…Chủ thể và mục đích điều chỉnh của mỗi Điều ước quốc tế song phương là không giống nhau nên các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án trong mỗi Điều ước này rất đa dạng và phong phú, thậm chí trong một hệ thống các Điều ước quốc tế song phương của một quốc gia, các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án cũng không đồng nhất. Do số lượng nhiều và việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án tại các Điều ước quốc tế song phương quá đa dạng nên trong khuôn khổ Luận văn thạc sỹ này, tác giả xin được phép không phân tích.

Về các Điều ước quốc tế đa phương, trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, chưa có nhiều Điều ước quốc tế đa phương quy định về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án. Có thể kể ra đây hai Điều ước quốc tế tiêu biểu là Công ước Brussels (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Công ước Lugano và Nghị quyết Brussels I) và Công ước La-hay 2005.

1.4.2.1. Công ƣớc Brussels về quyền tài phán và thi hành các quyết định của Tòa án về các vụ tranh chấp dân sự và thƣơng mại

Công ước Brussels về quyền tài phán và thi hành các quyết định của Tòa án về các vụ tranh chấp dân sự và thương mại được ký kết vào ngày 27-9-1968, các thành viên của công ước là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Mục đích chính của

Công ước là đạt được sự đơn giản và nhanh chóng trong các thủ tục tương trợ tư pháp.

Ngày 6-8-1988, công ước Lugano ra đời sửa đổi, bổ sung một số điều của Công ước Brussels. Công ước này cũng mở rộng số lượng các thành viên hơn Công ước Brussels (có thêm các quốc gia không phải là thành viên liên minh Châu Âu).

Bước phát triển tiếp theo là sự thay thế công ước Brussels bằng Nghị quyết của Hội đồng Liên minh châu Âu (EC) số 44/2001 ngày 22-10-2000 về quyền tài phán và công nhận, thi hành phán quyết trong các vấn đề dân sự và thương mại (sau đây gọi là Nghị quyết Brussel I). Nghị quyết này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01-3- 2002 và được coi là sự cải cách các công ước Brussels và Lugano, được áp dụng chung và trực tiếp ở các nước thành viên EU không cần bất kỳ sự chuyển hóa nào vào pháp luật các quốc gia.

Các công ước và Nghị quyết trên giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:

- Thẩm quyền của Tòa án;

- Công nhận và thi hành cưỡng chế quyết định của Tòa án nước ngoài;

- Những yêu cầu đối với tài liệu nước ngoài công khai.

Công ước và Nghị quyết trên cũng được áp dụng với bất kỳ các tranh chấp dân sự và thương mại nào ngoại trừ các tranh chấp:

- Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các cá nhân;

- Về tài sản liên quan hôn nhân, gia đình, thừa kế, cho tặng;

- Về phá sản, giải thể các công ty không còn năng lực kinh doanh hoặc các

pháp nhân khác;

- Về bảo đảm xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Điều 2, mục I, chương II, Nghị quyết Brussels I, cá nhân có nơi cư trú tại một trong số các quốc gia thành viên, không phụ thuộc vào quốc tịch của mình có thể là bị đơn tại Tòa án của quốc gia đó và được áp dụng các quy định như đối với các công dân của quốc gia ấy. Nếu như bị đơn không có nơi cư trú tại quốc gia có Tòa án thì thẩm quyền thuộc Tòa án của mỗi quốc gia đó, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền đặc biệt được quy định trong các công ước. Như vậy, sự khác nhau về

quốc tịch, không có ý nghĩa quan trọng mà vấn đề có ý nghĩa ở đây là nơi cư trú. Việc xác định nơi cư trú của một bên tranh chấp tại quốc gia nơi có Tòa án giải quyết được tiến hành trên cơ sở phù hợp với pháp luật của quốc gia có Tòa án.

Nghị quyết Brussels I cũng phân chia thẩm quyền thành hai loại: thẩm quyền chung và thẩm quyền đặc biệt (thẩm quyền về các tranh chấp bảo hiểm; thẩm quyền về các tranh chấp liên quan đến người tiêu dùng, hợp đồng lao động…). Điều này xuất phát từ hoạt động tố tụng về các lĩnh vực đó có những nét đặc thù khi mà nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Trong các trường hợp như vậy, thẩm quyền đặc biệt có thể thuộc về Tòa án quốc gia mà bị đơn không có nơi cư trú;

Đối với các hợp đồng bảo hiểm (Insurance Contracts), người bảo hiểm cư trú ở một nước thành viên có thể bị kiện không chỉ tại Tòa án của nước thành viên nơi họ cư trú mà còn ở nước bên yếu thế hơn (nguyên đơn) cư trú. Người bảo hiểm không cư trú ở bất kỳ nước thành viên nào nhưng khi có chi nhánh hoặc đại lý ở nước thành viên trong quan hệ với tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh, đại lý được coi là cư trú ở nước đó. Trong vấn đề trách nhiệm bảo hiểm hoặc bảo hiểm bất động sản, người bảo hiểm dù cư trú hay không cư trú tại một nước thành viên có thể bị kiện tại Tòa án nơi việc gây thiệt hại xảy ra. Nguyên tắc chung là người bảo hiểm chỉ được quyền khởi kiện tại nước thành viên nơi bị đơn cư trú.

Đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tiêu dùng (Consumer Contracts), người tiêu dùng có thể kiện nhà cung cấp tại Tòa án nơi họ cư trú hoặc nơi nhà cung cấp cư trú. Tuy nhiên người tiêu dùng chỉ bị kiện ở nước thành viên nơi họ cư trú.

Đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động (Employment Contracts), nếu người sử dụng lao động cư trú, hoặc được coi là cư trú ở một nước thành viên, người lao động có thể kiện người sử dụng lao động tại nước thành viên nơi người sử dụng lao động cư trú hoặc nơi người lao động thường trú (nơi thường trú cuối cùng) để thực hiện công việc; tuy nhiên, nếu người lao động không tiến hành công việc công việc ở bất kỳ nước nào, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được

quy định cho Tòa án nơi có công việc kinh doanh thuê mướn người lao động đó. Ngược lại, người lao động chỉ có thể bị kiện tại nước họ cư trú.

Điều 22, mục 6, chương II, Nghị quyết Brussels I nêu ra năm trường hợp về thẩm quyền riêng biệt, đó là:

- Các tranh chấp về quyền đối với bất động sản - tại Tòa án của quốc gia nơi

có tài sản;

- Các tranh chấp về thành lập và giải thể công ty hoặc các pháp nhân khác,

các liên hiệp của các cá nhân và pháp nhân, đồng thời cả các tranh chấp về các quyết định của các cơ quan của các thực thể trên - Tòa án của quốc gia nơi các thực thể trên có trụ sở chính;

- Các tranh chấp về tính hợp pháp của việc đăng ký - Tòa án quốc gia nơi tiến

hành đăng ký;

- Các tranh chấp liên quan tới việc đăng ký hoặc thực hiện đăng ký bằng sáng

chế nhãn hiệu hàng hóa kiểu dáng công nghệ hoặc các quyền tương tự đòi hỏi có sự đăng ký hoặc cấp văn bằng - Tòa án quốc gia nơi nộp đơn đăng ký hoặc yêu cầu văn bằng trên cơ sở phù hợp với các quy định của các Công ước quốc tế.

- Các tranh chấp về khấu trừ bắt buộc theo quyết định của Tòa án - Tòa án

của quốc gia nơi quyết định được đưa ra hoặc cần phải thực thi;

Nghị quyết Brussel I cũng đề cập đến việc giải quyết xung đột thẩm quyền, theo đó, khi xuất hiện vấn đề xung đột thẩm quyền, thì sẽ giải quyết theo các cách thức sau:

Thứ nhất: nếu như các đơn kiện về cùng một vụ việc và dựa trên cơ sở chính

các bên đưa tới Tòa án của hai quốc gia thì quốc gia thứ hai sẽ tạm hoãn thụ lý đơn kiện trong khi chưa xác định được thẩm quyền của Tòa án quốc gia thụ lý đầu tiên. Khi thẩm quyền của Tòa án quốc gia thụ lý đầu tiên đã được xác lập thì bất kỳ Tòa án nào khác nhận đơn kiện phải từ chối thẩm quyền.

Thứ hai: Nếu như đơn kiện được đưa tới Tòa án của một quốc gia thành viên về

định của các công ước thì Tòa án nhận đơn trên phải bác đơn kiện với lý do không có thẩm quyền.

Thứ ba: Nếu như có nhiều Tòa án đều có thẩm quyền riêng biệt thì Tòa án nhận

đơn kiện đầu tiên là Tòa án có thẩm quyền, còn các Tòa án khác phải bác đơn kiện [36].

1.4.2.2. Công ƣớc La- hay 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án

Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế được thành lập từ năm 1893 và trở thành một tổ chức quốc tế liên chính phủ độc lập kể từ năm 1955 trên cơ sở Hiến chương của Hội nghị La-hay về Tư pháp quốc tế. Mục đích của Tổ chức này là hài hòa hóa các nguyên tắc trong Tư pháp quốc tế (một lĩnh vực thường xuất hiện xung đột pháp luật). Sứ mệnh của Hội nghị La-hay là tìm ra được những phương pháp tiếp cận và

Một phần của tài liệu Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới (Trang 39)