Hoạt động của hải quan nhằm thực hiện các nội dung có liên quan đến quá trình giám sát thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 134)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

3.2.3. Hoạt động của hải quan nhằm thực hiện các nội dung có liên quan đến quá trình giám sát thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật

quan đến quá trình giám sát thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Hải quan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại và thị trường quốc tế. Ngày nay, vai trò của Hải quan đã được mở rộng sang cả vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là vấn đề an ninh, tạo thuận lợi thương mại và đối phó với nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, gian lận thương mại và cướp biển. Với vai trò đó, thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả và hiệu lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội. Đồng thời, việc này cũng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ môi trường thương mại an toàn hơn.

Trong một thế giới mà thách thức ngày càng lớn, thương mại và đầu tư sẽ chảy vào những nơi được coi là hiệu quả và thuận lợi. Đồng thời thương mại và đầu tư sẽ rút khỏi những nơi bị coi là quan liêu, quản lý không tốt và chi phí cao. Do đó, hệ thống và quy trình của Hải quan không được là một rào cản đối với thương mại quốc tế và tăng trưởng.

Hệ thống sản xuất và giao nhận hiện đại cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử đã giúp cho việc thông quan trở nên nhanh chóng và dễ dự đoán hơn. Đây là điều kiện tiên quyết đối với sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của quốc gia.

Nhằm giải quyết những thách thức này, Tổ chức Hải quan Thế giới đã rà soát, sửa đổi, bổ sung và cập nhật Công ước Kyoto để đảm bảo rằng Công ước này đáp ứng các yêu cầu phát triển thương mại quốc tế. Bản sửa đổi, bổ sung Công ước quốc tế này đã được Hội đồng WCO phê chuẩn vào tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 3 tháng 2 năm 2006 sau khi có 40 Bên tham gia Công ước Kyoto đầu tiên (Công ước Kyoto 1974) gia nhập Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Công ước này.

Sau khi được sửa đổi, bổ sung, Công ước Kyoto được công nhận là cẩm nang cho thủ tục hải quan hiện đại và hiệu quả trong thế kỷ 21. Một khi được thực hiện, Công ước Kyoto sửa đổi sẽ đem đến khả năng dự báo và hiệu quả cho thương mại quốc tế - một trong những yếu tố mà thương mại hiện đại rất cần.

Việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi mang lại nhiều lợi ích cho Hải quan, điều đó được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Một là, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi cho phép cơ quan Hải quan vừa duy trì kiểm soát hải quan, đồng thời vẫn đảm bảo tạo thuận lợi thương mại. Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Kyoto sửa đổi thúc đẩy việc tạo thuận lợi thương mại, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo việc thực hiện chức năng kiểm soát hải quan. Vận chuyển hàng hóa qua biên giới là yếu tố cơ bản của bất kì giao dịch thương mại quốc tế nào. Sự xuất hiện của Hải quan và duy trì kiểm soát là cần thiết đối với việc vận chuyển hàng hóa đó. Theo đó, việc cơ quan Hải quan thực hiện thông quan nhanh chóng và hiệu quả phản ánh chất lượng dịch vụ mà chính phủ cung cấp cho công chúng;

Công ước Kyoto sửa đổi mang đến một bộ nguyên tắc toàn diện, thống nhất, đơn giản, hiệu quả và dễ dự đoán về thủ tục hải quan. Đồng thời, Công ước Kyoto sửa đổi vẫn đảm bảo vai trò kiểm soát của Hải quan. Do đó, Công ước Kyoto sửa đổi đáp ứng các yêu cầu cơ bản của cơ quan Hải quan hiện đại và yêu cầu của thương mại quốc tế thông qua việc đảm bảo cân bằng giữa chức năng kiểm soát, thu thuế của hải quan với chức năng tạo thuận lợi thương mại;

- Hai là, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi đem lại lợi ích cho tất cả các phương thức vận tải. Các nguyên tắc về thủ tục thông quan hiệu quả và đơn giản trong Công ước Kyoto sửa đổi được áp dụng đối với tất cả hàng hóa và phương tiện vận tải ra, vào lãnh thổ hải quan. Thủ tục đối với tất cả

phương tiện vận tải ra, vào lãnh thổ hải quan được tiến hành đồng bộ, thống nhất;

- Ba là, Công ước Kyoto sửa đổi đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển. Khuyến khích tăng trưởng kinh tế quốc dân là một trong những mục tiêu cơ bản của các nước đang phát triển. Để đạt được mục tiêu này, các nước đang phát triển phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong thương mại quốc tế. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục đối với quá trình vận chuyển hàng hóa qua biên giới sẽ giảm rào cản hành chính. Do đó khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trường quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Việc này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn.

Công ước Kyoto sửa đổi được xây dựng để đảm bảo rằng cơ quan Hải quan có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả và hiệu lực hơn. Nhiều nước đang phát triển đóng vai trò tích cực trong việc sửa đổi, bổ sung Công ước này. Việc này đảm bảo rằng các nội dung sửa đổi, bổ sung đã tính đến những nhu cầu mà các nước đang phát triển quan tâm;

- Bốn là, Công ước Kyoto sửa đổi giúp chính phủ giải quyết với các thách thức mới về thương mại điện tử. Khái niệm “thương mại điện tử” đề cập đến phương pháp thực hiện kinh doanh hiện nay và là kỹ thuật trao đổi thông tin hoạt động thương mại. Cơ quan hải quan ngày nay phải điều chỉnh để phù hợp với các thông lệ kinh doanh. Ngày nay, thương mại điện tử có tác động lớn đến thủ tục hải quan, trong đó có yêu cầu ngày càng cao về thông quan nhanh và hiệu quả.

Nhận thức rõ những thay đổi trong thông lệ kinh doanh ngày nay và vai trò của thương mại điện tử, Công ước Kyoto sửa đổi đòi hỏi cơ quan Hải quan phải ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động Hải quan tại bất kì hoạt động nào nếu như việc đó đem lại hiệu quả chi phí cho cả Hải quan và doanh nghiệp. Công ước Kyoto sửa đổi hướng dẫn cho cơ quan Hải quan về

cách thức ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin đối với quá trình thông quan.

- Cuối cùng, việc thực hiện Công ước Kyoto sửa đổi còn giúp cải thiện an ninh trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế. Nhằm giải quyết những quan ngại về an ninh hàng hóa vận chuyển trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan Thế giới đã đưa ra nhiều sáng kiến liên quan đến vấn đề này, một trong những sáng kiến nổi bật nhất là Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SAFE (Khung tiêu chuẩn). Cả hai vấn đề an ninh và tạo thuận lợi của dây chuyền cung ứng thương mại được đảm bảo thông qua việc thực hiện các phương pháp và quy trình kiểm soát Hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, sử dụng thông tin điện tử đến trước, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp và hợp tác Hải quan – Hải quan. Đây là những nguyên tắc cốt lõi của cả Công ước Kyoto sửa đổi và Khung tiêu chuẩn. Một cơ quan hải quan khi đã tham gia Công ước Kyoto sửa đổi hoặc thực hiện các nguyên tắc của Công ước Kyoto sửa đổi thì sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện Khung tiêu chuẩn.

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạng công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế như cam kết WTO trong lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu, tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng, chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên giới. Triển khai thực hiện cam kết quốc tế trong công tác phòng, chống khủng bố, rửa tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm soát chung. Thực hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan trong hệ thống các văn bản của WTO, các văn bản pháp lý do Việt Nam ban hành trong thời gian qua có thể thấy rằng các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề có liên quan có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong bản luận văn này với sự tìm hiểu, nghiên cứu của cá nhân và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là PGS.TS Đoàn Năng để làm rõ một số nội dung có liên quan đến các quy định đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế và một số vấn đề có liên quan về việc thực thi các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong công tác quản lý nhà nước về hải quan.

Trên cơ sở trình bày những cơ sở lý luận, thực tiễn, các số liệu, biểu đồ thống kê, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Nghiên cứu và làm rõ một số nội dung về hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế theo quy định tại Hiệp định TBT, các Hiệp định có liên quan. Qua đó nêu lên tầm quan trọng của các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa đối với mọi hoạt động của đời sống xã hội.

2. Thông qua các quy định của Hiệp định TBT, làm rõ một số quy định về hàng rào kỹ thuật của một số nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, phân tích các khó khăn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cũng đề xuất một số biện pháp để hàng hóa của Việt Nam có thể vượt qua các hàng rào kỹ thuật thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

3. Đánh giá tình hình triển khai các quy định về hàng rào kỹ thuật của Việt Nam trong thời gian qua trên cơ sở các quy định của Hiệp định TBT và

trong việc thực thi Hiệp định TBT nói riêng và các Hiệp định của WTO khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Làm rõ một số nội dung có liên quan trong quá trình triển khai các quy định Hiệp định TBT, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản có liên quan đồng thời đề xuất một số nội dung để triển khai có hiệu quả trong thời gian tới.

4. Luận văn đã đi sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đời sống động thực vật, môi trường và các vấn đề có liên quan của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. Đánh giá những mặt đã thực hiện cũng như bất cập trong quá trình thực hiện, đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hàng rào kỹ thuật, đảm bảo có tính khả thi cao trong quá trình thực hiện

5. Phân tích các nội dung có liên quan trong việc thực thi vấn đề áp dụng các quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu trong công tác quản lý nhà nước về hải quan, kinh nghiệm quản lý về hải quan của một số nước trên thế giới

6. Trên cơ sở các quy định có liên quan đồng thời với kinh nghiệm thực tế công tác, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan trong vấn đề thực thi các quy định có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. G.S.TS Đỗ Đức Bình – TS Bùi Huy Nhượng (2009), Đáp ứng rào cản phi

thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Tập hợp các quy định về Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại cam kết và thực thi cam kết của Việt

Nam.

3. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm.

4. Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES

5. Công ước KYOTO về Đơn giản hoá và Hài hòa hóa Thủ tục Hải quan 6. Trương Cường (chủ biên 2007), WTO Kinh doanh & tự vệ, Nhà xuất bản Hà Nội.

7. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên 2005), Giáo trình Luật Thương mại

Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Edward Nemeroff - Chuyên gia tư vấn cao cấp MAS-Q Dự án STAR Vietnam (2008), Tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và Hiệp định TBT.

9. T.S Đào Thị Thu Giang (2009), Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối

với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

10. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT. 11. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế TBT.

12. Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật – SPS.

13. http://boyte.tbtvn.org/ - Trang web Văn phòng TBT Bộ Y tế.

15. http://news.mic.gov.vn/vn/hoidapmra/index.mic - Trang web Văn phòng TBT Bộ Thông tin và Truyền thông.

16. http://tnmt.tbtvn.org - Trang web Văn phòng TBT Bộ Tài nguyên và Môi trường.

17. http://www.customs.gov.vn/Default.aspx - Trang web Hải quan Việt Nam http://www.spsvietnam.gov.vn/default.aspx - Trang web Văn phòng SPS Việt Nam.

18. http://www.tbt-bgtvt.vn/ - Trang web Văn phòng TBT Bộ Giao thông vận tải.

19. http://www.tbtvn.org/default.aspx - Trang Web Văn phòng TBT Việt

Nam.

20. Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách

thương mại quốc tế (Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà Nội).

21. Vũ Khoan - Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (2008), Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đầu Việt Nam gia

nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, (Bài viết).

22. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

23. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2011. 24. Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 25. Luật đa dạng sinh học năm 2010.

26. Luật Hải quan năm 2005.

27. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. 28. Luật Thương mại năm 2005.

29. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn.

30. TS Nguyễn Lan Nguyên - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2008),

vấn đề cần thiết cấp bách, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật năm 2008.

31. Sách Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới giải thích các điều

kiện gia nhập, Nhà xuất bản Lao động xã hội 2008.

32. Tổng cục Hải quan, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2009 đến số 12/2009.

33. Tổng cục Hải quan, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2010 đến số 12/2010.

34. Tổng cục Hải quan Tạp chí Nghiên cứu Hải quan (12 số) từ số 1/2011 đến số 12/2011

35. Vũ Như Thăng (2007), Tự do hóa thương mại dịch vụ trong WTO: Luật

và thông lệ, Nhà xuất bản Hà Nội.

36. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2005), Các biện pháp phi thuế quan đối với

hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội Hà

Nội.

37. PGS.TS. Đinh Văn Thành (2005), Nghiên cứu các rào cản trong thương

mại quốc tế và đề xuất một số giải pháp đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Lao

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)