Sự ảnh hưởng, tác động của động thực vật ngoại lai đối với động thực vật trong nước

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 86)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.2.2.1. Sự ảnh hưởng, tác động của động thực vật ngoại lai đối với động thực vật trong nước

nhập khẩu nhằm bảo vệ động thực vật trong nước

2.2.2.1. Sự ảnh hưởng, tác động của động thực vật ngoại lai đối với động thực vật trong nước động thực vật trong nước

- Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là vấn đề xâm nhập từ các hình thức khác nhau của sinh vật ngoại lai. Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn (động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa (thực vật) do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc; cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa.

- Sinh vật ngoại lai xâm hại có thể bao gồm các loài sinh vật ở tất cả các nhóm phân loại chính như vi rút, nấm, tảo, rêu, dương xỉ, thực vật bậc cao, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú được du nhập vào môi trường mới khác với nơi phân bố tự nhiên ban đầu của chúng và gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe con người và môi trường gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, suy giảm các loài bản địa và đe dọa đến đa dạng sinh học bản địa.

- Sự lan rộng các sinh vật ngoại lai xâm hại đang được xem như một trong những mối đe dọa lớn nhất đến các hệ sinh thái và sự ổn định về kinh tế của hành tinh. Những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của sinh vật lạ đang tăng lên nhanh chóng và gây thiệt hại cho thiên nhiên, thay đổi và xáo trộn giữa cấu trúc quần xã trên phạm vi toàn cầu biến đổi tập tính của loài và các yếu tố vật lý, hóa học trong các hệ sinh thái. Theo thống kê, tổn thất môi trường hàng năm gây ra bởi việc du nhập các loài dịch hại ở Hoa Kỳ, Anh, Australia, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil là trên 100 tỷ USD.

+ Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES);

+ Công ước đa dạng hóa sinh học (CBD); + Công ước Quốc tế về Bảo vệ thực vật; + Công ước An toàn sinh học;

Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam thường gặp rất phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở Việt Nam, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cũng ảnh hưởng mạnh đến các hệ thống thủy văn, khu bảo tồn và nông nghiệp gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi trường. Kết quả nghiên cứu về sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam, bước đầu đã xác định được một số loài nguy hiểm như sau:

a. Cây mai dương (Tên khoa học Mimosa pigra)

Đây là loài gốc từ nhiệt đới Châu Mỹ và được du nhập vào Châu Á từ cuối thế kỷ XIX. Đến nay, cây mai dương đã xuất hiện khắp trong cả nước. Mối đe dọa lớn nhất mà cây mai dương gây ra cho các vùng đất ngập nước như ở Vườn Quốc gia Tràm Chim là khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả là số lượng Sếu ở Tràm Chim giảm mạnh từ 600 – 800 cá thể vào giữa những năm 1990 đến nay chỉ còn ít hơn 100 cá thể vào năm 2008.

b. Ốc bươu vàng

- Ốc bươu vàng là một loài thuộc nhóm ốc lớn có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cũng được nhiều nghiên cứu xác định là một trong những loài gây hại mạnh nhất ở Việt Nam. Năm 1989, ốc bươu vàng được nhập bằng nhiều cách khác nhau như một nguồn thực phẩm cung cấp cho người và động vật nuôi và với điều kiện sinh thái phù hợp, chúng đã phát triển nhanh chóng, trở thành dịch hại trên nhiều loại cây trồng, đặc biệt là lúa và rau muống. Việc sử dụng

nhiều loại thuốc hóa học để diệt ốc bươu vàng đã ảnh hưởng tới các loài động vật thủy sinh, làm nghèo đi sự đa dạng sinh học.

c. Ốc sên

Có nguồn gốc phân bố từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1960, đến nay đã trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ vùng đồng bằng cho đến miền núi.. Ở một số nơi như đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, ốc sên đã gây thiệt hại cho các vườn chuối, vườn rau, đậu và các cây trồng khác.

d. Lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây)

Bèo Nhật Bản được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Lục bình che phủ mặt nước, khi thối mục làm giảm ôxy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác.

e. Chuột hải ly

Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu và ruột để sản xuất chỉ tự tiêu. Do được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Khuyến nông Khuyến lâm và Cục Thú y đã hành hành động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam. Hiện nay, loài này được cho là đã được loại bỏ khỏi Việt Nam.

g. Rùa tai đỏ

Rùa tai đỏ được nhập vào Việt Nam để nuôi làm cảnh từ Nam Mỹ và hiện nay đã thóat ra ngoài tự nhiên. Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ chúng ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành chúng ăn tạp với bất kể động vây hay thực vật như: tảo, bèo tấm, các loài thực vật thủy sinh, nòng lọc, cá nhỏ, giáp xác. Khi thoát ra ngoài thủy vực tự nhiên chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh trong các thủy vực dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với loài rùa bản địa và gây

h. Bọ ăn lá hại dừa

Bọ ăn lá hại dừa thuộc họ Chrysomelidae Bộ cánh cứng (Coloptera) được xác định là loài sinh vật xâm lấn gây hại dừa trầm trọng ở miền Nam Việt Nam và một số nước khác ở Đông Nam Châu Á. Bọ ăn lá hại dừa gây tổn thất nghiêm trọng về năng suất, sản lượng dừa và giá trị kinh tế của các loài cây khác thuộc họ cau dừa và họ thiên tuế.

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 86)