- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
1.2.3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản
rào kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản
- Thủy sản có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với dệt may và da giày trong việc vượt qua các hàng rào kỹ thuật khắt khe của một số nước. Để đảm bảo một chất lượng toàn diện, thỏa mãn những yêu cầu khắt khe nhất của các thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa dây chuyền chế biến , đẩy mạnh việc liê kết hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành chế biến thủy sản để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới.
- Công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm, mở rộng chủng loại các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao, hàng phối chế, hàng ăn liền cần phải được chú trọng nhằm đạt tỷ trọng 60%-65% sản phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị sản phẩm xuất khẩu thủy sản.
- Nâng cao năng lực kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đi đôi với tăng cường thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, phát hiện sớm dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, có biện pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là nguồn nguyên liệu nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng nguồn nguyên liệu.
- Các doanh nghiệp thủy sản cũng cần góp phần tích cực, chủ động hơn trong việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ sản xuất giống
chất lượng cao có khả năng kháng bệnh tốt. Ưu tiên nhập công nghệ sản xuất giống thủy sản các loài có giá trị phục vụ cho xuất khẩu