Các quy định về hàng rào kỹ thuật đảm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 96)

- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.

2.2.4.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đảm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu

khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ các lợi ích cơ bản và các vấn đề khác có liên quan

2.2.4.1. Các quy định về hàng rào kỹ thuật đảm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu hóa xuất khẩu

- Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định, tiêu chuẩn trong các hoạt động thương mại quốc tế. Điều đó có tác dụng to lớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụ sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo. Xuất phát từ tác dụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chính sách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế.

- Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài, ngoài việc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuản kỹ thuật trong nước còn phải phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu. Đây mới chính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của quốc gia đó có xuất khẩu được hay không cũng như có thể được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay không.

- Làm phát sinh yêu cầu cần có sự phù hợp, tương thích giữa các quy định, tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau. Để đạt được sự tương thích cần thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn của các nước khác nhau đòi hỏi chi phí rất lớn như: Chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn của nước ngoài; chi phí thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các quy định, tiêu chuẩn đó; chi phí điều chỉnh sản phẩm trong nước sao cho phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn nước ngoài… Ngoài ra, nhà sản xuất còn phải chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của các quy định, tiêu chuẩn. Tất cả những chi phí, thủ tục trên đều đòi hỏi nhà sản xuất phải bỏ ra một chi phí rất lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí, những chi phí này còn tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước nhập khẩu khác nhau do mỗi một quốc gia lại ban hành và áp dụng một bộ quy định, tiêu chuẩn riêng.

Để giải quyết khó khăn này, cũng như mở rộng thêm mục đích áp dụng các quy định, tiêu chuẩn cần phải có một văn bản quốc tế chung về các quy định, tiêu chuẩn.

Trên cơ sở các nghiên cứu, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các hàng rào kỹ thuật của một số nước:

- Nâng cao nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các hàng rào kỹ thuật của các nước đặc biệt với một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và thị trường lớn (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản .v.v).

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội.

- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các hàng rào kỹ thuật liên quan đến môi trường.

- Tăng cường đàm phán cấp nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng trong giải quyết những tranh chấp thương mại.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vấn đề áp dụng các quy trình quy định tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quản lý nhà nước về Hải quan (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)