- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
3.2.2. Đối với nhóm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ động thực vật trong nước
hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ động thực vật trong nước
- Buôn bán trái phép các hàng hóa “nhạy cảm với môi trường” như các chất phá hủy ozôn, hóa chất, rác thải độc hại nguy hiểm và các loài vật đang bị đe dọa tuyêt chủng đang là một vấn nạn quốc tế với nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Việc buôn bán trái phép loại hàng hóa này sẽ vi phạm các Hiệp định môi trường đa phương (MEAs) thông qua việc phá vỡ các quy định và các điều khoản quy định trong các Hiệp ước quốc tế. MEAs là những công cụ pháp lý quốc tế ràng buộc các bên ký kết về giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.
Hầu hết các vấn đề môi trường đều xảy ra trên phạm vi toàn thế giới và gây ảnh hưởng toàn cầu, chúng chỉ có thể được giải quyết hiệu quả thông qua sự hợp tác mạnh mẽ và việc chia sẻ trách nhiệm thông qua các Hiệp ước quốc tế. Một số Hiệp định môi trường đa phương (MEAs) quy định cụ thể về việc vận chuyển qua biên giới các hàng hóa, chất và sản phẩm dưới hình thức hàng nhập khẩu, xuất khẩu và tái xuất. Do đó, các nhân viên bảo vệ biên giới và hải quan ở cửa khẩu đầu tiên đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu và môi trường quốc gia.
- Việc xây dựng năng lực cho nhân viên Hải quan, những người đứng ở đầu hàng trong việc đấu tranh thương mại trái phép là một việc rõ ràng. Đào tạo là một nội dung quan trọng của việc xây dựng năng lực mà khởi đầu chính
là nâng cao nhận thức của các nhân viên hải quan về vai trò thực hiện việc bảo vệ môi trường.
- Các Ban thư ký của MEAs đã xây dựng các chương trình tăng cường năng lực cho nhân viên hải quan, với sự hợp tác của WCO ở cấp khu vực và quốc gia. Việc đào tạo này là một nội dung quan trọng quy định trong Công ước Rotterdam về thủ tục thông báo trước về việc buôn bán các hóa chất độc hại nhất định và Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ lâu dài.
- Tuy nhiên, các cơ quan hải quan hoạt động độc lập trong việc kiểm soát buôn bán hàng hóa nhạy cảm với môi trường sẽ không mang lại hiệu quả. Hải quan cần hợp tác với các cơ quan chính phủ khác có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa như các cơ quan về môi trường, hay những cơ quan thực thi các vấn đề về sức khỏe và an toàn. Ở cấp quốc gia, Hải quan là một trong những mắt xích của “chuỗi thực thi và tuân thủ”, bao gồm các mắt xích cụ thể sau:
a. Hải quan: Quản lý, phát hiện và bắt giữ các lô hàng trái phép;
b. Cá nhân, tổ chức có liên quan: tố cáo các vụ việc vi phạm liên quan đến các lô hàng đó;
c. Tòa án: kết án chính xác và hợp lý;
- Cả 3 mắt xích trong dây chuyền này hoạt động tốt và hiệu quả thì toàn bộ dây chuyền mới thành công. Nếu không có sự phát hiện và bắt giữ của hải quan thì hành động phạm pháp không thể đưa ra ánh sáng. Không có sự theo đuổi tố cáo của các bên liên quan thì tội phạm được hải quan phát hiện cũng không thể đưa ra xử lý bằng pháp luật. Và nếu không có những chế tài xử phạt nghiêm minh thì hành động đó sẽ bị bỏ qua và các hành động vi phạm tương tự sẽ không thể ngăn chặn được.
- Trong Nghị quyết Hội đồng UNEP 21/27 về “Thực thi các Hiệp định môi trường đa phương” đã chỉ ra việc phá hủy môi trường do việc buôn bán trái phép đang gia tăng rất mạnh và các cơ quan có liên quan cần phải nỗ lực
liên tục để giải quyết vấn đề này. Quyết định Hội đồng GCSS.VII.I về "Quản lý môi trường quốc tế” cũng khuyến khích các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác và kết nối chặt chẽ các công ước về các vấn đề quan tâm hiện nay như nạn buôn bán trái phép.
- Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã tổ chức các khóa đào tạo tập trung cho các nhân viên hải quan với mục tiêu đảm bảo thực thi và áp dụng nhất quán các công ước hải quan. Mục đích của sáng kiến Hải quan xanh là nhằm tăng cường năng lực cho nhân viên Hải quan về một số hiệp định môi trường đa phương, những hiệp định không thể thực hiện riêng lẻ được.
- Việc hợp tác giữa các tổ chức quốc tế chủ yếu tập trung vào việc tăng cường năng lực của hải quan để phát hiện và hành động chống lại việc buôn bán trái phép các hàng hóa nhạy cảm với môi trường mà các hiệp định liên quan quy định. Đồng thời sẽ hỗ trợ hải quan trong việc tạo thuận lợi thương mại việc buôn bán hợp pháp. Mục đích này có thể đạt được thông qua nâng cao nhận thức của các Hiệp định môi trường đa phương (MEAs) và các hiệp định có liên quan, giúp nhân viên hải quan nhận thức được các vấn đề thông qua việc xây dựng các công cụ và các chương trình chung để thực hiện sáng kiến này.
- Vấn đề môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu và được toàn thế giới quan tâm. Đây cũng là một thách thức lớn cho toàn nhân loại, các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan hải quan nói riêng. Ở hầu hết các nước, Hải quan đóng vai trò quan trọng tại biên giới trong việc bảo vệ môi trường. Do là tuyến đầu tiên bảo vệ tại biên giới hải quan được giao nhiệm vụ bảo đảm tuân thủ các điều khoản quy định có liên quan đến thương mại trong các thỏa thuận đa phương về môi trường và luật pháp quốc gia. Hải quan cũng là cơ quan chủ yếu của Chính phủ có trách nhiệm theo dõi và giám sát việc mua bán các hàng hóa nhạy cảm với môi trường và các loài có nguy
thủ, và hỗ trợ nâng cao nhận thức trong công chúng về các hoạt động buôn bán trái phép đó.
- Tội phạm về môi trường là hoạt động sinh lợi ngày càng nhiều và có ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội theo vô vàn cách thức khác nhau: nạn săn bắt, buôn bán, vận chuyển qua biên giới các loài có nguy cơ tuyệt chủng làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng, nạn phá rừng bằng cách chặt đốn gỗ, đặc biệt là một số loài gỗ thuộc nhóm cảnh báo có nguy cơ tuyệt chủng là nhân tố chính góp phần vào sự thay đổi khí hậu, gây ra 20% hiệu ứng nhà kính, các chất gây suy giảm Ozon phá hủy tầng OZON điều đó có thể dẫn đến việc ngăn cản hệ thống miễn dịch của con người gây ra rất nhiều loại bệnh dịch. Các chất thải nguy hại gây ô nhiễm lâu dài nguồn nước và đất làm ảnh hưởng tới sức khỏa, điều kiện sống của mọi người. Theo Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển các chất thải nguy hại qua biên giới và việc buôn bán những thứ nêu trên trái với các nguyên tắc đạo đức và bị coi là tội phạm. Rất nhiều sản phẩm nhạy cảm với môi trường được kiểm soát theo các Bản thỏa thuận đa phương về môi trường và các Hiệp định khác. Theo dõi và kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển qua biên giới các sản phẩm đó là một cấu phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trưởng và trong nhiều trường hợp là bảo vệ an ninh quốc gia.
- Về bản chất tội phạm về môi trường có tính xuyên biên giới và trong nhiều trường hợp có dính líu của các nhóm tội phạm qua biên giới. Toàn cầu hóa gián tiếp làm cho việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia được dễ dàng hơn: da hổ hay ngà voi được vận chuyển qua nhiều đầu mối, từ nơi săn bắn đến người mua hàng cuối cùng và gỗ bị chặt đốn trái phép có thể được vận chuyển qua nhiều nơi trên thế giới đến điểm đến cuối cùng là nơi sản xuất đồ gỗ cao cấp. Điều đáng quan tâm là trong nhiều trường hợp thì các loài có nguy cơ tuyệt chủng và gỗ rừng nhiệt đới được vận chuyển từ nước kém phát triển đến các nước phát triển.
- Hợp tác trong WCO: Ban Thư ký của WCO hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác có liên quan trong vấn đề môi trường. Sự hợp tác này đã được chính thức hóa qua hàng loạt các Biên bản ghi nhớ với Ban Thư ký CITES, Ban Thư ký Công ước BASEL và Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) nhằm tối đa hóa các cố gắng trong cuộc chiến chống tội phạm về môi trường. Kể từ 2001 đến nay, WCO đã là thành viên tích cực trong sáng kiến hải quan xanh (GCI) với hàng loạt các hoạt động hợp tác được tiến hành bởi các tổ chức đối tác bao gồm hội thảo, tài liệu đào tạo, phối hợp hành động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ công chức hải quan đối với các vấn đề môi trường.
Trong năm 2006, Dự án phá lỗ hổng trên Bầu trời – Sky Hole Patching đã được 20 cơ quan Hải quan các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương khởi động với sự hỗ trợ của Văn phòng RILO của WCO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Văn phòng UNEP tại Thái Lan. Dự án đã đem lại kết quả là tịch thu 155 tấn ODS (các chất ảnh hưởng đến môi trường) và tịch thu 116 vụ với khoảng 20.000 tấn chất thải nguy hiểm từ đồ phế thải điện tử, quần áo đã qua sử dụng.
- Là một thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường .v.v. thông qua công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đang ngày càng gia tăng. Thực tế các đơn vị trong ngành Hải quan cũng đã phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ việc vận chuyển trái phép chất thải, phế liệu gây nguy hại cho môi trường, cũng như các vụ buôn lậu động thực vật hoang dã và các sản phẩm của chúng. Điển hình mới đây nhất là vụ Hải quan Hải Phòng đã phát hiện một khối lượng ngà voi được tạm nhập qua đường biển vào Cảng Đình Vũ đầu tháng 3/2009. Để ngụy trang cho số hàng nhập lậu này, các đối tượng buôn lậu đã khai báo trên vận đơn vận
voi phía trong container, bên ngoài xếp đầy các bao tải nhựa tái chế nhằm tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Kết quả kiểm tra và giám định cho thấy có khoảng 6 – 7 tấn ngà voi được đóng trong 96 thùng carton loại nhỏ và 18 thùng carton loại lớn. Các cặp ngà voi lớn được chia thành 2 – 3 đoạn và được đánh số để dễ bề nhận dạng và lắp ghép sau này.
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ môi trường, Hải quan Việt Nam cần thực hiện một số công việc cụ thể sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các Công ước và các Thỏa thuận quốc tế về vấn đề môi trường.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức hải quan đối với vấn đề môi trường và vai trò của cơ quan hải quan trong bảo vệ môi trường, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, thiết bị kiểm tra để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất vi phạm các quy định về môi trường.
- Nâng cao năng lực thực tế của cán bộ công chức hải quan, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp tại các cửa khẩu biên giới trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam với Hải quan các nước thành viên, với WCO trong công tác đào tạo chuyên môn về các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, các chất thải gây độc hại nguy hiểm tới môi trường .v.v. trong việc thu thập, phân tích, chia sẻ thông tin hữu ích và phối hợp hành động nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các tội phạm có liên quan.
- Đẩy mạnh tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung về các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ quan hải quan, cũng như trách nhiệm chung của toàn xã hội đối với công tác này để họ hỗ trợ cơ quan hải quan thực thi nhiệm vụ tốt hơn.