- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.6. Sự cần thiết của việc phải xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật tại Việt Nam
thuật tại Việt Nam
- Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có những bài viết về việc nhiễm các chất gây hại đến sức khỏe con người như chất 3MPCD trong nước tương, chất melamin trong sữa, chì trong đồ chơi trẻ em hay các đại dịch như cúm gà ở gia cầm, lở mồm long móng ở trâu bò lợn gà, nhiễm các hóa chất có nguy cơ gây hại trong rau, .. tất cả đều nói lên nguy cơ về việc các sản phẩm tiêu dùng không đạt tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn và chưa có ý thức áp dụng tiêu chuẩn vào quá trình này. Hơn nữa, với chính sách mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì bắt buộc chúng ta phải tuân thủ “luật chơi” chung trong một thị trường rất mở, đó là: hạ thấp và dần bãi bỏ hàng rào thuế quan và những khả năng gây cản trở thương mại giữa các quốc gia với nhau. Do đó, hàng hóa của các nước sẽ được dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa của mỗi quốc gia, Việt Nam cũng không có ngoại lệ. Như vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ tốt bằng các hàng rào kỹ thuật hợp pháp, phù hợp theo quy định chung của WTO như tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy trình đánh giá sự phù
ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và gây hại đến môi trường, sức khỏe và sự an toàn của con người và động thực vật trong nước.
- Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủ động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước. Nó sẽ giúp làm giảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế, đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lực sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.
- Mục đích của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại chủ yếu kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng của sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước, bảo vệ các sản phẩm này và nâng cao tính cạnh tranh của chúng đối với hàng hóa ngoại nhập.
- Hiệp định TBT mà các nước thành viên WTO đã ký kết cho phép một quốc gia có thể xây dựng hàng rào kỹ thuật hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu, trong đó ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn từ các nước khác để tự bảo vệ. Vấn đề còn lại chính là phương thức tạo ra các hàng rào kỹ thuật này sao cho hợp với quy định chung của Hiệp định TBT.
- Thực tế, một số nước phát triển như Nhật Bản thường áp dụng các tiêu chuẩn cao với những bộ tiêu chuẩn riêng không theo hệ thống ISO khiến cho hàng hóa các nước muốn vào thị trường này sẽ bị kiểm tra rất gắt gao, nhất là các hàng hóa liên quan đến con người gồm: thực phẩm, may mặc, thiết bị điện; Tại Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn về môi trường rất khắt khe, cũng như các yêu cầu về an toàn trong sử dụng các sản phẩm cũng được đưa ra rất cao. Với EU, các thông báo của họ đưa ra đều nhằm vào các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng như các chỉ tiêu về tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, thực tế ở nước ta trong thời gian qua, các bộ tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về
công nghệ, yêu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của con người và động thực vật.
- Theo xu thế chung hiện nay của các quốc gia trên thế giới, và nhất là các nước thành viên của WTO, việc xây dựng tiêu chuẩn cho từng sản phẩm, không chỉ là hàng rào bảo vệ cho chính sản phẩm tại thị trường trong nước mà còn giống như một chiếc “áo giáp” bảo vệ cho sản phẩm khi tham gia vào thị trường thế giới. Khi sản phẩm đã đảm bảo bằng tiêu chuẩn tốt, ưu việt được thế giới công nhận thì mặc nhiên sản phẩm đó đã được bảo vệ mọi lúc, mọi nơi. Còn nếu sản phẩm không có tiêu chuẩn hoặc tiêu chuẩn thấp hơn so với mặt bằng chung của thị trường thế giới, lập tức sản phẩm đó sẽ mất đi tính cạnh tranh của mình trên thương trường.
Từ nay đến năm 2015, theo cam kết trong 6 hiệp định thương mại tự do