- Xuất khẩu sang Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng/2010 đạt 373 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2009.
2.2.1.1. Thực trạng thực th
- Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã rà soát các tiêu chuẩn cho phù hợp với những quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại, việc rà soát đã được tiến hành trong nhiều năm do nhiều cấp ban ngành, địa phương thực hiện. Không chỉ trong lĩnh vực thực phẩm mà trong nhiều lĩnh vực khác Việt Nam đã và đang xây dựng các hàng rào kỹ thuật để đảm bảo an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng, chống gian lận thương mại (hàng giả, hàng nhái), an ninh quốc gia cũng như bảo vệ môi trường sinh thái…
- Muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm khi nhập vào Việt Nam để ngăn ngừa dịch bệnh thì nhà nước cũng có quyền ban hành
toàn, miễn rằng các quy định này phải được thông báo trước với các nước thành viên, không gây những cản trở không cần thiết trong thương mại và sản phẩm trong nước cũng được áp dụng các quy định này.
- Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người là một trong những nhiệm vụ của quản lý của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người .
- Vấn đề bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người còn được đề cập ở các mức độ khác nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Dân sự (2005), Bộ luật Hình sự (2000), Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (2005), Pháp lệnh Quảng cáo (2001), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm v.v…
- Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng diễn ra phổ biến với các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và thủ đoạn hơn. Vấn đề đầu tiên phải nói đến là chất lượng hàng hóa. Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang có xu hướng gia tăng ở mức báo động cao như: sữa có chứa melamine; rượu có chứa độc tố, mỹ phẩm chứa hóa chất không được phép sử dụng, thực phẩm chứa chất bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, chứa dư lượng chất kháng sinh quá mức cho phép, thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng… Về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang là một vấn đề tạo nhiều lo lắng cho người dân hiện nay như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Nhiều thông tin
liên tục về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu người tiêu dùng. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị l một thành viên bình đẳng của WTO.
- Theo hệ thống cảnh báo và thông báo của Châu Âu những năm gần đây cho thấy trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Châu Âu có nhiều lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh báo). Trong 6 tháng đầu năm 2009, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ, Canada, Nhật Bản, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà.